Tác động Của Quản Trị Chu Kỳ Luân Chuyển Tiền Mặt (Cash Conversion

Một trong những chỉ tiêu đo lường hiệu quả củ a quản tri ̣ vốn luân chuyển là chu kỳ luân chuyển tiền mặt (Cash Conversion Cycle - CCC) được đưa ra bởi Richards & Laughlin (1980). Chỉ tiêu này đề cập đến khoảng thời gian từ lúc mua nguyên vật liệu, chuyển đổi thành thành phẩm, bán sản phẩm và thu tiền khoản phải thu. Các doanh nghiệp có chu kỳ luân chuyển tiền ngắn hơn sẽ ít phải đầu tư vào vốn luân chuyển hơn và do vậy, chi phí tài trợ của những doanh nghiệp này thường thấp hơn.

Bằng cách sử dụng chu kỳ luân chuyển tiền, các nhà quản lý có thể theo dõi làm thế nào để quản lý vốn luân chuyển hiệu quả trong chu kỳ kinh doanh của họ. Nhìn chung, các công ty có chu kỳ luân chuyển tiền mặt ngắn hơn sẽ có lợi hơn và tạo ra nhiều giá trị hơn trong thời gian dài (Mansoori và Muhammad - 2012).

25

Phương thức nghiên cứu truyền thống đối với mối tương quan giữa chu kỳ luân chuyển tiền và khả năng sinh lợi cho thấy rằng chu kỳ luân chuyển tiền khá dài sẽ có xu hướng làm giảm khả năng sinh lợi (Samiloglu và Demirgunes - 2008). Điều đó có nghĩa là giảm đầu tư vào vốn luân chuyển sẽ ảnh hưởng tích cực lên khả năng sinh lợi của công ty thông qua việc giảm tỷ tro ̣ng tài sản ngắn hạn trong tổng tài sản. Hầu hết các nghiên cứu trong lĩnh vực này cho thấy rằng các công ty có thể gia tăng khả năng sinh lợi bằng cách rút ngắn chu kỳ luân chuyển tiền bởi vì họ đã tìm thấy mối quan hệ nghịch biến mạnh mẽ giữa hai biến số này.

2.4.2. Tác động của quản trị kỳ thu tiền bình quân (Receivables Collection Period - RCP) đến khả năng sinh lời

Ảnh hưởng đến chu kỳ luân chuyển tiền mặt trước hết là kỳ thu tiền bình quân (RCP), là khoản thời gian từ khi công ty bán hàng trả chậm cho đến khi thu tiền khách hàng về.

Kỳ thu tiền bình quân (Receivables Collection Period - RCP) hay còn gọi là số ngày bán hàng được tính theo công thức:

Kỳ thu tiền bình quân (RCP) = (Khoản phải thu/Doanh thu thuần)*365 ngày

Trong nền kinh tế thị trường, việc mua bán chịu là một việc không thể thiếu bên cạnh việc cạnh tranh với các doanh nghiệp về chất lượng sản phẩm, về quảng cáo, về giá cả, về dịch vụ giao hàng ... Tín dụng thương mại cũng có thể giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường và trở nên giàu có nhưng cũng có thể đem đến những rủi ro cho hoạt động kinh doanh. Cụ thể như sau:

✓ Do được trả tiền chậm nên sẽ có nhiều người mua hàng hóa của doanh nghiệp hơn, từ đó làm doanh thu tăng. Khi cấp tín dụng cho khách hàng thì đương nhiên doanh nghiệp sẽ bị chậm trễ trong việc trả tiền và vì tiền có giá trị theo thời gian nên doanh nghiệp sẽ định giá cao hơn.

✓ Khi cấp tín dụng cho khách hàng từ đó sẽ làm tăng thêm chi phí cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Tăng chi phí đòi nợ, chi phí trả cho nguồn tài trợ để bù đắp sự thiếu hụt về ngân quỹ. Kỳ thu tiền khách hàng càng dài thì chi phí ròng càng lớn.

26

✓ Nếu kỳ thu tiền bình quân của doanh nghiệp tăng lên mà doanh số bán hàng và lợi nhuận không tăng thì cũng có nghĩa là vốn của doanh nghiệp bị ứ đọng ở khâu thanh toán. Khi đó nhà quản lý phải có biện pháp can thiệp kịp thời.

Với những tác động trên buộc nhà quản lý phải so sánh giữa thu nhập và chi phí tăng thêm, từ đó để quyết định quản trị kỳ thu tiền bình quân như thế nào cho hiệu quả? Và mục tiêu cuối cùng của công ty đó là rút ngắn kỳ thu tiền khách hàng đến mức thấp nhất nhưng không làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vì kỳ thu tiền khách hàng càng ngắn thì lợi nhuận và doanh thu của doanh nghiệp càng tăng lên.

Từ khóa » Chu Kỳ Luân Chuyển Tiền Mặt