Tác Dụng Không Ngờ Của Lá Tía Tô Với Bà Bầu - Eva
Có thể bạn quan tâm
Tía tô là một trong những loại cây vô cùng quen thuộc với người dân Việt Nam. Ngoài tác dụng gia tăng thêm hương vị cho các món ăn thì tía tô còn được các thầy thuốc Đông y sử dụng như một “thần dược” chữa bệnh hiệu quả.
Bộ phận dùng làm thuốc là lá (tô diệp), cành (tô ngạnh), quả (tô tử). Theo Đông y, tía tô mùi thơm, chứa tinh dầu có tác dụng phát hãn, trừ ôn dịch, lý khí tiêu đờm, dùng chữa ho hen, cảm cúm, đau đầu sổ mũi, viêm họng, chống dị ứng, trị nôn, đau trướng bụng, bí đại tiện. Đối với bà bầu, nó còn là vị thuốc an thai, dưỡng thai hiệu quả.
Dưới đây là một số tác dụng của lá tía tô với bà bầu:
1. Chữa cảm lạnh, giải cảm cho bà bầu
Suốt thời gian mang thai, khi bị cảm lạnh, cảm cúm, các bà bầu thường không dám dùng thuốc vì sợ ảnh hưởng đến thai nhi. Trong trường hợp này, phụ nữ mang thai nên sử dụng lá tía tô để nấu cháo ăn sẽ giúp giải cảm rất tốt.
Bên cạnh đó, mẹ có thể lấy vỏ quýt, gừng và một nắm lá tía tô rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi với 1 chén nước. Với cách này, thai phụ nên uống khi còn nóng, sau đó đắp chăn để ra mồ hôi. Chỉ sau một lần áp dụng, mẹ bầu sẽ thấy triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm giảm thiểu đáng kể.
Tuy nhiên, các mẹ bầu cần lưu ý chỉ nên dùng tía tô trong vòng 2-3 ngày để chữa cảm cúm, tuyệt đối không sử dụng dài ngày và không dùng thay nước uống hằng ngày vì có thể dẫn đến tăng huyết áp.
Đối với bà bầu, lá tía tô còn là vị thuốc an thai, dưỡng thai hiệu quả. (Ảnh minh họa)
2. Giảm sưng phù
Sưng phù là hiện tượng hầu hết chị em phụ nữ đều gặp phải trong thời gian mang thai, đặc biệt là thời điểm những tháng cuối thai kỳ. Khi đó, để giảm tình trạng này, các mẹ hãy ra chợ mua ngày lá tía tô về rửa sạch, bỏ vào nước sôi nấu khoảng 5 phút sau đó thêm muối hạt làm nước ngâm chân.
Ngâm chân với nước lá tía tô sẽ giúp mẹ bầu loại bỏ độc tố, thư giãn, quan trọng là hạn chế tình trạng sưng phù chân và giúp mẹ bầu ngủ ngon hơn.
3. Giảm cảm giác ốm nghén khó chịu cho bà bầu
Ốm nghén là tình trạng thường xuất hiện trong thời kỳ đầu của thai kỳ. Hầu hết các mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi, hay buồn nôn… Để hạn chế tình trạng này, mẹ có thể sắc 20g tía tô kết hợp với ngải diệp, bạch truật, đương quy, hoài sơn, phục long can (16g mỗi loại); phòng sâm, cẩu tích, liên nhục, liên kiều, cam thảo (12g mỗi loại); 10g các loại đỗ trọng, sơn trà; sinh khương 3 lát; đại táo 5 quả. Sắc uống ngày 1 thang sẽ giúp an thai, bổ tỳ, hết nôn.
4. Giúp mẹ bầu có làn da sáng mịn
Khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sẽ khiến mẹ bầu bị nổi mụn trên mặt. Với trường hợp này, thay vì sử dụng các loại kem trị mụn, các mẹ có thể tin tưởng vào khả năng làm đẹp của lá tía tô bởi lượng tinh dầu có trong nó có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và làm sạch, sáng da rất tốt.
Mẹ bầu hãy dùng lá tía tô rửa sạch, để ráo sau đó cho vào cối giã nát rồi chắt lấy nước. Tiếp đến, mẹ rửa sạch vùng da bị mụn rồi lấy tăm bông thấm nước lá tía tô thoa đều lên da. Để khoảng 20 – 30 phút để tinh chất lá tía tô thấm sâu và da rồi rửa lại thật sạch với nước ấm.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể vò nát lá tía tô, pha với nước để rửa mặt hoặc tắm cũng giúp trị mụn, đồng thời làm săn chắc da.
Lá tía tô giúp làm đẹp da cho mẹ bầu. (Ảnh minh họa)
Khuyến cáo của bác sĩ khi bà bầu dùng lá tía tô
Tía tô kết hợp với một số dược liệu khác có thể chữa chứng đau bụng, đau lưng khi mang thai. Tuy nhiên nếu sử dụng lá tía tô như một bài thuốc, bà bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia có kinh nghiệm. Các loại thuốc, kể cả bài thuốc dân gian nếu không được dùng đúng cách, đúng liều có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn cho cả mẹ và bé.
Theo lời truyền miệng, mẹ bầu uống nước lá tía tô sẽ giúp chuyển dạ nhanh chóng, tuy nhiên đến nay chưa thấy nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này.
"Nếu có trường hợp uống lá tía tô mà dễ sinh thật thì cần phải có nghiên cứu và số liệu cụ thể. Và không phải ai uống lá tía tô cũng đều có tác dụng, có thể phù hợp với người này nhưng lại không phù hợp với cơ địa của người kia”, Lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam) cho biết.
Bên cạnh đó, Lương y Bùi Hồng Minh - Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình khuyến cáo mọi người khi mang thai, không nên dùng nước lá hay cành tía tô uống hàng ngày thay nước. Tía tô có tính ấm, dùng thường xuyên và nhiều sẽ không tốt cho sức khỏe, bà bầu có nguy cơ bị tăng huyết áp. Tía tô là một vị thuốc, khi không có bệnh chỉ nên dùng như một gia vị. Mọi người không nên tự ý dùng bừa bãi.
Chế độ dinh dưỡng để mẹ không tăng cân nhiều mà thai nhi vẫn phát triển tốt Chỉ vào những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu mới cần tăng khẩu phần ăn lên khoảng 30%. Việc tẩm bổ quá mức như ăn yến sào, gà tần, trứng ngỗng… liên... Bấm xem >>Từ khóa » Công Dụng Lá Tía Tô Cho Bà Bầu
-
Lá Tía Tô Bà Bầu Có ăn được Không? | Vinmec
-
Bà Bầu Cẩn Thận Khi Uống Nước Lá Tía Tô - Siêu Thị Vitamin
-
Bất Ngờ Trước 4 Tác Dụng Lá Tía Tô Với Bà Bầu - Báo Lao động
-
Bà Bầu ăn Lá Tía Tô được Không Và Có Nguy Hiểm Không? - MarryBaby
-
Uống Lá Tía Tô Trước Khi Sinh Có Thực Sự Tốt Khi Chuyển Dạ Không?
-
18 Tác Dụng Của Lá Tía Tô Với Bà Bầu, Trẻ Sơ Sinh, Làm đẹp Và Trị Bệnh ...
-
Uống Lá Tía Tô Trước Khi Sinh Có Thực Sự Tốt Cho Mẹ Bầu Không?
-
Bà Bầu Khi Mang Thai Có được Uống Nước Lá Tía Tô Không?
-
Bà Bầu Uống Nước Lá Tía Tô được Không? 5 Công Dụng Bà Bầu Cần Biết
-
Tác Dụng Của Lá Tía Tô Với Bà Bầu, Không Chỉ Giúp Giảm ốm Nghén
-
Cách Nấu Lá Tía Tô Cho Bà Bầu Uống Giải Cảm, Dễ Sinh
-
Dùng Lá Tía Tô Chữa Cảm Cúm Cho Bà Bầu Thế Nào Hiệu Quả? - Sắt
-
Chưa Chuyển Dạ Uống Lá Tía Tô Có được Không?
-
Bất Ngờ Trước 4 Tác Dụng Lá Tía Tô Với Bà Bầu