Tác Dụng Của Lá Trầu Không Trong Chữa Và điều Trị Bệnh

Từ xưa lá trầu không đã được sử dụng như phương thuốc dân gian để điều trị nhiều loại bệnh. Nhưng nhiều người vẫn thắc mắc tác dụng của lá trầu không là gì? Hãy cùng shopduoc.vn tìm hiểu về vấn đề đó.

Cách nhận biết cây trầu không?

Cây trầu không còn được biết đến với những tên gọi khác như trầu cây, trầu lương, thược tương, thổ lâu đằng….

Đặc điểm của cây trầu không: Trầu không thuộc loại cây thân nhẵn, mọc leo. Có cuống bẹ dài từ 1-4cm mọc so le, phiến lá có hình trái xoan với chiều dài từ 10-13cm, chiều rộng từ 4-9cm, đầu là nhọn, phía cuống thì lá hình tim.

Cách nhận biết lá trầu không

Những công dụng tuyệt vời của trầu không

Lá trầu không chứa từ 0,8-1,8 tinh dầu (có khi lên tới 2,4%) cùng các vitamin nhóm B, axit ascorbic và caroten. Ngoài ra cây còn có một số thành phần khác như:

- Protein

- Carbohydrate

- Chất béo

- Chất xơ

- Chất vô cơ

- Photpho

- Canxi

- Piper Betle A và B

- Methyl Pyrol….

Chính vì thành phần của trầu không đa dạng nên cây cũng có nhiều công dụng khác nhau đối với sức khỏe con người. Và từ lâu cây trầu không là loại dược liệu được cả Đông y cũng như Tây y công nhận có tác dụng chữa bệnh hiệu quả.

Tác dụng của lá trầu không theo Tây y:

- Hỗ trợ làm lành các vết thương nhanh hơn

- Chống co thắt cơ trơn và ức chế tình trạng nhu động ruột tăng quá mức

- Kháng viêm.

Công dụng của trầu không theo Đông y:

Theo Đông y trầu không có tính ấm có vị cay nồng và mùi thơm hắc. Phần được sử dụng nhiều nhất là lá trầu không và được quy vào các kinh phế, tỳ vị. Bởi vậy trong Đông y công dụng của trầu không bao gồm:

- Điều trị các chứng đầy hơi, đau bụng, hàn thấp nhức mỏi

- Chữa các vết thương bị nhiễm trùng và có mủ gây đau đớn

- Chữa hen suyễn do thời tiết, tiêu đờm, các chứng cảm mạo nhẹ

- Trị mụn nhọt, hắc lào, mề đay, ghẻ ngứa

- Chữa sâu răng, hôi miệng, viêm tai, viêm họng.

Cách sử dụng lá trầu không để trị bệnh hiệu quả

"Lá trầu không chữa bệnh gì?" có lẽ là câu hỏi rất nhiều người quan tâm. Do đó shopduoc.vn sẽ cung cấp cho bạn đọc các công dụng của cây trầu không trong chữa và điều trị bệnh.

Lá trầu không loại bỏ mụn nhọt

Bạn cần chuẩn bị khoảng 2 – 3 lá trầu không tươi, rửa sạch và cho vào 1 cốc con. Bạn lấy nước sôi dội qua lá trầu và ngâm trong khoảng 15 phút. Sau đó dùng nước này để rửa các nốt mụn nhọt. Thực hiện đều đặn ngày 2 – 3 lần sẽ cho kết quả.

Chữa viêm âm đạo bằng lá trầu không

- Dùng lá trầu không bánh tẻ tươi rửa sạch với muối loãng rồi cho vào nồi vò nát rồi thêm một ít muối và lượng nước vừa đủ đem đun sôi trong vài phút.

- Lấy nồi nước trầu không vừa đun xong đổ ra chậu nhỏ đem xông vùng kín trong khoảng 10 phút. Chú ý giữ khoảng cách vừa phải để không bị bỏng.

- Khi nước xông nguội, bạn lấy nước lá để rửa vùng kín và sau đó lau khô nhẹ nhàng bằng khăn sạch.

- Chỉ thực hiện 1 tuần 2 lần. Kiên trì sử dụng cho đến khi bệnh khỏi.

Lá trầu không chữa viêm âm đạo

Lá trầu không chữa sai khớp bong gân

Trước hết bạn cần chuẩn bị khoảng 12g lá trầu không, 20 nghệ già, 12g lá cúc tần, 12g lá xạ can. Sau đó giã nát hỗn hợp này với 1 chút giấm và bọc gạc rồi đắp lên vùng sưng đau. Cần chú ý thay băng khoảng 2 – 3 lần một ngày để đảm bảo vệ sinh.

Chữa viêm da cơ địa bằng lá trầu không

- Ngâm rửa với lá trầu giúp làm mềm da, giảm dày sừng, thâm nhiễm và cải thiện mức độ ngứa ngáy

- Cách thực hiện: Chuẩn bị khoảng 5 – 7 lá trầu không rửa sạch với nước muối pha loãng, sau đó vò xát nhẹ. Đun sôi khoảng 1 – 1.5 lít nước và cho lá trầu đun khoảng 10 phút. Đợi nguội sau đó ngâm rửa tay với nước trầu không, có thể dùng lá trầu chà xát nhẹ lên da để giảm ngứa và viêm đỏ

- Nên áp dụng mẹo ngâm rửa với lá trầu không vào buổi tối để hạn chế tình trạng ngứa ngáy khởi phát mạnh vào ban đêm.

Trầu không có tác dụng chữa viêm da cơ địa

Chữa viêm phế quản mãn tính với lá trầu không

Lấy khoảng 5 – 8 lá trầu không tươi. Bạn đem lá trầu không rửa sạch rồi giã nhuyễn và lọc lấy nước cốt. Dùng nước này để uống ngày 2 lần vào buổi sáng và tối sau mỗi bữa ăn. Uống thường xuyên, đều đặn để có được hiệu quả tốt nhất.

Một số bài thuốc khác từ cây trầu không:

- Chữa đau đầu do thay đổi thời tiết: Chuẩn bị 5 lá trầu không tươi, đem rửa sạch, vò nát rồi đắp lên vùng thái dương hoặc đỉnh đầu.

- Chữa cảm cúm: Dùng 5 lá trầu không nhúng vào rượu rồi đem đánh cảm để làm giảm các triệu chứng cảm cúm.

- Trị nước ăn chân: Dùng 8g lá trầu không và 50g lá ráy đem cả hai loại thái nhỏ sau đó đun sôi với khoảng 1,5 lít nước trong 15 – 20 phút. Dùng nước này để ngâm chân sẽ giúp loại bỏ tình trạng nước ăn chân hiệu quả.

- Trị tắc sữa: Với những người cần thông tia sữa có thể lấy lá trầu không hơ nóng rồi đắp lên bầu vú. Bài thuốc này giúp sữa xuống được nhanh hơn và giảm đau nhức hiệu quả.

- Điều trị hôi nách: Đối với những người bị ra nhiều mồ hôi nách có thể lấy lá trầu không giã nhỏ lấy nước rồi bôi nước đó lên nách.

- Điều trị bệnh trĩ: Cũng giống bệnh phụ khoa để điều trị bệnh trĩ người ta dùng cách xông.

Từ khóa » Tác Dụng Của Cây Trầu Không