Tác Dụng Của Biện Pháp Tu Từ Trong Câu Em đứng Bên đường Như ...

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn 2016 - THCS & THPT Ngọc LâmPHẦN ĐỌC HIỂU (4 điểm)Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏiLá đỏ- Nguyễn Đình Thi Gặp em trên cao lộng gióRừng lạ ào ào lá đỏEm đứng bên đường như quê hươngVai áo bạc quàng súng trường.Đoàn quân vẫn đi vội vãBụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa.Chào em, em gái tiền phươngHẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.Em vẫy tay cười đôi mắt trong.(Trường Sơn, 12/1974)1) Dựa vào những thông tin trong tác phẩm, hãy nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đờicủa bài thơ. (0,5đ)2) Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Dựa vào đâu để đưa ra kết luận về thể thơnhư vậy? (0,5đ)3) Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ Em đứng bên đường như quêhương? (0,5đ)4) Chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Các hình ảnh đó tạo nên bức tranh rừngTrường Sơn như thế nào? (0,5đ)5) Không khí hành quân hào hùng, thần tốc được gợi lên qua hình ảnh nào? (0,5đ)6) Hình ảnh “em gái tiền phương” được khắc họa như thế nào? Hình ảnh đó gợi lêncho anh/chị suy nghĩ gì về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranhbảo vệ tổ quốc? (0,5đ)7) Bài thơ từng được cho là có những dự cảm, dự báo về thắng lợi tất yếu của dântộc. Theo anh/ chị điều đó được thể hiện qua câu thơ hoặc hình ảnh thơ nào? (0,5đ)8) Nêu những biểu hiện của không khí sử thi và lãng mạn được thể hiện trong bàithơ (0,5đ)PHẦN VIẾT VĂN (6điểm)"Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích."Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ýkiến trên.Đáp án đề thi thử THPT Quốc gia môn Văn 2016 - THCS & THPT Ngọc LâmCâu 1 Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi.(3,0 đ)ThangLá đỏđiểm- Nguyễn Đình Thi -Gặp em trên cao lộng gióRừng lạ ào ào lá đỏEm đứng bên đường như quê hươngVai áo bạc quàng súng trường.Đoàn quân vẫn đi vội vãBụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa.Chào em, em gái tiền phươngHẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.Em vẫy tay cười đôi mắt trong.(Trường Sơn, 12/1974)1) Dựa vào những thông tin trong tác phẩm, hãy nêu ngắn gọn hoàn cảnh rađời của bài thơ. (0,5đ)2) Bài thơ được viết theo thể thơ nào? (0,5đ)3) Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ Em đứng bên đường nhưquê hương? (0,5đ)4) Chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Các hình ảnh đó tạo nên bức tranhrừng Trường Sơn như thế nào? (0,5đ)5) Không khí hành quân hào hùng, thần tốc được gợi lên qua hình ảnhnào? (0,5đ)6) Hình ảnh “em gái tiền phương” được khắc họa như thế nào? Hình ảnh đógợi lên cho anh/chị suy nghĩ gì về sự góp mặt của những người phụ nữ trongchiến tranh bảo vệ tổ quốc? (0,5đ)7) Bài thơ từng được cho là có những dự cảm, dự báo về thắng lợi tất yếu củadân tộc. Theo anh/ chị điều đó được thể hiện qua câu thơ hoặc hình ảnh thơnào? (0,5đ)8) Nêu những biểu hiện của không khí sử thi và lãng mạn được thể hiện trongbài thơ (0,5đ). Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: tháng 12/1974. Đó là thời điểm cuộc chiến tranhchống Mĩ ở giai đoạn gấp rút. Tất cả quân và dân đang dồn sức cho tiền tuyến,tiến về Sài Gòn. Bài thơ được tác giả viết giữa rừng Trường Sơn.0,5.Bài thơ viết theo thể thơ tự do .0,5pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: so sánh (em (đứng bên đường)- quêhương)0,5- Hình ảnh “em gái tiền phương”: nhỏ bé giữa rừng Trường Sơn bạt ngàn,lộng gió nhưng lại mang đến cảm giác thân thương, gần gũi vai áo bạc, quàngsúng trường - như quê hương; với dáng đứng vững vàng bên đường khi làmnhiệm vụ (0,25đ)0,5- Hình ảnh ấy là một biểu tượng về cuộc chiến tranh nhân dân –“em gái tiềnphương”, nữ chiến sĩ giao liên hay cô gái thanh niên xung phong. Sự có mặtcủa cô gái trên đỉnh Trường Sơn nơi tuyến đầu Tổ quốc đã nhắc với mai sauvề cuộc chiến đấu toàn dân tham gia, trong đó có sự đóng góp những ngườicon gái trẻ trung xinh đẹp mảnh mai nhưng vô cùng dũng cảm, gandạ. (0,25đ)Bài thơ từng được cho là có những dự cảm, dự báo về thắng lợi tất yếu củadân tộc. điều đó được thể hiện qua câu thơ chào em, em gái tiền phương. Hẹn0,5gặp nhé, giữa Sài gòn.- Không khí sử thi: Khung cảnh cuộc hành quân hào hùng, thần tốc. Trên nềncủa bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, và những đoàn quân hành quân vội vã kéodài không dứt là hình ảnh của em gái tiền phương gan dạ, dũng cảm (0,25đ)0,5- Cảm hứng lãng mạn: vẻ đẹp của thiên nhiên rừng Trường Sơn; vẻ đẹp củangười con gái trẻ trung, tươi tắn; niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến(0,25đ)Câu 2 (7 điểm)Câu 2"Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy(7,0 đ) là người có ích."Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chịvề ý kiến trên.A. Yêu cầu về kĩ năng-Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội.-Kết cấu chặt chẽ, diễn đạt lưu loát; luận điểm rõ ràng, lí lẽ và dẫn chứng hợplí;-Lời văn trong sáng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp.- Khuyến khích những bài viết sáng tạo.B. Yêu cầu về kiến thứcThí sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải bám sát yêu cầucủa đề bài, cần làm rõ những ý cơ bản sauGiới thiệu vấn đề nghị luận.0,5- Giải thích :0,5+ Người nổi tiếng : là người có tiếng tăm được nhiều người biết đến.+ Người có ích : là người có cuộc sống có ích, có ý nghĩa, cũng cầnthiết và có giá trị đối với người khác, gia đình, xã hội.+ Ý kiến là một lời khuyên về một trong những mục đích sống của conngười : hãy sống với một mục đích sống chân chính đừng cố gắng theo đuổitiếng tăm, danh vọng mà hãy quan tâm đến giá trị của cuộc sống, nhất là vớimọi người.- Bình luận: :+ Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng :× Tiếng tăm, danh vọng : thường không phải là mục đích cao đẹp nhấtcủa cuộc sống.× Danh vọng có thể làm tha hóa con người, làm băng hoại đạo đức vàđẩy con người ta vào tội lỗi.× Để cố trở thành người nổi tiếng có những người đã đi vào những conđường bất chính, sử dụng những phương cách xấu xa. Do đó, nổi tiếng nhưthế chỉ là vô nghĩa.+ Trước hết, hãy là người có ích :× Người sống có ích mang lại nhiều ích lợi cho người khác trong cuộcsống.× Sống có ích sẽ làm thăng hoa giá trị con người, thăng hoa giá trịcuộc sống.× Người có ích dù không được nổi tiếng nhưng cuộc sống của họ làcần thiết, có giá trị, có ý nghĩa đối với người khác, gia đình, xã hội. Ngay cảtrong quan niệm của người xưa về “chí nam nhi”, chữ “danh” (Phải có danh gìvới núi sông) luôn gắn với thực chất của hành động (Làm nên đấng anh hùngđâu đấy tỏ).+ Nổi tiếng cũng có mặt tốt, có tác dụng tốt. Tiếng nói của người nổi3,0tiếng thường có tác động nhiều hơn, lớn hơn đối với người khác, xã hội.+ Nhưng đừng cố gắng chạy theo việc trở thành người nổi tiếng bằng mọicách vì điều đó mang lại nhiều tác hại. Hãy để cho tiếng tăm được đến mộtcách tự nhiên bằng hành động có thực chất: hữu xạ tự nhiên hương.Nhận thức và hành động:1,0-Đây là một ý kiến có giá trị đúng đắn. Đồng thời nó cũng là một lời khuyênrất có tính thời sự, nhất là trước hiện tượng một bộ phận giới trẻ ngày nayđang có xu hướng tìm sự nổi tiếng bằng mọi giá.-Làm sao để là người có ích :× Hãy sống có lý tưởng;× Hãy sống có đạo đức, có trách nhiệm;× Hãy sống vì gia đình, vì xã hội, vì cộng đồng;- Ý kiến này là một biểu hiện cụ thể của vấn đề danh và thực trong cuộc sốngcon người. Giải quyết tốt mối quan hệ của vấn đề nổi tiếng và có ích, củadanh và thực, người ta sẽ dễ có cuộc sống bình an, hạnh phúc, chân chính.Khẳng định nội dung vừa phân tích và nói lên suy nghĩ của bản thân.1,50,5Lưu ý: Điểm tối đa chỉ dành cho những bài làm đảm bảo yêu cầu về kiếnthức, diễn đạt trôi chảy, mạch lạc, lôgíc, có cảm xúc và không mắc nhiều lỗichính tả.

Nội dung chính Show
  • Đọc hiểu bài thơ Lá đỏ - Đề số 1
  • Đọc hiểu bài thơ Lá đỏ - Đề số 2
  • Đọc hiểu bài thơ Lá đỏ - Đề số 3

Câu 1: Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

`-` Bài thơ được viết theo thể thơ: Tự do

`+` Vì bài thơ không theo quy tắc về số câu, số chữ, cách gieo vần,...

Câu 2: Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ :Em đứng bên đường như quê hương?Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trên.

`-` Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: So sánh.

`+` Em đứng bên đường như quê hương.

`-` Tác dụng: Giúp sự việc thêm phong phú hơn, tạo cho người đọc cảm giác tươi mới.

Câu 3: Chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Các hình ảnh đó tạo nên bức tranh rừng Trường Sơn như thế nào?

`-` Các hình ảnh miêu tả thiên nhiên: Rừng lạ ào ào lá đỏ, Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa.

`+` Tạo nên một bức tranh tuyệt đẹp, trang nghiêm.

Câu 4: Không khí hành quân hào hùng, thần tốc được gợi lên qua hình ảnh nào? Từ hình ảnh này, anh/chị có thể liên tưởng đến hình ảnh nào trong một bài thơ đã học?

`-` Những hình ảnh: Vai áo bạc quàng súng trường.

$#nguyenxuanbachmt123$

Trường THPT Trịnh Hoài Đức - Trường Trung Học Chất Lượng Cao

Địa chỉ: DT745, Thạnh Lợi, An Thạnh, Thuận An, Bình Dương

Điện thoại: 0650.825477

Website: https://thpttrinhhoaiduc.edu.vn/

Tuyển tập Bộ đề Đọc hiểu bài thơ Lá đỏ hay nhất. Tổng hợp, sưu tầm các đề Đọc hiểu bài thơ Lá đỏ đầy đủ nhất.

Đọc hiểu bài thơ Lá đỏ - Đề số 1

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

Lá đỏ

- Nguyễn Đình Thi -

Gặp em trên cao lộng gió

Rừng lạ ào ào lá đỏ

Em đứng bên đường như quê hương

Vai áo bạc quàng súng trường.

Đoàn quân vẫn đi vội vã

Bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa.

Chào em, em gái tiền phương

Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.

Em vẫy tay cười đôi mắt trong.

(Trường Sơn, 12/1974)

Câu 1:Dựa vào những thông tin trong tác phẩm, hãy nêu ngắn gọn hoàn cảnh ra đời của bài thơ.(0,25đ)

Câu 2:Bài thơ được viết theo thể thơ nào?(0,25đ)

Câu 3:Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơEm đứng bên đường như quê hương?(0,25đ)

Câu 4:Chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Các hình ảnh đó tạo nên bức tranh rừng Trường Sơn như thế nào?(0,5đ)

Câu 5:Không khí hành quân hào hùng, thần tốc được gợi lên qua hình ảnh nào? Từ hình ảnh này, anh/chị có thể liên tưởng đến hình ảnh nào trong một bài thơ đã học?(0,5đ)

Câu 6:Hình ảnh “em gái tiền phương” được khắc họa như thế nào? Hình ảnh đó gợi lên cho anh/chị suy nghĩ gì về sự góp mặt của những người phụ nữ trong chiến tranh bảo vệ tổ quốc?(0,5đ)

Câu 7:Bài thơ từng được cho là có những dự cảm, dự báo về thắng lợi tất yếu của dân tộc. Theo anh/ chị điều đó được thể hiện qua câu thơ hoặc hình ảnh thơ nào?(0,25đ)

Câu 8:Nêu những biểu hiện của không khí sử thi và lãng mạn được thể hiện trong bài thơ(0,5đ).

Đáp án

Câu 1.

Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: tháng 12/1974. Đó là thời điểm cuộc chiến tranh chống Mĩ ở giai đoạn gấp rút. Tất cả quân và dân đang dồn sức cho tiền tuyến, tiến về Sài Gòn. Bài thơ được tác giả viết giữa rừng Trường Sơn.(0,25đ)

Câu 2.

Bài thơ viết theo thể thơ tự do(0,25đ)

Câu 3.

Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: so sánh (em (đứng bên đường)- quê hương)(0,25đ)

Câu 4.

Các hình ảnh miêu tả thiên nhiên: đỉnh trường Sơnlộng gió, rừng lạ ào ào lá đỏ. (0,25đ).

Các hình ảnh vẽ lên khung cảnh rừng Trường Sơn khoáng đạt, đầy ấn tượng với những vẻ đẹp lạ lùng của rừng lá đỏ, những trận mưa lá đổ ào ào trong gió...(0,25đ)

Câu 5.

Không khí hành quân hào hùng thần tốc được thể hiện qua hình ảnhđoàn quân đi vội vã; bụi Trường Sơn nhòa trong trời lửa (0,25đ)

Thí sinh có thể liên hệ với hình ảnh trong bài thơ khác nhau, ví dụ bài Việt Bắc (quân đi điệp điệp trùng trùng. Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan) (0,25đ)

Câu 6.

Hình ảnh “em gái tiền phương”: nhỏ bé giữa rừng Trường Sơn bạt ngàn, lộng gió nhưng lại mang đến cảm giác thân thương, gần gũivai áo bạc, quàng súng trường - như quê hương; với dáng đứng vững vàng bên đường khi làm nhiệm vụ(0,25đ)

Hình ảnh ấy là một biểu tượng về cuộc chiến tranh nhân dân –“em gái tiền phương”,nữ chiến sĩ giao liên hay cô gái thanh niên xung phong. Sự có mặt của cô gái trên đỉnh Trường Sơn nơi tuyến đầu Tổ quốc đã nhắc với mai sau về cuộc chiến đấu toàn dân tham gia, trong đó có sự đóng góp những người con gái trẻ trung xinh đẹp mảnh mai nhưng vô cùng dũng cảm, gan dạ.(0,25đ)

Câu 7.

Bài thơ từng được cho là có những dự cảm, dự báo về thắng lợi tất yếu của dân tộc. điều đó được thể hiện qua câu thơchào em, em gái tiền phương. Hẹn gặp nhé, giữa Sài gòn. (0,25đ)

Câu 8.

Không khí sử thi: Khung cảnh cuộc hành quân hào hùng, thần tốc. Trên nền của bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, và những đoàn quân hành quân vội vã kéo dài không dứt là hình ảnh của em gái tiền phương gan dạ, dũng cảm(0,25đ)

Cảm hứng lãng mạn: vẻ đẹp của thiên nhiên rừng Trường Sơn; vẻ đẹp của người con gái trẻ trung, tươi tắn; niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến (0,25đ)

Đọc hiểu bài thơ Lá đỏ - Đề số 2

Đọc bài thơ sau đây và trả lời các câu hỏi:

Gặp em trên cao lộng gió

Rừng lạ ào ào lá đỏ

Em đứng bên đường như quê hương

Vai áo bạc quàng súng trường.

Đoàn quân vẫn đi vội vã

Bụi Trường Sơn, nhòa trong trời lửa

Chào em, em gái tiền phương

Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.

("Lá đỏ" của Nguyễn Đình Thi)

Câu 1. Nêu nội dung bài thơ.

Câu 2. Bài thơ được viết theo thể thơ

Câu 3. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ: "Em đứng bên đường như quê hương

Câu 4. Hãy chỉ ra các hình ảnh miêu tả thiên nhiên. Các hình ảnh đó tạo nên bức tranh rừng Trường Sơn như thế nào?

Câu 5. Qua hình ảnh "em gái tiền phương" trong bài thơ trên, em hãy viết đoạ n văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời kì kháng chiến chống Mỹ.

Đáp án

Câu 1.Khung cảnh cuộc hành quân hào hùng, thần tốc, vẻ đẹp của thiên nhiên rừng Trường Sơn; vẻ đẹp của người con gái trẻ trung, tươi tắn; niềm tin tất thắng vào cuộc kháng chiến.

Câu 2.Bài thơ viết theo thể thơ tự do

Câu 3.

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: so sánh (em (đứng bên đường)- quê hương)

Câu 4.

- Các hình ảnh miêu tả thiên nhiên: đỉnh trường Sơnlộng gió, rừng lạ ào ào lá đỏ.

- Các hình ảnh vẽ lên khung cảnh rừng Trường Sơn khoáng đạt, đầy ấn tượng với những vẻ đẹp lạ lùng của rừng lá đỏ, những trận mưa lá đổ ào ào trong gió...

Câu 5.

Kháng chiến chống Mỹ ác liệt, không biết bao nhiêu con người đã ngã xuống. Hình ảnh những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thật đẹp và thật oai hùng. Họ không tiếc tuổi xuân, không sợ nguy hiểm mà đã ra trận. Họ ra đi với tinh thần " Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước/ Mà lòng phơi phới dậy tương lai".Sự có mặt của cô gái trên đỉnh Trường Sơn nơi tuyến đầu Tổ quốc đã nhắc với mai sau về cuộc chiến đấu toàn dân tham gia, trong đó có sự đóng góp những người con gái trẻ trung xinh đẹp mảnh mai nhưng vô cùng dũng cảm, gan dạ. Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn đó nhưng những cô gái ấy vẫn trung kiên không sợ gì hết, những lúc nghỉ ngơi họ vẫn không ngới tiếng cười vang.

Đọc hiểu bài thơ Lá đỏ - Đề số 3

Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi:

LÁ ĐỎ

Gặp em trên cao lộng gió

Rừng lạ ào ào lá đỏ

Em đứng bên đường, như quê hương

Vai áo bạc quàng súng trường

Đoàn quân vẫn đi vội vã

Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa

Chào em, em gái tiền phương

Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn.

1974.

(Nguyễn Đình Thi, Tuyển tập thơ Việt Nam giai đoạn chống Mỹ cứu nước.NXB Hội Nhà văn, H., 1999)

Câu 1 Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai?

Câu 2 Hình ảnh so sánh: “Em đứng bên đường như quê hương Vai áo bạc quàng súng trường” gợi lên vẻ đẹp nào của nhân vật “em”?

Câu 3 Sức gợi của hình ảnh “Rừng lạ ào ào lá đỏ” và “Bụi Trường Sơn nhoàtrời ta”?

Câu 4 Anh/ Chị có nhận xét gì về hai câu thơ cuối bài?

Đáp án

Câu 1: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là cô gái (em gái tiền phương).

Câu 2: Hình ảnh so sánh “Em đứng bên đường như quê hương Vai áo bạc quàng súng trường” gợi lên vẻ đẹp gần gũi, thân thương, vừa mộc mạc, tao tần vừa kiên cường, rắn roi,… của người con gái tiền phương.

Câu 3: Hình ảnh “Rừng lạ ào ào lá đỏ” và “Bụi Trường Sơn nhòa trời lửa” gợi tả không gian của cuộc gặp gỡ giữa anh lính Trường Sơn và cô gái tiên phương: không gian núi rừng vừa hiện thực vừa lãng mạn; vừa trữ tình, thơ mộng (giữa mùa thu của đại ngàn Trường Sơn, lá rừng rụng ào ạt, đỏ rực) vừa hào hùng, dữ dội (lửa bụi chiến tranh bay nhoà trời),…

Câu 4: Hai câu thơ cuối bài là lời chào, cũng là lời ước hẹn tràn đầy niềm lạc quan, tin tưởng và hi vọng vào ngày chiến thắng của người lính Trường Sơn.

Từ khóa » Em đứng Bên đường Như Quê Hương Biện Pháp Tu Từ