Tác Gia Là Gì? Phân Biệt Giữa Tác Gia, Tác Giả Và đồng Tác Giả
Có thể bạn quan tâm
1. Tìm hiểu khái một số khái niệm liên quan
1.1. Tác gia là gì?
Tác gia theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt thì được hiểu là một tác giả lớn với những tác phẩm văn học, nghệ thuật mang đến ảnh hưởng, tác động sâu sắc, lâu dài đến đời sống xã hội. Các tác phẩm ở đây chính là những sản phẩm được ra đời từ sự sáng tạo văn học trong ngành nghệ thuật sáng thạo và thiết kế được thể hiện bằng nhiều phương tiện, hình thức khác nhau như:
- Các tác phẩm sân khấu, thuộc loại hình nghệ thuật biểu diễn là chèo, tuồng, múa rối, kịch, cải lương,...
- Các tác phẩm thuộc lĩnh vực, chuyên ngành sân khấu điện ảnh, ngành diễn viên điện ảnh, được thể hiện theo phương thức là các hình ảnh động kết hợp với âm thanh (audiophile), kịch bản (scripting) phim và các phương tiện khác.
- Các tác phẩm báo chí như phóng sự, phản ánh, điều tra, bình luận, tường thuật,... được đăng tải lên các phương tiện truyền thông.
- Các tác phẩm về âm nhạc được thể hiện theo dạng nốt nhạc trong bản nhạc, các ký tự âm nhạc, bản ghi âm, ghi hình,...
- Các tác phẩm nghệ thuật về kiến trúc, mỹ thuật, ngành nhiếp ảnh,...
Các tác phẩm này đều chứa đựng cũng như thể hiện được cá tính, phong cách riêng của các tác gia và mang đến tinh thần mới lạ, nét độc đáo, có tầm ảnh hưởng lớn trong phạm vi quốc gia, thậm chí mang tầm quốc tế.
Xem thêm: Art director là gì
1.2. Tác giả là gì?
Luật sở hữu trí tuệ Việt Nam không đưa ra khái niệm cụ thể về tác giả, tuy nhiên theo định nghĩa của từ điển tiếng Việt thì tác giả được hiểu là những người trực tiếp sáng tạo ra một phần hay toàn bộ các tác phẩm về văn học, nghệ thuật hay khoa học nào đó.
Đối với tác giả thì sẽ có quyền tác giả, tức là quyền quyết định mọi vấn đề liên quan của các tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do chính mình tạo ra hoặc nắm quyền sở hữu chúng. Bởi các tác phẩm đều ra đời từ quá trình sáng tạo, chất xám riêng biệt của mỗi người và nếu chưa được sự đồng ý, cho phép thì không ai được phép sử dụng chúng một cách tự do. Vi phạm quyền tác giả sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường cũng như thực hiện theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Music producer là gì
1.3. Đồng tác giả nghĩa là gì?
Bên cạnh hai khái niệm tác gia, tác giả chúng ta cũng thường nghe đến cụm từ “đồng tác giả” ở rất nhiều nơi trong nhiều trường hợp. Vậy khái niệm đồng tác giả được hiểu là gì? Hiểu một cách đơn giản nhất thì đây là sự kết hợp từ ít nhất 2 người trở lên, cùng nhau sáng tạo, đưa ra những quan điểm chung và cho ra những tác phẩm mới. Tất cả những người này đều cùng bỏ ra công sức, tài sản, chất xám để sáng tạo ra tác phẩm, do đó sẽ cùng có trách nhiệm đối với các tác phẩm và nhận được những quyền lợi nhất định từ các tác phẩm đó. Quyền của đồng tác giả cũng tương tự như quyền tác giả, đều có thể quyết định các vấn đề liên quan đến tác phẩm của họ.
Xem thêm: Storyboard là gì
2. Sự khác nhau giữa tác gia và tác giả
Nhiều người vẫn nhầm tưởng tác gia và tác giả là giống nhau bởi cùng là sáng tạo ra các tác phẩm văn học, nghệ thuật, chỉ khác cách gọi theo địa phương. Tuy nhiên, giữa hai khái niệm này có sự khác nhau cần phải phân biệt rõ ràng.
- “Gia” là từ chỉ những người làm công việc chuyên môn nhất định, chỉ sống bằng nghề đó như các phi hành gia, thương gia hay luật gia,...
- "Người giả" là những người chỉ thực hiện một công việc trong một khoảng thời gian nhất định, không cần phải có kiến thức chuyên môn sâu về một lĩnh vực cụ thể và có thể tham gia vào các ngành nghề liên quan khác.
Như vậy, có thể hiểu đơn giản rằng những người sáng tác ra các tác phẩm, họ có thể không hẳn là người có chuyên môn sâu về lĩnh vực nào đó trong văn học, nghệ thuật hay khoa học. Họ có thể là người có đam mê đối với lĩnh vực và muốn được thử sức với đam mê, có nguồn cảm hứng nhất thời và tạo ra các tác phẩm giá trị thì cũng được xem là tác giả của tác phẩm đó. Còn riêng đối với tác gia thì được hiểu chính là việc cá nhân coi công việc sáng tác là nghề của mình, chỉ theo đuổi nghề đó và có khả năng tạo ra được các tác phẩm lớn lao, đồ sộ, có tầm cỡ quốc gia và thế giới. Bên cạnh đó, những tác phẩm có giá trị sâu sắc mang tính nhân văn, khoa học, xã hội đó đều được cộng đồng biết đến và hưởng ứng, coi trọng, đi sâu vào tiềm thức của con người từ đời này sang đời khác, thế hệ này sang thế hệ khác.
Một tác gia chắc chắn chính là một tác giả của tác phẩm cụ thể nào đó. Nhưng một tác giả thì chưa chắc đã được coi là tác gia. Bởi tác gia mang nội hàm rộng lớn hơn và khi nhắc đến tác giả mọi người chỉ nghĩ đến các tác phẩm hết sức bình thường, còn nhắc đến tác gia chắc chắn sẽ gắn liền với các công trình, tác phẩm lớn lao. Ví dụ như các tác phẩm của chủ tịch Hồ Chí Minh – một tác gia của nền văn học Việt là: “Nhật ký trong tù”, “Tức cảnh Pác Pó”,... và rất nhiều các tác phẩm khác đều mang lại giá trị sâu sắc, có tầm ảnh hưởng lớn và ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân Việt Nam trong suốt những năm tháng qua.
Xem thêm: Cameo là gì
3. Một số tác gia nổi tiếng của Việt Nam thế kỷ 20
3.1. Tác gia Nguyễn Khuyến
Nguyễn Khuyến được coi là một trong những tác gia lớn nhất của Việt Nam ở thế kỷ 20. Ông là một nhà thơ trữ tình lớn với các tác phẩm nổi tiếng, xuất sắc nhưng cũng mang đến rất nhiều những tác phẩm mang nội dung trào phúng hàng đầu. Bên cạnh đó, Nguyễn Khuyến còn là một đại khoa triều quan có tiếng. Ông là tiêu biểu cho tâm hồn Việt Nam, là một hiện tượng vô cùng đặc biệt của nền văn học Việt Nam. Các tác phẩm của ông đã tạo nên một xu hướng mới lạ, đặc sắc về bản sắc văn hóa Việt Nam bao gồm cả hai phương diện là bản sắc quê hương Việt Nam và bản sắc tâm hồn người Việt Nam. Một số tác phẩm tiêu biểu của tác gia Nguyễn Khuyến phải kể đến như: “Bạn đến chơi nhà”, “Thu ẩm”, “Thu điếu”, “Khóc Dương Khuê”,...
3.2. Tác gia Phan Bội Châu
Phan Bội Châu là một nhà yêu nước lớn, một chí sĩ cách mạng của Việt Nam với ý chí chiến đấu vô cùng cao, ông luôn hết mình hết lòng đóng góp, hết mình tận tụy với sự nghiệp cách mạng của dân tộc Việt Nam. Ông là một trong những tác gia tiêu biểu nhất về tư tưởng mới mẻ và cái tôi riêng của mình với những quan điểm như: mở mang dân trí, nói về những điều ảnh hưởng đến đất nước, quyền lợi của nhân dân, vun trồng các nhân tài,... Một số tác phẩm nổi bật nhất của ông là: “Xuất Dương Lưu Biệt”, “Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông”, “Bài ca chúc tết thanh niên”, “Chơi xuân”,...
3.3. Tác gia Tản Đà
Tản Đà (tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu) có lẽ là một tác gia đã trở nên vô cùng quen thuộc đối với mỗi chúng ta. Đây là một nhà thơ lớn của Việt Nam ở thế kỷ 20, là thi sĩ đầu tiên và cũng là người mở đầu cho Việt Nam nền thơ văn hiện đại. Tản Đà đã mang đến nền văn học thơ ca Việt Nam một luồng sinh khí mới mẻ, thể hiện sâu sắc bản ngã của chính bản thân ông theo một cách hết sức độc đáo, đặc biệt nhất chính là sự dung hòa của nhiều yếu tố khác nhau trong thơ của ông. Nhắc đến tác gia Tản Đà chắc chắn phải nhắc đến các tác phẩm nổi tiếng như: “Thề non nước”, “Muốn làm thằng Cuội”, “Tương tư”, “Hầu giời”,...
3.4. Tác gia Thế Lữ
Thế Lữ là tác gia nổi tiếng của Việt Nam thế kỷ 20 và là người đầu tiên thực hiện cách tân nền thơ ca Việt Nam thời kỳ đó. Ông là người đã mang đến một làn gió mới mẻ cho nền thơ ca, thể hiện trong sự lãng mạn cùng phong cách thơ độc đáo đã chính thức khép lại triều đại của nền thơ ca cổ điển. Trong thơ của Thế Lữ thể hiện được cái tôi riêng của mình rất rõ ràng thông qua các quan niệm về nghệ thuật, về nghệ sĩ và con người lúc bấy giờ. Đây là một điểm sáng mới lạ, phong phú và đa dạng, mang lại nhiều cung bậc cảm xúc, sức sống trong thơ ca, thu hút người đọc. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông phải kể đến đó là: “Nhớ rừng”, “Ma túy”, “Tình hoài”, “Tiếng sao Thiên Thai”,...
3.5. Tác gia Hàn Mặc Tử
Hàn Mặc Tử được đánh giá là một trong những tác gia xuất sắc của Việt Nam ở thế kỷ 20 về thơ ca. Ông chính là nhà thơ duy nhất mang đến những tác phẩm, các câu thơ hay và đặc sắc, có thể vượt qua được cả sự trác tuyệt của Nguyễn Du. Tuy nhiên, hồn thơ của ông lại khá phức tạp, đầy sự biến hóa, tương hợp mà nhiều khi lại khá mâu thuẫn với nhau. Hình thái ngôn từ, tư tưởng kết hợp được thể hiện trong thơ của ông tạo ra một thế giới siêu hình mà điều này chưa từng có ai làm được trong nền thơ ca Việt Nam thời bấy giờ. Các tác phẩm đặc sắc của ông được biết đến đó là: “Mùa xuân chín”, “Đây thôn Vĩ Dạ”, “Những giọt lệ”, “Đà Lạt trăng mờ”,...
Những phân tích và chia sẻ trên đây chắc hẳn đã giúp các bạn hiểu rõ tác gia là gì cũng như phân biệt được sự khác nhau giữa tác gia, tác giả và đồng tác giả rồi phải không nào? Cùng theo dõi timcviec365.vn để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cho mình nhé!
Từ khóa » định Nghĩa Về Từ Tác Giả
-
Sự Khác Nhau Giữa Tác Giả Và Chủ Sở Hữu Quyền Tác Giả - LuatVietnam
-
Tác Giả – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tác Giả Là Gì ? Chủ Sở Hữu Quyền Tác Giả Là Gì ? Phân Biệt Giữa Tác ...
-
Tác Giả Là Gì ? Chủ Sở Hữu Quyền Tác Giả Là Gì ? Cách Phân Loại Tác Giả
-
Tác Giả Là Gì? Tác Giả Còn được Gọi Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Thế Nào Là Tác Giả Của Tác Phẩm? - Luật LawKey
-
Khái Niệm Tác Giả, đồng Tác Giả Theo Pháp Luật Việt Nam
-
Tác Giả Là Gì? Tác Phẩm Là Gì? Quyền Của Tác Giả đối Với Tác Phẩm Là ...
-
Tản Mạn Phân Biệt Một Chút Về "tác Giả" Và "tác Gia" - Facebook
-
Nội Dung Của Quyền Tác Giả
-
Tác Gia Và Tác Giả Khác Nhau Như Thế Nào?
-
Đồng Tác Giả Và Quyền Của đồng Tác Giả Theo Quy định - - ASLAW Law
-
Quyền Tác Giả Theo Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam - InvestOne Law Firm
-
[PDF] BÀI 5. Quyền Tác Giả Và Quyền Liên Quan