Tác Hại Của Băng Phiến Thường đặt Trong Tủ Quần áo Mà Mẹ Không Biết
Có thể bạn quan tâm
Chuyện sử dụng băng phiến có thể gây hại cho trẻ em và phụ nữ có thai không phải bây giờ mới được nhắc đến. Năm ngoái, câu chuyện về bé gái 8 tháng tuổi ở Trung Quốc chào đời khỏe mạnh nhưng lớn lên lại bị thiểu năng trí tuệ do thói quen sử dụng băng phiến của mẹ đã lan truyền khắp các diễn đàn chia sẻ việc nuôi dạy trẻ. Hay như chuyện một cậu bé 2 tuổi vô tình nuốt băng phiến rồi bị ngộ độc nặng, nguy hiểm đến tính mạng cũng từng khiến nhiều người hoang mang lo sợ về tác hại của băng phiến. Vậy vì sao băng phiến lại độc hại đến như vậy. Trong băng phiến có chế phẩm thuốc trừ sâu?
Cô bé 8 tháng tuổi trở nên đờ đẫn, kém phát triển chỉ vì thói quen dùng băng phiến của mẹ.
Một trong những thành phần của băng phiến chính là Naphthalene, một chất vô cùng độc hại nằm trong danh sách chế phẩm diệt côn trùng trong gia đình và y tế đã bị cấm từ năm 2008. Chất này có thể gây đục thuỷ tinh thể ở người, gây tổn thương não do thiếu máu ở trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Ngoài ra, trong băng phiến còn chứa paradichlorobenzen. Khi con người tiếp xúc lâu với chất này có thể xảy ra hiện tượng chóng mặt, nôn mửa, kích ứng da, chân tay tê và nhiều triệu chứng khác. Bên cạnh đó, việc hít băng phiến lâu ngày hoặc vô tình nuốt phải cũng có thể gây ngộ độc.
Băng phiến chứa nhiều chất độc hại. (Ảnh minh họa)
Nguy hiểm hơn, tiếp xúc lâu ngày với paradichlorobenzen có thể bị thiếu máu cấp tính, kích ứng đường hô hấp, dị ứng xuất huyết và viêm cầu thận. Tiếp xúc trên 15 năm có thể ảnh hưởng đến phổi, máu, hệ thần kinh trung ương và làm hỏng gan.
Băng phiến có hình tròn, nhiều loại lại có nhiều màu như kẹo nên bé có thể nhầm lẫn và ăn vào. (Ảnh minh họa)
Làm thế nào để ngăn chặn tác hại của băng phiến
Để ngăn chặn tác hại của băng phiến, gia đình có trẻ nhỏ tốt nhất không nên sử dụng băng phiến. Nếu muốn phòng chuột gián, mối mọt, bạn có thể sử dụng các loại vật liệu tự nhiên, không gây hại đến sức khỏe của trẻ như phèn chua, bột giặt, hành tây, tía tô,…
Nếu gia đình sử dụng băng phiến đặt trong tủ quần áo, thì nên phơi quần áo dưới ánh nắng mặt trời một vài ngày sau khi lấy ra rồi mới mặc. Để tránh băng phiến tiếp xúc trực tiếp với quần áo, bạn nên bọc băng phiến trong giấy ăn, túi nhựa rồi mới cho vào tủ.
Không nên để băng phiến tiếp xúc trực tiếp với quần áo. (Ảnh minh họa)
Trong trường hợp bé vô tình nuốt phải băng phiến, tuyệt đối không cho bé uống sữa với mục đích gây ói mửa. Thay vào đó, bạn có thể dùng trà hoặc nước lọc. Và dù bé đã ói được băng phiến ra hay chưa thì cũng nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra để đề phòng tình huống xấu.
Từ khóa » Ngửi Mùi Băng Phiến Có độc Không
-
Cẩn Trọng Với Ngộ độc Băng Phiến
-
Nhận Biết Và Xử Trí Ngộ độc Do Băng Phiến ở Trẻ Em
-
Cẩn Trọng Ngộ độc Băng Phiến - Hànộimới
-
Băng Phiến Là Gì? Băng Phiến Có độc Không, Tác Dụng Của Băng ...
-
Long Não Có An Toàn Không? Cách Sử Dụng Long Não Hiệu Quả
-
Băng Phiến Là Gì? Cách Dùng Băng Phiến đuổi Chuột Cực Hay
-
Thận Trọng Khi Dùng Băng Phiến
-
Những độc Hại Chết Người Không Ngờ Từ Băng Phiến
-
Băng Phiến Có Tác Dụng Gì? Có Độc Không Và Cách Dùng
-
Thận Trọng Khi Dùng Băng Phiến Vì độc Tính Cao | VTV.VN
-
(VTC14)_ Nguy Cơ Ngộ độc Băng Phiến - YouTube
-
Long Não Chứa Naphthalene độc Hại - Tuổi Trẻ Online
-
Danh Sách Mùi Hương Gây Hại Cho Sức Khỏe Con Người
-
Vì Sao Không Nên Dùng Băng Phiến Trong Nhà? - VnExpress