Suy Tim Tâm Trương Là Gì, Tiên Lượng Bệnh Là Nặng Hay Nhẹ?

Suy tim tâm trương là bệnh lý nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời rất dễ dẫn đến suy tim toàn bộ.

Suy tim tâm trương là gì?

Suy tim tâm trương là tình trạng tim suy giảm khả năng giãn nở nên không đủ khả năng đổ đầy máu trong giai đoạn tim giãn ra (tâm trương), điều này làm giảm lưu lượng máu tới cung cấp cho các cơ quan trong cơ thể.

Trong suy tim tâm trương, khả năng làm đầy máu ở buồng tâm thất trái để chuẩn bị cho kỳ tâm thu kế tiếp của tim bị suy yếu, người bệnh đã gặp phải triệu chứng của suy tim nhưng chỉ số phân suất tống máu lại bình thường, (EF ≥ 50%).

Dày thất trái trong suy tim tâm trương

Dày thất trái trong suy tim tâm trương

Nguyên nhân gây suy tim tâm trương

Nguyên nhân gây suy tim tâm trương là do cơ tim trở nên cứng và dày làm cho tâm thất trái khó giãn rộng để chứa đủ máu. Theo thời gian, máu ở tâm nhĩ trái không thể đẩy hết xuống tâm thất trái dẫn đến tình trạng ứ máu lại ở phổi và gây ra các triệu chứng giống như các bệnh lý đường hô hấp. Suy tim tâm trương thường liên quan đến các bệnh lý như:

- Tăng huyết áp mạn tính gây ảnh hưởng tới cấu trúc và chức năng tim.

- Bệnh mạch vành, bệnh tim thiếu máu cục bộ..

- Bệnh hẹp van mạch chủ khiến cho tâm thất trái không đưa hết máu ra ngoài tim.

- Bệnh cơ tim phì đại làm thành tim dày lên, giảm diện tích tâm thất, khả năng bơm máu của cơ tim giảm.

- Bệnh rối loạn nhịp tim cũng làm cho suy tim trở nên nặng hơn bình thường.

- Bệnh tắc nghẽn van tim.

Nếu có các yếu tố sau đây, bạn sẽ có nguy cơ mắc suy tim tâm trương cao hơn người khác:

- Mắc bệnh nhiễm trùng, thiếu máu hoặc hở van tim cấp

- Sử dụng thuốc lá, rượu bia nhiều

- Phụ nữ có thai

- Sử dụng thuốc hoặc giảm thuốc điều trị suy tim không đúng liều lượng.

Triệu chứng suy tim tâm trương

Ở giai đoạn đầu, suy tim tâm trương thường không có biểu hiện rõ rệt. Phần lớn suy tim được phát hiện ra khi đã bắt đầu tiến triển với các triệu chứng có thể từ nhẹ đến nặng bao gồm:

- Tỉnh giấc vào ban đêm do cơn khó thở xảy ra

+ Người bệnh thường khó thở khi nằm tư thế đầu thấp, khi tập thể dục hoặc vận động gắng sức

+ Thở khò khè, ho khan kéo dài đôi khi có đờm màu trắng hoặc hồng

+ Khó thở thường kèm theo triệu chứng ho là ho từng cơn, từng tràng có thể có lẫn bọt màu hồng.

- Khó tập trung, trí nhớ kém

- Mệt mỏi

- Sưng phù ở mắt cá chân, chân và bụng

- Chán ăn và buồn nôn

- Nhịp tim nhanh hoặc rối loạn nhịp tim, tim đập bất thường

- Tăng cân đột ngột do giảm lượng máu được đào thải qua thận và làm tích nước ở các cơ quan trong cơ thể như ở các chi, gan, phổi...

Tpcn Ích Tâm Khang giúp làm giảm các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, đau ngực, ho, phù và làm giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm hãy gọi cho chúng tôi theo số 0983.103.844.

hotline

Suy tim tâm trương có nguy hiểm không?

Suy tim tâm trương nguy hiểm bởi đây là điểm dừng chân cuối cùng của hầu hết các bệnh tim mạch. Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm nhiều hay ít, thời gian sống ngắn hay dài lại phụ thuộc vào tiên lượng của từng người bệnh và các yếu tố nguy cơ.

Phụ thuộc tiên lượng bệnh suy tim xấu hay tốt

Tiên lượng bệnh sẽ khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây suy tim tâm trương, mức độ nghiêm trọng và các triệu chứng của bệnh, mức độ ảnh hưởng của suy tim tâm trương lên hoạt động của các hệ thống cơ quan khác như hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, thần kinh... Đồng thời còn phụ thuộc vào sự đáp ứng của người bệnh với thuốc điều trị.

Khi suy tim sung huyết xảy ra sẽ ảnh hưởng tới các cơ quan trong cơ thể

Khi suy tim sung huyết xảy ra sẽ ảnh hưởng tới các cơ quan trong cơ thể

Với cùng mức độ suy tim tâm trương nhưng nguyên nhân gây bệnh khác nhau thì tiên lượng sống và những biến chứng của người bệnh cũng có thể khác nhau. Nếu suy tim do tăng huyết áp thì người bệnh cần kiểm soát tốt huyết áp để phòng ngừa nguy cơ tai biến, thiếu máu cơ tim, hở van tim... Trong trường hợp suy tim do bệnh van tim thì những cơn rung nhĩ, phù phổi cấp lại là những mối đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Còn nếu suy tim do bệnh mạch vành thì người bệnh cần kiểm soát tốt lượng cholesterol trong máu bởi biến chứng nhồi máu cơ tim, nhồi máu não có thể gây đột tử bất cứ lúc nào.

Yếu tố làm tăng mức độ nguy hiểm

Bệnh suy tim thường không xuất hiện đơn độc mà hay đi kèm với các bệnh lý tim mạch khác hoặc các yếu tố nguy cơ có thể khiến bệnh tiến triển nặng hơn.

- Lão hóa: khi tuổi càng cao, cơ tim càng có xu hướng cứng lại, giảm khả năng giãn nở và tim không thể chứa đầy máu.

- Hẹp van động mạch chủ: lỗ hẹp của van động mạch chủ khiến tim phải làm việc nhiều hơn để tăng co bóp tống máu ra tuần hoàn và có thể khiến cho tâm thất trái bị dày lên.

- Bệnh cơ tim phì đại: bất thường cơ tim do di truyền này làm cho các vách thất trái dày lên.

- Bệnh màng ngoài tim: sự bất thường ở màng bao xung quanh tim có thể gây ra tích tụ dịch hoặc làm dày màng ngoài tim.

Khi điều trị hiệu quả sẽ phòng tránh được rủi ro

Mặc dù suy tim là 1 trong 5 bệnh lý gây tử vong hàng đầu trên thế giới nhưng nếu tìm được giải pháp điều trị phù hợp cùng với một lối sống khoa học, lành mạnh thì người bệnh hoàn toàn có thể sống lâu, sống khỏe với căn bệnh này.

Các thuốc điều trị suy tim tâm trương

Người bệnh suy tim thường được chỉ định sử dụng kết hợp nhiều nhóm thuốc để làm giảm các triệu chứng suy tim và trì hoãn bệnh tiến triển. Các loại thuốc điều trị suy tim thường dùng bao gồm:

- Thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) và thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARBs) giúp làm giãn mạch máu để cải thiện lưu lượng máu.

- Thuốc chẹn beta có thể làm giảm huyết áp và làm chậm nhịp tim nhanh.

- Thuốc chẹn kênh canxi và thuốc nhóm nitrat được sử dụng trong thời gian dài để làm giãn các mạch máu, đặc biệt là những mạch máu nuôi cơ tim giúp hạ huyết áp, giảm cơn đau thắt ngực và phòng ngừa biến chứng nhồi máu cơ tim.

- Thuốc lợi tiểu giúp tăng đào thải lượng chất lỏng tích tụ ra ngoài cơ thể, giảm tình trạng phù nề, khó thở.

Song song với thuốc điều trị, việc sử dụng kết hợp cùng sản phẩm hỗ trợ tốt cho tim mạch như TPCN Ích Tâm Khang cũng là một giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả điều trị bệnh suy tim tâm trương. Ích Tâm Khang là sản phẩm đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam đã được kiểm chứng lâm sàng bài bản tại Bệnh viện TWQĐ 108 và được Tạp chí Dinh dưỡng Trị Liệu của Canada đăng tải năm 2014. Theo nghiên cứu này, Ích Tâm Khang cho hiệu quả làm giảm các triệu chứng của suy tim (khó thở, mệt mỏi, ho, phù, đau thắt ngực, đánh trống ngực, hồi hộp) và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển, giảm cholesterol máu.

Ông Thịnh (Thái Nguyên) là một ví dụ điển hình về người mắc bệnh suy tim nặng đã lấy lại sức khỏe nhờ may mắn tìm được giải pháp điều trị phù hợp. Bạn có thể lắng nghe chia sẻ của ông trong video sau:

Ông Thịnh chia sẻ kinh nghiệm điều trị suy tim độ 3, độ 4.

Xem thêm: Nghiên cứu đánh giá hiệu quả và độ an toàn của Ích Tâm Khang

Can thiệp và phẫu thuật

Nếu cơ thể người bệnh suy tim không còn đáp ứng với thuốc điều trị thì chỉ định can thiệp hoặc phẫu thuật sẽ được các bác sĩ đưa ra để bạn cân nhắc quyết định. Đó có thể là nong mạch, đặt stent để mở rộng lòng động mạch đang bị tắc hẹp hoặc phẫu thuật để sửa chữa, thay van tim

Xem thêm: Các phương pháp can thiệp, phẫu thuật trong điều trị suy tim

Ngăn ngừa suy tim tiến triển bằng lối sống lành mạnh

Những thói quen không khoa học, không lành mạnh trong lối sống hàng ngày cũng góp phần khiến tình trạng suy tim tâm trương trở nên trầm trọng hơn, làm giảm chất lượng sống và rút ngắn tuổi thọ của người bệnh. Vì vậy thay đổi lối sống là điều mà bạn cần đặc biệt quan tâm.

- Thường xuyên tập các bài tập thể dục cho người suy tim với độ gắng sức vừa phải giúp cải thiện tuần hoàn và giảm căng thẳng cho cơ tim.

- Duy trì chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim: hạn chế đường, chất béo bão hòa, cholesterol và muối; ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các sản phẩm từ sữa ít chất béo.

- Kiểm tra sức khỏe định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc tới thăm khám khi thấy các triệu chứng suy tim trở nên nặng hơn hoặc xuất hiện các tác dụng phụ của thuốc.

- Duy trì cân nặng khỏe mạnh, kiểm soát tốt huyết áp, mỡ máu, đường huyết giúp giảm thiểu nguy cơ khiến bệnh tiến triển và giảm bớt căng thẳng cho tim.

- Hạn chế uống rượu, bia, cafe… Trong một số trường hợp suy tim nặng, bạn có thể cần phải ngừng uống hoàn toàn.

- Ngừng hút thuốc: hút thuốc làm hư mạch máu, gây tăng huyết áp, giảm lượng oxy trong máu và làm cho tim đập nhanh hơn.

Trái cây tươi tốt cho sức khỏe người bệnh suy tim, tim mạch

Trái cây tươi tốt cho sức khỏe người bệnh suy tim, tim mạch

Vẫn biết suy tim tâm trương là bệnh hiểm nghèo và rất khó chữa khỏi nhưng hãy xua tan những lo lắng đó bằng sự hiểu biết rõ ràng về căn bệnh này và từ đó biết cách chăm sóc người bệnh sao cho phù hợp để có một cuộc sống khỏe mạnh hơn.

Tài liệu tham khảo: baptisthealth webmd

Từ khóa » điều Trị Suy Tim Tâm Trương