Tác Dụng Phụ Khi Tiêm Chất Làm đầy (filler) Cho Mặt - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Bên cạnh các lợi ích khi tiêm filler (chất làm đầy) giúp làn da căng tràn sức sống thì việc sử dụng các chất làm đầy cũng gây ra các tác dụng phụ nghiêm trọng. Để trả lời cho câu hỏi những tác dụng phụ của tiêm filler là gì? Tiêm filler có hại về sau không? Hãy theo dõi bài viết sau đây!
Một trong các xu hướng phẫu thuật thẩm mỹ gần đây là tiêm chất làm đầy để khuôn mặt trở nên đầy đặn hơn, xóa bỏ nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa. Tuy nhiên tác dụng phụ của tiêm filler cũng thường xảy ra. Vậy bạn có nên tiêm filler để làm đẹp không? Cùng tìm hiểu những thông dưới đây trước khi đưa ra quyết định nhé!
Tiêm filler là gì?
Filler còn có tên gọi khác là chất làm đầy. Trong lĩnh vực thẩm mỹ, chất làm đầy thường được ứng dụng để xóa bỏ hoặc làm mờ nếp nhăn trên khuôn mặt.
Vậy tiêm filler là gì? Đây là thủ thuật tiêm hợp chất làm đầy tự nhiên hoặc tổng hợp vào các đường, nếp gấp và mô của khuôn mặt để làm giảm sự xuất hiện của nếp nhăn và phục hồi sự căng đầy trên khuôn mặt, giảm dần các dấu hiệu của thời gian.Những chất này được tiêm dưới da, vì thế còn còn được gọi là chất độn da, giúp làm đầy mô mềm và từ đó cải thiện các nếp nhăn trên da. Chúng được sử dụng để xóa các nếp nhăn khi cười, làm đầy má, môi hoặc điều chỉnh sẹo mụn.
Các loại filler phổ biến hiện nay
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại chất làm đầy khuôn mặt. Viện Hàn lâm Da liễu Hoa Kỳ (AAD) cho biết nhiều loại filler sẽ có tác dụng ngay lập tức, một số khác lại cần có thời gian điều trị từ vài tuần hoặc vài tháng để có kết quả tối ưu, sau kiểm tra định kỳ.
Các loại filler thường sử dụng bao gồm:
- Axit hyaluronic (HA). Đây là một loại gel tự nhiên trong cơ thể, thường được sử dụng để chăm sóc làn da, làm đầy, căng bóng những nơi như má và làm mờ nếp nhăn, đặc biệt là vùng quanh mắt, môi và trán. Do cơ thể sẽ tái hấp thu axit hyaluronic dần theo thời gian nên kết quả thường chỉ kéo dài từ 6 đến 12 tháng. Tuy nhiên, nhờ vào các nghiên cứu và phát triển các chất làm đầy da, tác dụng của axit hyaluronic thường sẽ kéo dài 12 tháng hoặc lâu hơn.
- Canxi hydroxylapatite (CaHA). Fiiler này là các hạt canxi siêu nhỏ trong một loại gel và được tiêm dưới da, CaHA đặc hơn HA nên thường được khuyến cáo dùng để điều trị các nếp nhăn sâu.
- Axit poly-L-lactic. Axit phân hủy sinh học này giúp kích thích quá trình sản sinh collagen thay vì làm đầy các nếp nhăn, từ đó mang lại sự săn chắc cho làn da và giảm xuất hiện các nếp nhăn. Tuy không mang lại hiệu quả lập tức nhưng tiêm filler này có hiệu quả duy trì ít nhất 2 năm, khiến nó trở thành một filler có tác dụng bán vĩnh viễn.
- Polymethylmethacrylat (PMMA). Chất làm đầy này bao gồm các hạt siêu nhỏ (microspheres) và collagen giúp làm đầy da. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Nghiên cứu về nhựa và thẩm mỹ, PMMA có thể gây ra một số vấn đề. Vì thế, dùy có thể được coi làm loại filler vĩnh viễn với tác dụng kéo dài đến 5 năm nhưng nó vẫn không phải là lựa chọn đầu tiên của các bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ.
Bên cạnh các loại tiêm filler kể trên, bạn cũng có thể lựa chọn làm đầy và căng da bằng cách tiêm mỡ tự thân (hay còn gọi là cấy mỡ tự thân). Bạn có thể tìm hiểu cụ thể về phương pháp này qua bài viết: Cấy mỡ tự thân: Liệu có an toàn và hiệu quả dài lâu?
Ứng dụng của phương pháp tiêm filler là gì?
Phương pháp tiêm filler thường được ứng dụng trong thẩm mỹ hiện nay với những công dụng như sau:
- Làm phẳng sẹo
- Xóa nếp nhăn
- Làm đầy các rãnh
- Chống lão hóa và săn chắc da
Tiêm filler có hại về sau không?
Liệu càng về sau này thì tiêm filler có ảnh hưởng gì không? Phần lớn các loại filler có thể hấp thu vào cơ thể. Cũng chính vì thế mà kết quả làm đầy khi tiêm filler cũng chỉ duy trì trong một thời gian nhất định, có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm tùy thuộc vào chất lượng sản phẩm và cơ địa mỗi người. Mặc dù vậy, một số chất làm đầy trên thị trường được quảng cáo là có hiệu quả vĩnh viễn hoặc kéo dài rất nhiều năm.
Bản chất chất làm đầy thường không phải là yếu tố gây ảnh hưởng nhiều đến người sử dụng, mà kỹ thuật tiêm mới là yếu tố thường gây nên biến chứng. Nếu kỹ thuật tiêm không đúng hoặc sai vị trí hoặc lượng chất làm đầy không phù hợp cũng có thể gây biến chứng.
Tác dụng phụ khi tiêm filler
Tiêm filler có hại không và tác dụng phụ của tiêm filler vẫn là vấn đề gây nhiều tranh cãi. Hầu hết các phương pháp thẩm mỹ nào đều tiềm ẩn những tác dụng không mong muốn, chẳng hạn như:
Tác dụng phụ của tiêm filler thường gặp
Theo Viện Hàn lâm da liễu Hoa Kỳ, những tác dụng phụ sau đây sẽ có thể xảy ra xung quanh vị trí tiêm, có thể xuất hiện ngay lập tức nhưng nhanh chóng biến mất trong vòng 7 – 14 ngày:
- Đỏ
- Sưng tấy
- Đau đớn
- Bầm tím
- Có cảm giác ngứa
- Phát ban
Tác dụng phụ hiếm gặp khi tiêm filler
Như đã nói, để trả lời cho câu hỏi tiêm filler có hại về sau không còn phụ thuộc rất lớn vào tay nghề của người tiến hành thủ thuật này. Mặc dù ít xảy ra nhưng bạn cũng có thể gặp phải các tình trạng như:
- Nhiễm trùng.
- Rò rỉ chất làm đầy (filler) ở những vị trí tiêm.
- Xuất hiện các nốt sần, khối u nhỏ xung quang vị trí tiêm, có thể cần đến phẫu thuật để cắt bỏ.
- U hạt, một loại phản ứng viêm với các chất làm đầy.
- Sự di chuyển của các chất độn từ vùng này sang vùng khác.
- Chấn thương mạch máu.
- Có thể bị mù, xảy ra khi tiêm filler vào động mạch làm ngăn chặn lưu lượng máu đến mắt.
- Chết mô do lưu lượng máu bị chặn khi tiêm chất làm đầy vào động mạch.
Các biện pháp đảm bảo an toàn
Tuy tiêm chất làm đầy khuôn mặt thường không nguy hiểm nhưng bạn nên lưu ý những điều sau để đảm bảo an toàn:
- Bạn nên tìm đến những chuyên gia y tế được đào tạo, có kinh nghiệm và được cấp chứng chỉ hành nghề (một bác sĩ da liễu hay bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ uy tín) để được tư vấn tiêm filler.
- Thực hiện các thủ thuật tại các cơ sở y tế uy tín thay vì các phòng khám tư nhân được quảng cáo.
- Bạn cần hỏi kỹ các thông tin về loại chất làm đầy mà bạn đã chọn để sử dụng. Sau đó, bạn nên cân nhắc lại nếu thấy nhân viên không nắm rõ bản chất của các loại filler đó.
- Không tự ý mua các chất làm đầy được rao bán online. Bạn chỉ nên mua từ các nhà cung cấp uy tín và có đầy đủ giấy phép, chứng nhận an toàn.
- Filler phải còn nguyên trong ống tiêm và có bao bì, nhãn mác nguyên vẹn.
- Kiểm tra cẩn thận ống tiêm.
- Bạn cũng cần chắc chắn rằng chất làm đầy bạn sắp sử dụng đang được Cục quản lý Dược chấp thuận cho mục đích làm đẹp để đảm bảo an toàn.
- Nhận thức rõ về các rủi ro và tác dụng không mong muốn mà chất làm đầy có thể mang lại.
- Đọc kỹ các thành phần của chất làm đầy bạn sắp tiêm, chắc chắn rằng bạn không dị ứng với bất kỳ thành phần nào, chẳng hạn như collagen.
- Bạn nên thông báo với bác sĩ về các loại thuốc cũng như thực phẩm chức năng mà bạn đang sử dụng. Một số thành phần trong filler có thể xảy ra tương tác gây ảnh hưởng đến quá trình đông máu của bạn.
Những ai không nên tiêm filler?
Bạn tuyệt đối không nên sử dụng các chất làm độn nếu như:
- Da của bạn đang bị viêm vì bất kỳ lý do gì (phát ban, mề đay, mụn bọc…)
- Dị ứng với bất kỳ thành phần nào ghi trên nhãn
- Bạn bị rối loạn đông máu
- Bạn đang mang thai, cho con bú hay dưới 18 tuổi (chưa có nghiên cứu nào về sự an toàn khi sử dụng filler ở người trẻ tuổi)
- Da của bạn dễ để lại sẹo (chẳng hạn như bạn dễ bị sẹo lồi…)
Những phương pháp thay thế tiêm chất làm đầy
Có rất nhiều mỹ phẩm giúp chống lại dấu hiệu lão hóa và làm mờ các nếp nhăn trên khuôn mặt, mức độ thành công phụ thuộc vào da mỗi người. Các phương pháp phổ biến có thể kể đến như:
- Dùng lotion (kem dưỡng da) để làm mờ nếp nhăn.
- Điều trị mài mòn da (demabrasion) hoặc siêu mài mòn da (microdermabrasion).
- Tẩy tế bào chết hóa học (lột da hóa học).
Tóm lại
Các chất làm đầy được Cục Quản lý Dược chấp thuận và các chuyên gia uy tín sử dụng thường tốt và an toàn hơn. Vì thế, bản chất của việc tiêm filler là an toàn nếu bạn thực hiện thủ thuật này tại các cơ sở uy tín, bởi các chuyên gia có tay nghề cao. Dưới đây là một số lưu ý để đảm an toàn nhất cho bạn khi thực hiện tiêm filler là đẹp:
- Bác sĩ khuyến cáo bạn không nên xoa bóp vùng da mới tiêm filler cũng như không tiếp xúc với nhiệt độ quá cao hoặc thấp (chẳng hạn như đi trượt tuyết trong thời tiết giá lạnh hay sử dụng phòng tắm hơi).
- Bạn có thể sử dụng các thuốc kháng histamin (chống dị ứng) và thuốc chống viêm không kê đơn khi có bất kỳ triệu chứng sưng đỏ hay ngứa.
- Nếu bạn nhận thấy có các dấu hiệu nhiễm trùng (sốt, chảy dịch mủ hoặc da bị viêm, nóng), bạn cần đi khám bác sĩ sớm nhất có thể.
- Bạn hãy đi đến trung tâm y tế ngay lập tức nếu cảm thấy có vấn đề khi nhìn hoặc khó thở, cảm thấy đau bất thường hay bất kỳ triệu chứng nghiêm trọng nào khiến bạn lo lắng.
Thực tế, phương pháp thẩm mỹ nào cũng tiềm ẩn những tác dụng phụ và rủi ro nhất định. Hy vọng các thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tiêm filler là gì, các tác dụng phụ có thể có của tiêm filler và tự trả lời được câu hỏi tiêm filler có hại không hay ảnh hưởng gì không nhé!
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Tiêm Filler Rãnh Cười Bị Lệch
-
Các Dấu Hiệu Nhận Biết Khi Tiêm Filler Bị Lỗi - Seoul Center
-
5 Lưu ý Khi Tiêm Filler đầy Rãnh Cười Nhất định Phải Biết
-
Cười Lệch, Cười Không Tự Nhiên Sau Tiêm Botox Thon Gọn Hàm
-
Tiêm Filler Môi Bị Lệch: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả
-
#1 Cần Lưu ý Gì Khi Tiêm Filler Rãnh Cười - Chủ Tịch JT Angel Hospital
-
Những điều Bạn Cần Biết Sau Khi Gặp Biến Chứng Do Tiêm Filler
-
Môi Bị Lệch Khi Cười Phải Làm Sao để Khắc Phục An Toàn, Hiệu Quả?
-
Tiêm Filler Bị Vón Cục Có Sao Không? Đâu Là Cách Khắc Phục?
-
Tiêm Filler Rãnh Cười Là Gì? Có Gây Hại Không? Giữ Được Bao ...
-
Hỏi đáp: Tiêm Filler Sau Bao Lâu Thì ổn định, Cần Chú ý Những Gì?
-
Tiêm Filler Bị Tràn Do đâu, Có Nguy Hiểm Không?
-
Mất Thị Lực Sau Tiêm Filler Làm đầy Rãnh Má - VnExpress
-
Tiêm Filler Môi Bị Vón Cục: 4 Nguyên Nhân & 3 Cách Chữa Trị Nhanh