Tác Dụng Chữa Bệnh Của Cây Bông ổi - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
Có thể bạn quan tâm
1.Đặc điểm của cây bông ổi
Nội dung- 1.Đặc điểm của cây bông ổi
- 2. Bài thuốc chữa bệnh từ cây bông ổi
- 2.1 Hoa
- 2.2 Rễ
- 2.3 Lá
Bụi bông ổi cao 1-3m, có nhiều cành vươn ngang. Thân cành hình vuông có lông ráp và gai ngắn quắp về phía dưới. Lá mọc đối hình bầu dục, đầu nhọn, có khía răng, mặt trên sù sì, mặt dưới có lông tơ trắng, cuống lá ngắn, phía trên cuống có rìa. Hoa không cuống, gồm nhiều hoa màu đỏ, vàng, tím, trắng, mọc thành bông gần giống hình cầu. Quả hình cầu, màu đỏ sẫm.
Trong dân gian, bông ổi còn gọi là hoa ngũ sắc, ổi nho, thơm ổi, tứ thời, cây hoa cứt lợn, tứ quý, bông ổi mai, mã anh đơn...
Tên khoa học là Lantana camara Linn., thuộc họ cỏ roi ngựa (Verbenaceae). Hầu như tất cả các bộ phận của cây bông ổi lá, hoa, rễ đều được y học cổ truyền dùng làm thuốcvới tác dụng hạ sốt, tiêu độc, tiêu sưng, cầm máu, giảm đau…
Cây bông ổi (hoa cứt lợn)
2. Bài thuốc chữa bệnh từ cây bông ổi
2.1 Hoa
Thành phần hóa học có chứa 0,07% tinh dầu, các thành phần chủ yếu khác gồm có Humu lene, beta-Caryophyllene, gama Terpinene, alpha-Pinene, Cymene.
Theo y học cổ truyền, hoa bông ổi có vị ngọt, tính lạnh, công dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết cầm máu, được dùngđể chữa các chứng khái huyết do lao phổi, đau đầu do cảm nắng, đau bụng nôn mửa, viêm âm hộ, eczema, tổn thương do trật đả..
6 bài thuốc nam đơn giản, dễ kiếm chữa đau răng
Nghiên cứu mới về chế độ ăn giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường
Đau bụng nôn mửa: Dùng 10-15 hoa bông ổi, sắc kỹ rồi hòa với chút muối uống.
Hoặc dùng bài: Hoa bông ổi khô tán bột, uống 3-5g với nước ấm.
Tổn thương do trật đả: Dùng hoa bông ổi tươi lượng vừa đủ, giã nát đắp vào nơi tổn thương.
Eczema: Hoa bông ổi khô tán bột, uống mỗi ngày từ 3-5g, bên ngoài dùng lá tươi giã nátđắp vào vùng tổn thương.
Phổi kết hạch, ho ra máu:Hoa bông ổi 15-20g sắc uống.
Bệnh Herpes: Dùng hoa bông ổi tươi, rửa sạch, giã vắt lấy nước cốt bôi nhiều lần trong ngày.
Hoa, lá bông ổi chữa Eczema
2.2 Rễ
Thành phần hóa học có chứa phenols, amino acid, flavone glycoside. Kết quả nghiên cứu dược lý thực nghiệm cho thấy dịch chiết rễ bông ổi có tác dụng hạ huyết áp và làm hưng phấn hô hấp ở mèo, làm tăng trương lực của tá tràng ở thỏ và kéo dài thời gian gây ngủ của phenobarbital ở chuột.
Theo y học cổ truyền, rễ bông ổi vị ngọt đắng, tính lạnh, có công dụng hoạt huyết, khứ phong, lợi thấp, thanh nhiệt, thường được dùng để chữa các chứng viêm khớp, cước khí, cảm mạo, quai bị, tổn thương do trật đả...
Đau đầu: Rễ bông ổi tươi 30g sắc uống.
Đau răng: Rễ bông ổi tươi 30g, thạch cao 30g. Hai thứ sắc lấy nước ngậm.
Viêm da cơ địa dễ tái phát khi chuyển mùaĐỌC NGAY
Quai bị: Rễ bông ổi khô 30g sắc uống.
Cảm mạo, sốt cao: Rễ bông ổi tươi 30-50g sắc uống.
Thống phong: Rễ bông ổitươi 15g, vỏ trứng vịt xanh 1 cái, hai thứ sắc với rượu nhạt, để chừng 1 giờ rồi uống.
2.3 Lá
Kinh nghiệm dân gian thường dùng lá bông ổi giã nát đắp lên những vết thương, vết loét, nơi rắn cắn, cho vào nồi nước xông chữa cảm mạo và cầm máu.
Chữa viêm da mẩn ngứa: dùng cành lá tươi nấu nước ngâm rửa.
Chữa đái tháo đường: Có thể dùng cây bông ổi khô (cả hoa, cành, lá) 40g sắc uống thay trà hàng ngày.
Mời bạn xem thêm video:
Dịch Covid-19 tiếp tục bùng phát, Thượng Hải phải hoãn kỳ thi đại học
Từ khóa » Cây Trâm ổi Chữa Bệnh Gì
-
Cây Bông Ổi (Hoa Ngũ Sắc) - Công Dụng & Cách Dùng Vị Thuốc
-
Bông ổi: Vị Thuốc Đông Y Với Nhiều Tác Dụng Trị Bệnh
-
Cây Bông ổi Và 13 Bài Thuốc Chữa Bệnh được Dân Gian Truyền Miệng
-
Cây Trâm ổi - Phương Trung Green
-
Cây Ngũ Sắc Trâm ổi Chữa Bệnh Gì - Hơn 19 Công Dụng ... - YouTube
-
Cây Bông ổi (cây Ngũ Sắc) Và 8 Bài Thuốc Chữa Ho, Mụn Nhọt, Tiểu ...
-
Bông ổi, Tác Dụng Chữa Bệnh Của Bông ổi
-
Cây Bông ổi: Cây Thuốc Mang Màu Sắc Cầu Vồng
-
Cây Ngũ Sắc (bông ổi) Và Công Dụng Làm Thuốc Của Loài Hoa đẹp
-
Cây Trâm ổi: đặc điểm, Tác Dụng, ý Nghĩa, Cách Trồng Và Chăm Sóc
-
Những Tác Dụng Bất Ngờ Của Cây Ngũ Sắc - Vương Bảo
-
Hình ảnh Cây Trâm ổi , Cây Trâm ổi Chữa Bệnh Gì
-
Hoa Trâm ổi Có độc Không?
-
Cây Ngũ Sắc Chữa Thoát Vị đĩa đệm Hiệu Quả Với 5 CÁCH - ISMQ