Tác Dụng Của Quả Sung Muối Chua - Wiki Phununet
Có thể bạn quan tâm
Quả sung có rất nhiều tác dụng tốt không ngờ cho sức khỏe mà cực ít người biết đến. Cùng chúng tôi khám phá ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Dinh dưỡng trong quả sung
Báo Thanh niên đưa tin, quả sung có tên khoa học là Ficus glomerata, thuộc họ dâu tằm (Moraceae), được con người trồng từ hàng ngàn năm nay tại các vùng Địa Trung Hải, đảo Antilles, Ấn Độ Dương... Hoa và quả sung thuộc một dạng rất đặc biệt: sung là một quả giả. Trước khi thành quả, sung là một túi chứa vô số các hoa nhỏ lưỡng tính mà chúng có thể thụ tinh không cần sự can thiệp bên ngoài.
Quả sung được xem là loại cây gần gũi, xưa nhất, được con người thuần hóa với gần 29 giống khác nhau. Sung có thể được dùng dưới dạng tươi hoặc khô, vào các món ngọt như mứt, bánh... được khuyên dùng cho các vận động viên và những người cần nỗ lực vì có thể cung cấp nhiều calori (74 Kcal/100 gr), nhiều khoáng chất đặc biệt là calcium, potassium, magnésium, phosphor; vi lượng như sắt, chất xơ và vitamin nhóm B, C, A, rétinol, E và K.
Do có nhiều dưỡng chất như vậy nên quả sung chín có thể có tính năng trị liệu đối với vài chứng bệnh thường gặp như rối loạn chuyển hóa, táo bón ở phụ nữ mang thai. Sung giã nhỏ có thể dùng để đắp lên các vùng lở loét trên tay chân. Theo một số tài liệu, sung được y học cổ truyền Trung Hoa sử dụng để loại bỏ độc tố cơ thể và mụn nhọt; làm thuốc sắc để chữa cảm cúm và thông đường hấp. Mủ của sung được sử dụng để làm lên men sữa trong phô mai hoặc để làm mềm thịt khi nấu nướng.
Tác dụng của quả sung
Hạ huyết áp
Báo Phụ nữ TP.HCM cho biết, quả sung giàu kali lại ít natri. Ăn nhiều muối natri mỗi ngày là một trong những nguyên nhân chính làm thiếu hụt kali trong cơ thể. Sự mất cân bằng giữa natri và kali sẽ khiến cho huyết áp tăng cao một cách nhanh chóng. Do đó, việc hạn chế ăn muối, đồng thời áp dụng chế độ ăn uống giàu trái cây và rau củ, trong đó có trái sung tươi sẽ giúp cho lượng kali tăng trở lại, ngừa cao huyết áp. Không chỉ vậy, trái sung còn chứa nhiều chất béo omega-3 và Omega-6 giúp huyết áp ổn định và ngừa được các bệnh tim mạch.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Trái sung dồi dào chất xơ và prebiotic, có tác dụng kích thích nhu động ruột và tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển. Vì vậy ăn sung sẽ góp phần cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón và ngừa bệnh trĩ.
Ngừa loãng xương
Trong trái sung chứa nhiều kali, mangan và canxi - những khoáng chất ảnh hưởng đến mật độ xương. Kali có tác dụng chống lại sự bài tiết canxi thông qua nước tiểu (gây ra bởi chế độ ăn uống nhiều muối), trong khi đó, mangan giúp kích hoạt các enzym tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng, từ đó giải phóng các dưỡng chất canxi giúp xương chắc khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu bạn bị dị ứng với các sản phẩm từ sữa thì có thể bổ sung canxi từ trái sung.
Trị mụn và viêm da
Vì có đặc tính kháng khuẩn nên khi bị viêm da hoặc mụn trứng cá, bạn có thể nướng trái sung chín, sau đó nghiền nát rồi đắp lên vết thương, tình trạng da sẽ được cải thiện.
Ngừa ung thư và tiểu đường
Kết quả nghiên cứu từ trường Đại học bang Colorado (Mỹ) cho biết, các dưỡng chất dồi dào chứa trong trái sung như coumarin, pectin, beta-carotene, vitamin A, C, E, K, đồng, sắt, kẽm… có khả năng làm giảm cholesterol xấu trong máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư ruột kết. Do đó, nên thêm trái sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày (có thể uống nước sắc từ lá sung) để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Xoa dịu thần kinh
Chất tryptophan trong trái sung có khả năng xoa dịu thần kinh, giúp dễ ngủ. Bên cạnh đó, chất sắt trong sung có tác dụng tốt đối với những người thường xuyên bị mệt mỏi, kém trí nhớ và nhức đầu.
Tác dụng phụ của quả sung nếu ăn nhiều
Đầy bụng
Theo Sức khỏe và đời sống, ăn quá nhiều sung có thể gây đầy bụng hoặc đau bụng. Trong khi sung có tác dụng chữa táo bón thì đối với một số người, nó lại có tác dụng ngược lại. Vì vậy, uống một cốc nước lạnh sau khi ăn sung có thể giúp giảm nhẹ những vấn đề về tiêu hóa.
Phồng rộp
Ngoài việc gây đau bụng, sung còn gây phồng rộp. Một cốc nước hạt hồi có thể giúp giải quyết vấn đề trên
Nhạy cảm với ánh nắng
Mặc dù sung rất tốt trong việc chữa các bệnh ngoài da hoặc hỗ trợ chữa ung thư da, nhưng lại làm da trở nên nhạy cảm dưới ánh nắng mặt trời. Tia UV làm tổn thương, dẫn đến một loại những triệu chứng như lão hóa, hắc tố dưới da, hoặc ung thư da. Ngoài ra, còn gây phát ban. Tránh phơi nắng quá lâu nếu bạn ăn sung thường xuyên để tránh các vấn đề về da.
Có hại cho gan và ruột
Sung có thể gây hại cho gan, hạt sung có thể làm tắc ruột. Mặc dù không có dấu hiệu lúc ăn nhưng hạt sung lại gây khó tiêu.
Ảnh hưởng đến việc hấp thụ canxi
Quả sung có chứa nhiều oxalate, gây ức chế quá trình hấp thụ canxi của cơ thể dẫn đến thiếu canxi, gây loãng xương và một số bệnh khác liên quan đến thiếu canxi.
Từ khóa » Sung Muối Có Tốt Không
-
Tác Dụng Của Quả Sung Muối, Những Ai Không Nên ăn Sung Muối?
-
Ăn Sung Muối Có Tốt Không? Phải Đọc Bài Này Trước Khi ăn!
-
Ăn Sung Muối Có Tốt Không? Tác Dụng Của Sung đối Với Sức Khỏe
-
7 Tác Dụng Của Quả Sung Và Một Số Lưu ý Về Sức Khỏe Khi ăn
-
Tác Dụng, Cách Làm Và Có Nên ăn Nhiều Sung Muối Không - Namtt
-
Quả Sung: Đặc điểm, Công Dụng Và Tác Hại Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Tác Dụng Của Quả Sung, Sung Muối - Bài Thuốc Quý
-
Đau Dạ Dày Có ăn được Sung Muối Không? 4 Cách Dùng Quả Sung ...
-
Sung Muối Có Tốt Không
-
Quả Sung Muối Có Tác Dụng Gì - Ucancook
-
2 Cách Làm Sung Muối Xổi Chua Cay Giòn Ngon Không Bị Chát Cực Kỳ ...
-
Tác Dụng Của Quả Sung đối Với Sức Khỏe, điều Trị Bệnh Và Làm đẹp
-
Quả Sung Chữa Yếu Sinh Lý Có Hiệu Quả Không? Cách Thực Hiện
-
Tác Hại đáng Sợ Nếu ăn SUNG Mà Chưa Biết điều Này, ăn Rồi Có ...