Tác Dụng Của Rượu Nếp, Cơm Rượu Nếp ủ Lên Men - Bài Thuốc Quý
Có thể bạn quan tâm
- Rượu nếp (cơm rượu)
- Tác dụng của rượu nếp
- Cách làm rượu nếp ngon tốt cho sức khỏe
- Rượu nếp (cơm rượu)
- Tác dụng của rượu nếp
- Cách làm rượu nếp ngon tốt cho sức khỏe
Rượu nếp (cơm rượu)
Rượu nếp cái, có nơi gọi là cơm rượu được chế biến từ gạo nếp theo cách đồ chín gạo nếp thành xôi, để nguội và ủ với men rượu cho lên men thành rượu. Dưới đây là một số công dụng, vị thuốc từ rượu nếp:
Chính bởi vị cay nồng, cơm rượu trở thành món ăn đặc trưng trong ngày Tết Đoan Ngọ. Theo quan niệm dân gian vào ngày này, con người phải ăn những thứ cay, nóng, chua, đắng để giết “sâu bọ” (giun, sán, ký sinh trùng) trong cơ thể.
Rượu nếp là món không thể thiếu trong Tết đoan ngọ, với nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Cơm rượu nếp được làm từ gạo nếp, nấu chín thành cơm, lót lá chuối, rải để nguội. Sau đó, dùng men làm rượu giã nhỏ, cho cả hai thứ vào âu (bình thủy tính, sứ…) theo nguyên tắc một lớp men, một lớp cơm xen lẫn, mỗi lớp cỡ 3-4 cm. Ủ 3-4 ngày, hỗn hợp này sẽ ra nước, tức là đến lúc chín, có thể ăn.
Rượu từ lâu đã trở thành đồ uống mang hương vị truyền thống của ẩm thực Việt và là biểu tượng của nền văn minh lúa nước, được dùng như đồ uống khai vị trong các bữa tiệc, giỗ chạp, liên hoan, trong các dịp lễ tết...
Rượu nếp hay còn gọi là cơm rượu được lên men hoàn toàn từ gạo nếp. Gạo nếp được dùng làm rượu phải là nếp cẩm, nếp cái hoa vàng vẫn còn nguyên lớp vỏ lụa và lớp cám nên rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là protein, lipid, các nguyên tố vi lượng và vitamin (nhất là vitamin B1). Ngoài tác dụng bồi bổ cơ thể, rượu nếp còn giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hóa.
Men sử dụng làm rượu nếp cũng được làm từ nhiều loại thảo dược có đặc tính cay, nóng. Về cơ bản men rượu là một hỗn hợp gồm các vi sinh vật có khả năng thủy phân tinh bột thành đường và lên men dịch đường thành rượu. Với mỗi địa phương, lại có một bí quyết riêng để chế biến và sử dụng men rượu khác nhau để tạo ra rượu nếp ngon của riêng mình.
Chế biến được rượu nếp quả thực không hề đơn giản chút nào, nó đòi hòi phải có sự công phu và chau chuốt. Gạo nếp sau khi được nấu chín, làm nguội thì rắc bột men và đem đi ủ. Trong quá trính ủ nấm mốc phát triển trên cơm gạo nếp và tự tạo cho khối gạo ủ mùi thơm đặc trưng, hấp dẫn. Đặc biệt để có được rượu nếp ngon và vẫn giữ được hương thơm, khi chưng cất không sử dụng tháp cao cất cồn mà dùng thiết bị chưng cất rượu để thu hoạch, lúc này rượu nếp đạt khoảng 40-50 độ rượu. Chất lượng rượu ngon hay không còn phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, đòi hòi người làm rượu phải biết đánh giá tình hình thời tiết trong suốt quá trình chế biến rượu nếp.
Tác dụng của rượu nếp
Rượu nếp là vị thuốc trong Đông y
Trong đông y nếp cẩm là loại thuốc có tính ẩm, vị ngọt, dễ tiêu hóa, giúp làm ấm bụng. Gạo nếp cẩm nấu xôi là loại thuốc hữu hiệu giúp cho những người yếu bao tử hay bị viêm loét bao tử, khó khăn trong việc tiêu hóa cơm tẻ.
Do hạt nếp có chứa nhiều chất xơ không hòa tan nên có tác dụng chữa một số bệnh ung thư tuyến tính, trực tràng… Người thường xuyên ói mửa, có thể lấy một nắm nếp cẩm rang khô, một trái cau khô, hạt tiêu cho vào giã nhuyễn, tán thành bột để uống với nước ấm., sẽ cho tác dụng tốt.
Nếp cẩm là món ăn ngon và có nhiều tác dụng đối với sức khỏe.
Ngăn ngừa các bệnh đái tháo đường
Cơm rượu nếp được làm từ nếp cẩm, nếp cái hoa vàng song muốn ngon và bổ phải được làm từ thóc xay, không giã, chỉ bỏ lớp vỏ trấu, giữ lại lớp vỏ lụa và lớp cám bên ngoài.
Lớp cám này rất giàu chất dinh dưỡng, bao gồm cả gluxit, protit, lipit, các muối khoáng. Trong đó, vitamin nhóm B và chất xơ là có nhiều hơn hết.
Do đó, chúng ta ăn cả nước lẫn cái của cơm rượu nếp không những có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn có thể ngăn ngừa các bệnh đái tháo đường cũng như tim, đột quỵ và cao huyết áp.
Rượu nếp bồi bổ cơ thể, kích thích tiêu hóa
Rượu nếp cái, rượu nếp cẩm là thức ăn đồng thời cũng là đồ uống, dùng nguyên cả nước lẫn cái, hương vị ngon thơm được nhiều người ưa chuộng, kể cả người cao tuổi và trẻ em. Món ăn này không những có tác dụng bồi bổ cơ thể mà còn giúp ăn ngon miệng, kích thích tiêu hoá.
Những người tiêu hoá kém hoặc thấy chán ăn, dùng nước cơm rượu mỗi ngày hai lần trước bữa ăn, mỗi lần một chén nhỏ 50 – 60ml rất tốt.
Đặc biệt cơm rượu nếp cẩm có tác dụng làm hạ nồng độ cholesterol có hại trong cơ thể, hỗ trợ rất tốt trong việc giảm cân.
Gạo làm rượu nếp rất nhiều chất dinh dưỡng
Rượu nếp cái, có nơi gọi là cơm rượu được chế biến từ gạo nếp theo cách đồ chín gạo nếp thành xôi, để nguội và ủ với men rượu cho lên men thành rượu. Nguyên liệu được dùng là loại gạo nếp ngon, có thể dùng nếp cẩm, nếp cái hoa vàng, tốt nhất là dùng gạo nếp lứt có hạt màu nâu vàng, chưa xát hết cám gạo. Nếp cẩm dùng làm cơm rượu cẩm vẫn còn nguyên lớp vỏ lụa và lớp cám nên rất giàu chất dinh dưỡng, kể cả gluxit, protit, lipit, các muối khoáng và vitamin, nhất là vitamin B1.
Rượu nếp tốt cho tim mạch
Ngoài giá trị bổ dưỡng, y học cổ truyền cũng thường dùng cơm rượu nếp cẩm để dẫn thuốc vào tỳ vị và thần kinh. Một nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học cho thấy, cơm rượu nếp cẩm còn có thể giúp phòng ngừa bệnh tim, đột qụy và cao huyết áp.
Tác dụng hạ nồng độ cholesterol có hại trong máu
Nghiên cứu còn cho thấy, cơm rượu nếp cẩm có tác dụng làm hạ nồng độ cholesterol có hại trong máu và có thể là liệu pháp thay thế thuốc hạ huyết áp đối với những bệnh nhân không dùng được loại thuốc này. Vì được làm từ gạo nếp nên rượu nếp hay cơm rượu là một món ăn ngon và bổ dưỡng được nhiều người ưa thích. Hiện nay, rượu nếp không chỉ thấy bán trong dịp Tết Đoan ngọ mà có những gánh rượu nếp bán rong quanh năm rất đắt khách, nhất là món cơm rượu nếp cẩm.
Rượu nếp có tác dụng làm đẹp
Bạn có thể dùng rượu nếp cẩm làm mặt nạ chăm sóc da, vì trong rượu nếp cẩm lên men có chưa nhóm vitamin B và các chất có lợi khác. Vì thế, rượu nếp cẩm được sử dụng với mục đích làm đẹp, ảnh hưởng tích cực đến da, giúp làm ẩm và phục hồi da.
Rượu nếp cẩm giã nhuyễn làm mặt nạ đắp mỗi tối khi đi ngủ, đảm bảo da bạn sẽ trở nên mịn màng và trắng hơn trước rất nhiều lần. Ngoài ra bạn còn có thê kết hợp giữa nếp cẩm với sữa hoặc trứng gà để làm mặt nạ giúp chăm sóc da trở nên trắng đẹp hơn mỗi ngày.
Tác dụng của rượu nếp với mẹ bầu mới sinh
Nếp cẩm vị ngọt và tính ấm có tác dụng ích khí, bổ huyết, kiện tỳ vị, bồi bổ gan thận, ngưng ho. Chúng đặc biệt tốt những người thiếu máu, hay mắc chứng hồi hộp, hụt hơi… và đặc biệt tốt cho phụ nữ sau sinh.
Trong nếp cẩm có chứa protein, chất béo, carbohydrate, vitamin B, vitamin E, canxi, phốt pho, kali, magiê, sắt, kẽm… và một số các vi chất khác. Nhất là hàm lượng vitamin C, chất diệp lục và anthocyanin, carotene thường không có trong các loại nếp khác.
Mẹ sau sinh nếu thường xuyên ăn nếp cẩm sẽ giúp cho dạ dày hoạt động tốt, ngoài ra còn giúp cơ thể lưu thông khí huyết, chống suy nhược, tăng lượng sữa cho con.
Canxi, axit folic và vitamin D là những chất quan trọng mà mẹ và bé đều rất cần sau khi sinh. Chúng cũng có dồi dào trong nếp cẩm.
Vì vậy, nếp cẩm không chỉ giúp hồi phục sức khỏe mà còn giúp mẹ sau sinh khỏe mạnh hơn, phòng chống được nhiều bệnh tật.
Cách sử dụng cơm rượu nếp cho mẹ bầu mới sinh
Mẹ có thể trộn cùng sữa chua để ăn. Sự kết hợp này giúp cho mẹ đẹp da, bổ máu và rất có lợi cho tiêu hóa. Ngoài ra, nếu mẹ bị suy nhược sau sinh thì nên ăn cách ngày lòng đỏ trứng gà với cốt rượu, đây là bài thuốc chống suy nhược hiệu quả và nhanh chóng giúp mẹ lấy lại được sức khỏe.
Mẹ sau sinh có thể ăn cơm rượu nếp cẩm với sữa chua.
Tuy nhiên mẹ không nên cố ép mình ăn mà chỉ ăn khi cảm thấy thích. Nếu mẹ cảm thấy nóng cổ hay có cảm giác khó tiêu thì không nên dùng.
Mẹ cũng nên dùng kèm một số thực phẩm như rau xanh, trái cây, thịt nạc sau khi dùng cơm rượu nếp cẩm vì chúng kích thích tiêu hóa và hấp thu dưỡng chất tốt hơn.
Đặc biệt, nếu mẹ sinh mổ thì không nên ăn vì cơm nếp có thể khiến vết mổ lâu lành.
Cách làm rượu nếp ngon tốt cho sức khỏe
Bước 1: Chọn gạo nếp
- Gạo gì cũng có thể nấu rượu, thậm chí ngô, sắn đều nấu được. Nhưng rượu nếp ngon thì phải dùng nếp cái hoa vàng, không tách cám (gọi là nếp lứt), hoặc nếp cẩm (miền Nam gọi là nếp than).
- Gạo phải thơm và không quá mới, tức là phải thu hoạch cách lúc làm khoảng 3 tháng, gạo mới làm rượu không đậm.
Bước 2: Nấu cơm, ủ men
- Muốn rượu ngon thì men phải ngon, men là bí quyết quyết định rượu ngon cỡ nào. Bạn có thể mua men ở các chợ về sử dụng. Cho men vào cối đá, dùng chày miết cho đến khi sờ tay mịn. (Lưu ý: không dùng tay bóp men, rượu sẽ mất ngon).
- Gạo nếp cho ngâm khoảng 12 giờ, sau đó đồ chín như đồ xôi, cơm chín cho ra sàng, để nguội. Tiếp tục cho vào chõ, đồ lần thứ 2. Hạt xôi lúc này căng bóng không nát và bên trong phải mềm. Lại cho ra sàng để nguội.
- Khi cơm nguội hoàn toàn thì trộn men. Rắc men lên mặt cơm. Sau đó trộn đều cơm và men, trộn càng đều thì rượu càng nhanh ngấu và không bị chỗ khô chỗ xác.
- Trộn xong, dùng rổ bằng tre lót bên trong bằng 2 cái lá sen to, mùa đông thì dùng lá ráy, hơ qua lửa (tất cả là 4 lá) hoặc để trên vung nồi cho chín lá, lót xuống đáy rổ rồi đổ cơm lên. Sau cùng lấy 2 cái lá che kín bên trên. Sau đó, bạn cho rổ cơm vào nồi inox và đậy kín lại.
Mách nhỏ: Để rượu nhanh ngấu ta có thể trộn thêm ít đường - 1kg gạo 1 thìa đường, không phải để cho ngọt mà để thúc đẩy quá trình lên men.
Bước 3: Thành phẩm
- Nếu làm rượu nếp để uống thì để chừng 5 ngày - 1 tuần cho ngấu, để chỗ thoáng mát. Phải trông chừng từ ngày thứ 3 trở đi là có nước rượu tiết ra. Lấy chai thủy tinh chưng cất.
- Muốn lấy nhanh nước rượu thì mỗi ngày đem ra nắng phơi khoảng 1 giờ, đừng phơi giữa trưa hoặc chiều.
- Khi nào bạn thấy hạt cơm xác lại, hết nước bên trong thì đem ép cho ra hết nước, bỏ bã.
- Tất cả chỗ rượu cất được đổ lại nồi cho trộn đều lẫn với nhau. Rượu nếp ngọt lịm và rất tốt cho phụ nữ. Nếu cất trong chai thủy tinh khô sạch thì để ở ngoài cũng được 1-2 tháng, còn lâu hơn thì để tủ lạnh. Rượu để lạnh uống ngon nhất, không cần pha chế gì vì nó đã ngọt rồi.
- Nếu bạn ăn cơm rượu thì chỉ để đến khi men ngấu, mặt cơm hơi ướt bóng lên là ăn được (tầm 3 ngày). Nếu làm nhiều thì tốt nhất là cho vào tủ lạnh để ăn dần. Cơm rượu trộn với sữa chua không còn gì tuyệt hơn, tốt cho tiêu hóa, đẹp da, bổ máu. Người suy nhược do hậu sản cách ngày ăn một lòng đỏ trứng đánh với cốt rượu, tốt hơn thang thuốc.
Từ khóa » Cơm Rượu Nếp Có Công Dụng Gì
-
8 Tác Dụng Của Cơm Rượu Với Sức Khỏe Con Người
-
Cơm Rượu Và 10 Tác Dụng Với Sức Khỏe Khiến Bạn Muốn "say"
-
Những Tác Dụng Của Cơm Rượu đối Với Sức Khỏe Con Người
-
Công Dụng Bất Ngờ Của Cơm Rượu Nếp
-
Bất Ngờ Với Những Công Dụng Của Cơm Rượu đối Với Sức Khỏe
-
Giải đáp Thắc Mắc: Ăn Nhiều Cơm Rượu Có Tốt Không?
-
Ăn Cơm Rượu Có Tác Dụng Gì? Bà Bầu ăn Cơm Rượu được Không
-
Ăn Nhiều Cơm Rượu Có Tốt Không? - Elipsport
-
7 Tác Dụng Của Cơm Rượu Nếp Cẩm - Rượu Nếp Cẩm | Rượu Hương Nếp
-
7 Tác Dụng Của Cơm Rượu Nếp Cẩm
-
Công Dụng Bất Ngờ Của Cơm Rượu Nếp Cẩm Mà Nhiều Người Chưa Biết
-
5 Lý Do Bạn Nên ăn Cơm Rượu Nếp Thường Xuyên Chứ Không Chỉ Một ...
-
Ăn Cơm Rượu Nhiều Có Tốt Không? | Món Ngon Chữa Bệnh
-
Tác Dụng Tuyệt Vời Của Rượu Nếp Sữa, Bạn Nên Biết