Tác động Của Hiệu ứng Bullwhip Dưới Góc Nhìn Tài Chính - VILAS

Nhu cầu của khách hàng ảnh hưởng trực tiếp đến hàng tồn kho, vì vậy nhiệm vụ tất yếu của doanh nghiệp là dự báo nhu cầu chính xác. Tuy nhiên, để nhu cầu của người tiêu dùng đến được với nhà cung cấp nguyên liệu, chặng đường đó diễn ra rất nhiều biến thể được khuếch đại thành các vấn đề về thời gian, chi phí và hàng tồn kho trong Chuỗi cung ứng. Đó chính là hiệu ứng Bullwhip – “Cái roi da” khi nhu cầu biến động nhẹ dẫn đến sự thay đổi đáng kể trong đầu vào tiếp theo Chuỗi cung ứng. 

Ví dụ về hiệu ứng Bullwhip

Hiệu ứng Bullwhip xảy ra khi nhà bán lẻ phản ứng mạnh với nhu cầu, tạo ra hiệu ứng domino dọc theo từng quy trình trong Chuỗi cung ứng. Giả sử một nhà bán lẻ thường giữ trong kho 100 pack soda (6 lon / pack). Nếu cửa hàng chỉ bán 20 packs / ngày, họ sẽ đặt hàng với số lượng tương tự từ nhà phân phối. Nhưng đến 1 ngày, nhà bán lẻ bán được 70 packs  và họ dự đoán khách hàng sẽ bắt đầu mua số lượng nhiều hơn trong tương lai. Do đó họ đặt thêm 100 packs để đáp ứng nhu cầu này.

 

Nhà phân phối có thể phản hồi bằng cách đặt hàng gấp đôi (khoảng 200 packs) từ nhà sản xuất để đảm bảo không hết hàng đột xuất. Nhà sản xuất nhận thông tin sẽ mua nguyên liệu để sản xuất 250 packs (50 packs để dự phòng). Cuối cùng, nhu cầu gia tăng đã được khuếch đại lên từ 70 packs khách hàng mua lên đến 250 tại nhà sản xuất.

Ví dụ này tuy đơn giản nhưng cho thấy sự gia tăng sai lệch theo cấp số nhân theo phản ứng dọc theo Chuỗi cung ứng. 

Nguyên nhân của hiệu ứng Bullwhip?

Hiệu ứng Bullwhip không chỉ xảy ra trong môi trường biến động, mà cũng có thể xảy ra ngay cả ở những thị trường tương đối ổn định với nhu cầu về cơ bản là không đổi. Một vài nguyên nhân phổ biến nhất có thể gây ra hiệu ứng Bullwhip:

  • Các vấn đề kéo dài leadtime như trì hoãn trong sản xuất
  • Các bên liên quan trong Chuỗi cung ứng tại bất kỳ điểm nào dọc theo Chuỗi đưa ra các quyết định ít tối ưu. Ví dụ: dịch vụ khách hàng hoặc vận chuyển.
  • Giao tiếp và liên kết giữa tổ chức hoặc các bên liên quan trong Chuỗi cung ứng không hiệu quả. Ví dụ: các nhà quản lý có thể xác định một nhu cầu sản phẩm khá khác nhau trong các liên kết khác nhau của Chuỗi cung ứng và do đó đặt hàng số lượng khác nhau.
  • Phản ứng quá mức hoặc dưới mức cần thiết. Ví dụ: Nhân viên nhận số lượng đặt hàng và làm tròn lên hoặc xuống để phù hợp với thời gian vận hành thiết bị hoặc số lượng xe tải. Càng nhiều người thực hiện làm tròn số, sự biến dạng của số lượng ban đầu diễn ra càng nhiều.
  • Giảm giá, thay đổi chi phí và các biến thể giá khác làm gián đoạn mô hình mua hàng thường xuyên. Ví dụ: Người mua muốn tận dụng lợi thế giảm giá được cung cấp trong một khoảng thời gian ngắn, dẫn đến sản xuất bất thường và thông tin nhu cầu bị bóp méo.
  • Phụ thuộc quá nhiều vào dữ liệu lịch sử để dự đoán nhu cầu trong tương lai mà không tính đến bất kỳ biến động nào có thể xảy ra.
  • Chính sách hoàn trả miễn phí Ví dụ: Đôi khi, khách hàng có thể cố tình phóng đại nhu cầu do tình trạng đặt hàng và sau đó hủy đơn; dẫn đến hàng hóa dư thừa.

Tác động của Bullwhip đối với chi phí

Để duy trì hàng tồn kho có thể quản lý và tối ưu hàng tồn kho, các doanh nghiệp thường tốn rất nhiều thời gian và chi phí: Thặng dư hàng tồn kho sẽ ảnh hưởng trực tiếp chi phí nếu nhu cầu của người tiêu dùng không tăng. Ngược lại, thiếu hàng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và lợi nhuận của tổ chức.

Các nhà bán lẻ, nhà phân phối, nhà sản xuất và nhà khai thác Logistics có xu hướng đầu tư quá mức vào hàng tồn kho. Việc đầu tư vào tài sản, nhà máy và thiết bị làm tăng chi phí vốn của công ty. Bên cạnh việc đầu tư vào bất động sản, các chi phí bổ sung như bảo trì, bảo hiểm, lao động và thuế phải được xem xét. Hơn nữa, lượng tài sản hữu hình tăng lên sẽ dẫn đến khấu hao cao hơn.

Tìm hiểu và cải thiện hiệu ứng Bullwhip với “Beer game”

Được phát triển tại Trường Quản lý MIT Sloan vào những năm 1960, Beer game là một trò chơi mô phỏng trong đó người chơi trải nghiệm trực tiếp sự phức tạp trong quản lý Chuỗi cung ứng. Người chơi nhập vai những nhà bán lẻ, bán buôn, phân phối và sản xuất bia và giữ cho chi phí vận hành càng thấp càng tốt. Đội chơi sẽ bị trừ 1 điểm nếu quá mức tồn kho cho phép hoặc bất kỳ đơn hàng backlog nào (backlog cũ + đơn hàng – hàng tồn kho hiện tại).

Người chơi chỉ có thể giao tiếp thông qua các đơn đặt hàng đến tối tác. Trò chơi này minh họa sự phức tạp trong toàn bộ hệ thống, những khó khăn trong việc đưa ra lựa chọn chính xác với thông tin hạn chế và nó nhanh chóng mang lại điển hình của hiệu ứng Bullwhip như trong thực tế.

Làm thế nào để giảm thiểu tình trạng này?

Thúc đẩy giao tiếp và hợp tác Chuỗi cung ứng

Liên kết các vấn đề Chuỗi cung ứng trong nội bộ công ty và giữa các khách hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối, sản xuất và đối tác. Đặc biệt, cổng dự án, giao dịch trao đổi dữ liệu điện tử (EDI) và các khả năng khác của phần mềm quản lý Chuỗi cung ứng có thể giúp doanh nghiệp giải quyết phần nào vấn đề truyền đạt thông tin.

Sử dụng các công cụ dự báo với khả năng hiển thị tốt hơn

Bao gồm phần mềm cảm biến nhu cầu, phần mềm dự báo, phần mềm tối ưu hóa hàng tồn kho và các công cụ sử dụng phân tích (đặc biệt là phân tích dự đoán), trí tuệ nhân tạo (AI) và kết nối Internet of Things (IoT).

Khám phá cách tiếp cận theo nhu cầu và phản ứng nhanh chóng

Bằng cách sử dụng nhiều phương pháp được đề cập ở trên, đặc biệt là hợp tác, truyền thông và các công nghệ mới để cho phép khả năng hiển thị Chuỗi cung ứng. Mỗi tổ chức cần phải quyết định phương pháp push/pull phù hợp với chiến lược, trong đó “pull” phù hợp với mặt hàng có nhu cầu ổn định và “push” dành cho những mặt hàng có nhu cầu thất thường hơn.

Loại bỏ sự chậm trễ

Bằng cách cắt giảm một nửa thời gian giao hàng trong cả Chuỗi cung ứng thực và mô phỏng, biến động có thể được giảm đến 80%.

Giảm quy mô đơn hàng & cải thiện dịch vụ khách hàng

Giảm kích cỡ đơn đặt hàng và liên tục đưa ra giá sản phẩm tốt hơn để ngăn chặn sự biến động do giảm giá khuyến mại. Bên cạnh đó, cải thiện dịch vụ khách hàng và tối thiểu hóa tình trạng hủy đơn hàng để đảm bảo tình trạng hàng tồn kho.

Theo supplychain-academy.net, searcherp.techtarget.com

Xem thêm các Chương trình đào tạo về Chuỗi cung ứng

Từ khóa » Hiệu ứng Bullwhip