Tác Dụng Của Quả Sung, Sung Muối - Bài Thuốc Quý
Có thể bạn quan tâm
- Cây sung
- Vị thuốc quả sung
- Tác dụng của quả sung đối với sức khỏe.
- Tác dụng làm đẹp của quả sung
- Bài thuốc từ quả sung
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng quả sung
- Cây sung
- Vị thuốc quả sung
- Tác dụng của quả sung đối với sức khỏe.
- Tác dụng làm đẹp của quả sung
- Bài thuốc từ quả sung
- Những điều cần lưu ý khi sử dụng quả sung
Cây sung
Tên gọi: Lo va, ưu đàm thụ, dong, sung
Tên Tiếng Anh: Figs
Tên khoa học: Ficus racemosa L
Họ: Dâu tằm (danh pháp khoa học: Moraceae)
1. Đặc điểm thực vật
Cây sung có chiều cao trung bình từ 15 – 20m, thân gỗ, đường kính khoảng 60 – 90cm và vỏ có màu nâu. Lá cây mọc so le, có hình bầu dục hoặc hình ngọn giáo và được phủ lông tơ.
Quả sung mặc thành chùm trên cành nhỏ của cây, quả thường có hình dạng như quả lê và có màu cam ánh đỏ khi chín. Quả sung có đường kính trung bình khoảng 2 – 2.5cm và có cuống dài 1cm.
2. Bộ phận dùng
Sung thường được sử dụng để chế biến món ăn và sử dụng làm thuốc.
3. Phân bố
Cây sung thường phân bố ở các nước Đông Nam Á, Trung Quốc. Nepal, Parkistan, Australia, New Guinea, Sri Lanka,… Sung thường sống tại các khu vực có độ ẩm cao như vùng đất gần thác nước, sông và hồ.
4. Thu hái – sơ chế
Quả sung được hái trực tiếp, có thể dùng tươi hoặc đem sấy khô và dùng dần. Thời gian thu hái thường kéo dài từ tháng 8 – 10 hằng năm.
5. Bảo quản
Nơi khô thoáng.
6. Thành phần hóa học
Quả sung chứa các thành phần hóa học đa dạng, bao gồm shikimic acid, citric acid, auxin, glucose, sacarose, oxalic acid, malic acid, phốt pho, kali, canxi, vitamin B1, vitamin C, A, K, B, magie, đồng, mangan,…
Vị thuốc quả sung
1. Tính vị
Vị ngọt, tính bình.
2. Qui kinh
Tỳ và Vị.
Sung là loại cây mọc hoang, thích hợp với nhiều loại đất. Những nhà có sân thường trồng cây sung lấy bóng mát hoặc làm cây cảnh. Quả sung có vị chát, là vị thuốc có thể phòng ngừa được nhiều bệnh.
Quả sung có nhiều tác dụng đối với sức khỏe, và tác dụng trong làm đẹp.
Tác dụng của quả sung đối với sức khỏe.
1. Hạ huyết áp
Quả sung giàu kali lại ít natri. Ăn nhiều muối natri mỗi ngày là một trong những nguyên nhân chính làm thiếu hụt kali trong cơ thể. Sự mất cân bằng giữa natri và kali sẽ khiến cho huyết áp tăng cao một cách nhanh chóng. Do đó, việc hạn chế ăn muối, đồng thời áp dụng chế độ ăn uống giàu trái cây và rau củ, trong đó có trái sung tươi sẽ giúp cho lượng kali tăng trở lại, ngừa cao huyết áp. Không chỉ vậy, trái sung còn chứa nhiều chất béo omega-3 và Omega-6 giúp huyết áp ổn định và ngừa được các bệnh tim mạch.
Quả sung tốt cho người huyết áp thấp.
2. Tốt cho hệ tiêu hóa
Trái sung dồi dào chất xơ và prebiotic, có tác dụng kích thích nhu động ruột và tạo điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột phát triển. Vì vậy ăn sung sẽ góp phần cải thiện hệ tiêu hóa, chống táo bón và ngừa bệnh trĩ.
3. Ngừa loãng xương
Trong trái sung chứa nhiều kali, mangan và canxi – những khoáng chất ảnh hưởng đến mật độ xương. Kali có tác dụng chống lại sự bài tiết canxi thông qua nước tiểu (gây ra bởi chế độ ăn uống nhiều muối), trong khi đó, mangan giúp kích hoạt các enzym tiêu hóa thức ăn một cách dễ dàng, từ đó giải phóng các dưỡng chất canxi giúp xương chắc khỏe. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu bạn bị dị ứng với các sản phẩm từ sữa thì có thể bổ sung canxi từ trái sung.
Quả sung ngừa loãng xương.
4. Trị mụn và viêm da
Vì có đặc tính kháng khuẩn nên khi bị viêm da hoặc mụn trứng cá, bạn có thể nướng trái sung chín, sau đó nghiền nát rồi đắp lên vết thương, tình trạng da sẽ được cải thiện.
5. Ngừa ung thư và tiểu đường
Kết quả nghiên cứu từ trường Đại học bang Colorado (Mỹ) cho biết, các dưỡng chất dồi dào chứa trong trái sung như coumarin, pectin, beta-carotene, vitamin A, C, E, K, đồng, sắt, kẽm… có khả năng làm giảm cholesterol xấu trong máu, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú và ung thư ruột kết. Do đó, nên thêm trái sung vào thực đơn ăn uống mỗi ngày (có thể uống nước sắc từ lá sung) để mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
6. Xoa dịu thần kinh
Chất tryptophan trong trái sung có khả năng xoa dịu thần kinh, giúp dễ ngủ. Bên cạnh đó, chất sắt trong sung có tác dụng tốt đối với những người thường xuyên bị mệt mỏi, kém trí nhớ và nhức đầu.
Sung chứa pectin, một loại chất xơ hòa tan. Khi chất xơ đi qua hệ tiêu hóa, về cơ bản nó lau dọn các cholesterol dư thừa và mang chúng đến hệ bài điết để loại bỏ ra khỏi cơ thể.
Pectin là một chất xơ hòa tan có trong sung giúp kích thích nhu động ruột khỏe mạnh. Sung có thể có tác dụng nhuận tràng, chúng là một trong những loại trái cây nhiều chất xơ tự nhiên nhất. Hàm lượng chất xơ cao trong sung có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe tổng thể của bạn nhờ ngăn cản một số loại ung thư vùng bụng cũng như ung thư ruột kết.
7. Ung thư dạ dày, ung thư ruột
Hàng ngày, sau mỗi bữa ăn, “tráng miệng” 5 quả sung tươi; hoặc dùng 20g quả khô, sắc nước uống.
8. Ung thư phổi
Quả sung xanh 20 trái, chè xanh 10g. Cả hai thứ cho vào nồi, thêm nước vào đun trong 15 phút. Uống thay nước trà trong ngày. Tác dụng: Nhuận phế, thanh tràng, kiềm chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư, có thể áp dụng đối với người ung thư phổi trong thời kỳ đầu.
9. Ung thư thực quản
Trái sung tươi 500g, thịt lợn nạc 100g, hầm trogn 30 phút. Ăn thịt, uống nước canh.
10. Ngăn ngừa ung thư vú hậu mãn kinh
Chất xơ có trong quả sung được biết đến với tác dụng bảo vệ chống lại ung thư vú, và sau khi mãn kinh, cân bằng nội tiết tố ở phụ nữ có thể thường xuyên biến động.
Các hệ thống trong cơ thể liên kết chặt chẽ với nhau, các kích thích tố ảnh hưởng tới hệ miễn dịch có thể có ảnh hưởng tới khả năng chống lại các gốc tự do của các chất chống oxy hóa. Các gốc tự do là nguyên nhân chính trong phát triển bệnh ung thư, bởi vậy sung nhờ vào việc cung cấp chất xơ mạnh mẽ, có thể chăm sóc hệ thống cơ thể.
Tác dụng làm đẹp của quả sung
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy cứ trong 100g quả sung có chứa 1g protein, chất béo 0,4g, đường 12,6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0,4mg, caroten 0,05mg, dẫn xuất không protein 12,3g, khoáng toàn phần 3,1g. Vì vậy, quả sung có tác dụng làm đẹp nhanh chóng.
1. Giảm cân
Chất xơ có trong sung cũng giúp giảm cân và là sự lựa chọn tốt cho những người béo phì. Tuy nhiên, hàm lượng calo cao có trong sung cũng có thể làm tăng cân, đặc biệt là khi sử dụng cùng với sữa. Một ít sung là đủ lượng dinh dưỡng yêu cầu, bởi vậy đừng lạm dụng nó! Hãy nhớ rằng quá nhiều không phải là điều tốt.
2. Chữa mụn cơm (mụn cóc)
Dùng lá hoặc cành sung, dùng dao cắt hoặc khía cho nhựa rỉ ra, lấy nhựa bôi trực tiếp vào mụnc ơm, ngày bôi 2 lần. Thông thường, sau 5-6 ngày là mụn rụng. Trường hợp chưa khỏi có thể tiếp tục bôi tới khi khỏi hẳn.
Lá sung có tác dụng làm đẹp, trị mụn rất tốt.
3. Trị mụn trứng cá
Theo kinh nghiệm dân gian, ăn những trái sung là một cách ngăn ngừa và trị mụn trứng cá hiệu quả. Sung cung cấp dinh dưỡng cho làn da theo nhiều cách. Sung chứa các khoáng chất có tính kiềm nhiều. Ăn những khoáng chất nhiều kiềm này sẽ cho phép bạn tạo ra sự cân bằng pH cho làn da và điều trị tình trạng mụn trứng cá. Vì vậy, bạn có thể sử dụng chúng hàng ngày để phòng và điều trị mụn trứng cá nhé. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý là sung là trái cây làm giảm chỉ số đường huyết của cơ thể.
Bài thuốc từ quả sung
1. Chữa viêm họng
- Cách 1: Chuẩn bị một ít quả sung tươi. Đem sung sấy khô, sau đó tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng một ít bột, thổi trực tiếp vào cổ họng.
- Cách 2: Gọt vỏ sung tươi, sau đó thái phiến và sắc lấy nước. Cho đường phèn vào nước sắc, đun lửa nhỏ và cô thành cao. Mỗi lần dùng 1 ít cao ngậm cho đến khi tan hoàn toàn.
2. Điều trị hen phế quản
Lấy một lượng sung tươi vừa đủ. Đem sung rửa sạch, sau đó để ráo, giã nát và ép lấy nước uống. Thực hiện mỗi ngày 1 lần cho đến khi khỏi hẳn.
3. Trị rối loạn tiêu hóa do tỳ vị hư nhược
Sung tươi 30g. Rửa sạch sung, sau đó thái nhỏ và sao hơi cháy. Mỗi ngày dùng 10g hãm với nước sôi trong 20 phút, thêm 1 ít đường phèn và dùng uống thay cho nước trà.
4. Chữa táo bón
- Cách 1: Dùng 9g sung tươi và sắc uống hàng ngày.
- Cách 2: Ăn từ 3 – 5 quả sung chín/ ngày.
- Cách 3: Chuẩn bị 10 quả sung tươi, sau đó rửa sạch và chẻ đôi. Làm sạch 1 đoạn ruột heo, sau đó thái nhỏ và trộn đều với sung. Đem hầm trong nhiều giờ cho mềm, thêm gia vị và ăn hết trong ngày.
5. Tăng sữa mẹ
Móng lợn 500g và sung tươi 130g. Đem rửa sạch, chặt nhỏ móng lợn và chẻ đôi quả sung. Cho vào nồi, thêm nước và hầm thật nhừ. Khi ăn, nêm nếm gia vị vừa phải.
6. Trị lở loét và mụn nhọt
Lấy một ít sung chín. Đem sao khô quả sung, tán bột mịn và rắc lên vết loét. Đồng thời nên sắc quả sung tươi và ngâm rửa vùng da tổn thương trong 20 phút.
7. Giảm đau đầu
Nhựa lấy từ quả sung hoặc lá. Phết nhựa lên giấy và dán trực tiếp lên 2 bên huyệt Thái dương.
8. Chữa ho khan không kèm đờm
50 – 100g sung chín tươi và 50 – 100g gạo. Sung gọt bỏ vỏ và nấu với gạo thành cháo. Chia thành nhiều lần ăn và dùng hết trong ngày.
9. Trị viêm loét dạ dày tá tràng bằng sung khô
Lấy một ít sung sao khô. Đem sung tán bột và cất vào hũ thủy tinh dùng dần. Mỗi lần sử dụng 6 – 9g uống cùng với nước ấm.
10. Chữa chứng sa đì sau sinh
Tiểu hồi hương 9g và 2 quả sung chín. Đem sắc uống.
11. Chữa viêm khớp
- Cách 1: Dùng sung tươi hầm với thịt lợn nạc, ăn hết trong ngày.
- Cách 2: Hoặc dùng 2 – 3 quả sung tươi, thái nhỏ và chiên với trừng gà.
12. Hỗ trợ điều trị các bệnh sinh lý
Lấy 2 – 3 quả sung và 1 ít sữa. Chẻ đôi quả sung và ngâm với sữa qua đêm. Sáng hôm sau, ăn cả nước và cái.
13. Trị ung thư phổi từ quả sung xanh
Chè xanh 10g và quả sung xanh 20 quả. Rửa sạch nguyên liệu và cho vào nồi nước đun trong 20 phút. Dùng nước uống thay trà liên tục trong nhiều tháng.
14. Chữa khàn tiếng, mất giọng
20g quả sung và một ít mật ong/ đường phèn. Sắc quả sung với nước, sau đó thêm mật ong/ đường phèn vào và dùng uống trong ngày.
15. Chữa trĩ
Lấy 10 – 20 quả sung. Đem sung đun với 2l nước, sau đó dùng để xông và rửa hậu môn. Thực hiện từ 3 – 5 liệu trình (mỗi liệu trình kéo dài 7 ngày)
16. Chữa hen suyễn với mủ từ quả sung
Lấy vài quả sung xanh. Chẻ quả sung và lấy mủ, đem hòa với mật ong và uống trước khi ngủ.
17. Trị sỏi gan và sỏi mật
Lấy 50 – 60g quả sung khô. Đem sung sắc với 4 bát nước, còn 1 bát và chia thành nhiều lần uống trong ngày. Thực hiện liên tục trong 2 – 3 tháng để đạt được kết quả tốt.
Lưu ý:
Những điều cần lưu ý khi sử dụng quả sung
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, các chuyên gia dinh dưỡng thuộc Bộ nông nghiệp Mỹ khuyến cáo chúng ta chỉ nên ăn sung ở mức độ vừa phải, khoảng từ 150g-260g trong mỗi ngày là được.
Ngoài ra, khi sử dụng quả sung, bạn nên lưu ý những điều sau đây:
- Sung có tác dụng hoạt huyết nên cần tránh dùng cho phụ nữ mới mang thai. Sử dụng sung trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây sảy thai.
- Những người bị dị ứng với mủ cao su có thể dị ứng với mủ bên trong quả sung. Do đó bạn nên cân nhắc trước khi dùng sung để điều trị.
- Dược liệu này chứa nhiều vitamin K có tác dụng thúc đẩy quá trình đông máu. Vì vậy cần tránh dùng khi đang điều trị bằng thuốc chống đông máu như warfarin.
- Ăn quá nhiều sung có thể gây tiêu chảy và phân lỏng.
Từ khóa » Sung Muối Có Tốt Không
-
Tác Dụng Của Quả Sung Muối, Những Ai Không Nên ăn Sung Muối?
-
Ăn Sung Muối Có Tốt Không? Phải Đọc Bài Này Trước Khi ăn!
-
Ăn Sung Muối Có Tốt Không? Tác Dụng Của Sung đối Với Sức Khỏe
-
7 Tác Dụng Của Quả Sung Và Một Số Lưu ý Về Sức Khỏe Khi ăn
-
Tác Dụng Của Quả Sung Muối Chua - Wiki Phununet
-
Tác Dụng, Cách Làm Và Có Nên ăn Nhiều Sung Muối Không - Namtt
-
Quả Sung: Đặc điểm, Công Dụng Và Tác Hại Có Thể Bạn Chưa Biết
-
Đau Dạ Dày Có ăn được Sung Muối Không? 4 Cách Dùng Quả Sung ...
-
Sung Muối Có Tốt Không
-
Quả Sung Muối Có Tác Dụng Gì - Ucancook
-
2 Cách Làm Sung Muối Xổi Chua Cay Giòn Ngon Không Bị Chát Cực Kỳ ...
-
Tác Dụng Của Quả Sung đối Với Sức Khỏe, điều Trị Bệnh Và Làm đẹp
-
Quả Sung Chữa Yếu Sinh Lý Có Hiệu Quả Không? Cách Thực Hiện
-
Tác Hại đáng Sợ Nếu ăn SUNG Mà Chưa Biết điều Này, ăn Rồi Có ...