Tạ Ôn Đình Chém Khương Linh Tá - Mỹ Thuật Cơ Bản – 01

Trích đoạn tuồng Sơn Hậu: Tạ Ôn Đình chém Khương Linh Tá (và vài trích đoạn từ những vở khác), trình diễn tại HCMUFA.

* Tóm tắt [theo Từ điển Nghệ thuật Hát Bội Việt Nam – Nguyễn Lộc chủ biên]:

Sơn (San) Hậu là vở tuồng gồm 3 hồi, hiện chưa rõ tác giả, ra đời vào khoảng thế kỷ 18. Trong vở tuồng, câu chuyện diễn ra dưới thời vua Tề, nhưng hoàn toàn là hư cấu. Vở tuồng được viết không phải dựa theo một tác phẩm nào của Trung Quốc.

Vua Tề già yếu mới lập thêm thứ phi hy vọng có hoàng tử nối dõi, Chính cung Tạ Ngọc Dung ghen tức lập kế ám hại Thứ phi và mưu cùng người em ruột là Thái sư Tạ Thiên Lăng soán đoạt ngai vàng. Họ Tạ vốn nhà danh vọng, em ruột khác của Chính cung làm Tam phi – bà Tạ Nguyệt Hạo (nhưng lại là người trung nghĩa), nhiều người em làm võ tướng trong triều.

Tạ Ôn Đình là em ruột Thái sư Tạ Thiên Lăng, và là dũng tướng bậc nhất của phe phản Tề. Tạ Ôn Đình nổi tiếng vừa oai, nghiêm, và dữ. Trong cuộc binh biến, Ôn Đình đã chém chết Triệu Khắc Thường, Khương Linh Tá, đánh bại Đổng Kim Lân (những trung thần của vua Tề), sau bị hồn của Linh Tá hiện lên chém đầu để trả thù. Dưới Ôn Đình còn ba em ruột là Lôi Vân, Lôi Phong (vai tướng), Lôi Nhược (vai hề) làm trợ thủ.

Khương Linh Tá là tướng phe phục Tề, giữ chức Long xa hầu, bạn thân của Đổng Kim Lân (chức Ngự mã hầu), rất chí tình với bạn. Vì cản đường Tạ Ôn Đình không cho truy nã Thứ phi Phượng Cơ và Hoàng tử, Khương Linh Tá bị chém chết. Hồn của Linh Tá biến thành ngọn đuốc soi đường cho Kim Lân vượt đèo về Sơn Hậu thành mưu việc phục quốc.

Sơn Hậu là vở tuồng nổi tiếng bậc nhất của Hát Bội Việt Nam. Câu chuyện và nhân vật trở nên quen thuộc với khán giả mộ điệu. Cuộc đấu tranh giữa trung nghĩa với gian tà ở đây có tính chất tiêu biểu, và đặc biệt chất hào hùng được khắc họa trong hầu hết nhân vật chính, không chỉ ở phe trung…

* Mặt nạ Khương Linh Tá [nguồn: Bảo tàng Đà Nẵng]:

* Mặt nạ Hát Bội Việt Nam [nguồn: Từ điển Nghệ thuật Hát Bội Việt Nam ]:

[Lưu ý: Tạ Ngọc Lân và Tạ Kim Hùng là nhân vật trong vở tuồng khác (Tam Nữ Đồ Vương), không liên quan tới nhân vật Tạ Ôn Đình]

* Trang phục và vẽ mặt của sân khấu Hát Bội thời xưa [nguồn: ở đây -> …]:

* So sánh với vài mặt nạ của Kinh kịch (Hý kịch) Trung Hoa, bản vẽ của họa sĩ Đài Loan Pi Ta-chun 邳大椿 [nguồn: ở đây -> …]

* So sánh với trang phục và vẽ mặt của sân khấu Kinh kịch Trung Hoa [nguồn: ở đây -> …]:

<Trương Cáp – tướng nhà Ngụy thời Tam Quốc>
<Tào Nhân, khai quốc công thần nhà Ngụy, em cùng họ của Tào Tháo>

v.v…

* Phục trang Kinh kịch thể hiện qua nghệ thuật cắt trổ giấy Trung Hoa [sưu tập của tôi]:

v.v…

* Một ví dụ về ứng dụng hoạ tiết từ kiểu vẽ mặt Kinh kịch vào thiết kế mỹ thuật [nguồn: Xu Zho – Jiyoung Kim, Chungbuk National University]:

* Tham khảo thêm (còn cập nhật):

Bản in 1930 – Tuồng Sơn Hậu – Dịch giả Duy Thiện Lê Ngọc Báu [nguồn: gallica.bnf.fr / BnF]. Click vào đây -> Quyển 1, Quyển 2, Quyển 3.

Phạm Đức Duật – Tìm hiểu xuất xứ vở Tuồng Sơn Hậu qua văn bản Hán Nôm

Đồ họa 2D của họa sĩ NSND Hoàng Song Hào – https://www.nhahattuongdanang.com

Ảnh của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phạm Trí Đức (Đức Huy) http://truongcakichvien.com/trien-lam/mat-na-tuong/

v.v…

* Tin tức xem thêm (còn cập nhật):

Chi Mai – Nếu đi đến tận cùng, với niềm say mê lớn…

v.v…

Share this:

  • Twitter
  • Facebook
Like Loading...

Related

Từ khóa » đổng Kim Lân