Tác Hại Của Quả Dứa Là Gì Và Khi Nào Bạn Không Nên ăn Dứa?

Tác hại của quả dứa – Dứa hay còn được gọi là khóm là một loại quả có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng cũng có một số lúc không nên ăn dứa sẽ không tốt cho cơ thể. Vậy tác hại của quả dứa là gì và khi nào bạn không nên ăn dứa? Hãy cùng Mactech tìm hiểu nguyên nhân để trả lời những vấn đề này nhé.

  • Công dụng tuyệt vời của dứa sấy dẻo rất tốt cho sức khỏe
  • Những tác dụng của quả dứa | lợi ích bất ngờ cho sức khỏe
  • Máy sấy dứa công nghiệp Mactech, sấy nhanh, màu đẹp
  • Những lợi ích từ ổi sấy dẻo | ngon – bổ nhưng không rẻ
Tác hại của quả dứa là gì và khi nào bạn không nên ăn dứa?
Tác hại của quả dứa là gì và khi nào bạn không nên ăn dứa?

Các nội dung chính trong bài viết

Đặc điểm của quả dứa

Dứa là một loại quả được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới, trong 100g dứa tươi cung cấp 50 kcal, 1,4 gam chất xơ. Ngoài ra, ăn 100g dứa sẽ cung cấp cho cơ thể 80% lượng vitamin C và 45% lượng Mangan cần cho một ngày và nhiều loại vitamin và khoáng chất khác như vitamin A, vitamin K, vitamin B6, B5, B3, B1, folate, canxi,sắt, magie, phốt pho, kali, đồng… Dứa có thể dùng để ăn như các loại hoa quả tươi, chế biến các món ăn hay thậm chí dùng để chữa bệnh. Ngày nay, có nhiều cơ sở sản xuất còn dùng các loại máy sấy hoa quả công nghiệp để làm dứa sấy dẻo rất ngon và được nhiều bạn trẻ yêu thích.

Với nhiều vitamin và khoáng chất, ăn dứa hoặc uống nước ép dứa hàng ngày giúp cơ thể tăng cường hệ miễn dịch, làm chắc xương, tốt cho hệ tim mạch, ngăn ngừa đông máu, hỗ trợ tiêu hóa, ngăn ngừa ung thư, cải thiện thị lực, hỗ trợ giảm cân và dùng làm một vị thuốc trong đông y có thể chữa được nhiều bệnh như sỏi thận sỏi tiết niệu, chữa ho, cảm lạnh, chữa các bệnh về nướu lợi, tiểu buốt, đau đầu mất ngủ … Bên cạnh những tác dụng tốt, trái khóm cũng có những tác hại nhất định đối với cơ thể nếu các bạn sử dụng không hợp lý.

Tác hại của quả dứa là gì và khi nào bạn không nên ăn dứa?
Tác hại của quả dứa là gì và khi nào bạn không nên ăn dứa?

Tác hại của quả dứa (khóm)

1. Có thể gây sảy thai

Thông thường bác sĩ đều khuyên phụ nữ mang thai không nên kiêng mà nên ăn đủ các loại thực phẩm để thai nhi phát triển được toàn diện. Tuy nhiên đông y lại khác, phụ nữ có thai cần phải dưỡng thai và tránh ăn rất nhiều loại thực phẩm nhất là trong 3 tháng đầu mang thai trong đó có cả quả dứa. Thực tế, ăn dứa với lượng vừa phải sẽ không gây ra vấn đề gì nhưng nếu ăn với lượng nhiều sẽ có thể dẫn đến tăng kích thích co thắt tử cung và dễ dẫn đến sảy thai đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Vì thế, để tốt nhất các mẹ bầu không nên ăn dứa trong 3 tháng đầu mang thai và hạn chế ăn dứa khi sắp sinh nhé.

Tác hại của quả dứa là gì và khi nào bạn không nên ăn dứa?
Tác hại của quả dứa là gì và khi nào bạn không nên ăn dứa?

2. Dứa ẩn chứa nguy cơ gây ngộ độc

Khi ăn dứa rất dễ dẫn đến dị ứng hay ngộ độc. Mặc dù vậy, các triệu chứng này có thể nặng, có thể nhẹ nên thường mọi người đều nghĩ đó là phản ứng bình thường và không nghĩ răng mình đã bị ngộ độc hay dị ứng. Trong trường hợp bị ngộ độc nhẹ cơ thể có phản ứng như khó chịu, mệt mỏi, ngứa ngáy, trên da nổi mề đay, đâu bụng, nôn nao, bị tiêu chảy … Nếu bị nặng có thể dẫn đến khó thở, tụt huyết áp, đau bụng quằn quoại, nôn ói nhiều. Đặc biệt đối với những ai bị dị ứng với dứa còn có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Nguyên nhân của việc ngộ độc dứa là do một loại nấm độc có tên là Candida tropicalis. Loại nấm này phát triển mạnh ở môi trường đất ẩm và đúng vào thời điểm dứa chín. Vậy nên loại nấm này có thể vô tình bám vào dứa và khi gọt dứa chúng ta không cẩn thận làm nấm này rơi vào miếng dứa dẫn đến khi ăn bị ngộ độc.

Tác hại của quả dứa là gì và khi nào bạn không nên ăn dứa?
Tác hại của quả dứa là gì và khi nào bạn không nên ăn dứa?

3. Dứa gây ra triệu chứng cao huyết áp

Trong dứa có chứa một chất gọi là serotonin, serotonin có tác dụng làm co mạch máu. Thông thường serotonin không có tác dụng quá lớn đối với cơ thể nhưng nếu bạn là một người bị bệnh cao huyết áp hay có vấn đề về tim mạch thì nên cẩn thân khi ăn dứa vì hiện tượng co mạch máu sẽ làm mạch nhỏ lại gây ra hiện tượng huyết áp tăng, giảm máu lên não rất nguy hiểm.

Tác hại của quả dứa là gì và khi nào bạn không nên ăn dứa?
Tác hại của quả dứa là gì và khi nào bạn không nên ăn dứa?

4. Dứa có thể làm loét dạ dày

Theo PGS.TS.Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc cảnh báo, không nên ăn dứa khi đói có thể dẫn đến các bệnh như loét dạ dày và những người người bị bệnh dạ dày không nên ăn nhiều dứa. Nguyên nhân là do bromelain có trong dứa giúp phân tách protein trong thức ăn tốt cho tiêu hóa nhưng nếu không có hức ăn thì chất này lại làm cho dạ dày tiết ra nhiều dịch vị hơn và nhiều lần sẽ có thể gây ra loét dạ dày. Đối với những ai đã bị loét dạ dày cũng không nên ăn dứa khi đói sẽ làm bệnh tình nặng hơn.

Tác hại của quả dứa là gì và khi nào bạn không nên ăn dứa?
Tác hại của quả dứa là gì và khi nào bạn không nên ăn dứa?

5. Dứa có thể làm tình trạng viêm mũi họng xấu đi

Ai đã từng ăn dứa cũng biết đây là một loại quả ăn rất ngon, đôi khi chúng ta không kiềm chế được mà ăn hết một quả dứa luôn. Nhưng ngay sau đó bạn sẽ thấy có cảm giác bị rát lưỡi hay khản cổ hơi khó chịu. Nguyên nhân của triệu chứng này là do glycoside gây ra những kích thích đến vùng da hay niêm mạc khiến các vùng tiếp xúc nhiều như cổ họng hay lưỡi có cảm giác ngứa rát. Đặc biệt, nếu bạn đang bị viêm mũi họng, cảm giác ngứa rát này sẽ là một tác nhân xấu làm tình trạng bệnh xấu đi. Do vậy, nếu bị viêm mũi họng hay đang bị ho thì nên hạn chế ăn dứa nhé.

Tác hại của quả dứa là gì và khi nào bạn không nên ăn dứa?
Tác hại của quả dứa là gì và khi nào bạn không nên ăn dứa?

Khi nào bạn không nên ăn dứa?

Với 5 tác hại của quả dứa vừa nêu trên, chúng ta có thể rút ra vài kết luận khi nào không nên ăn dứa rồi phải không. Sau đây là một vài lời khuyên của mình, các bạn nên tránh không nên ăn dứa trong những trường hợp sau nhé:

  1. Không nên ăn dứa đối với phụ nữ mang thai (ăn ít vẫn được nhé)
  2. Không nên ăn dứa nếu bị dị ứng với các thành phần của dứa.
  3. Không nên ăn dứa khi bị cao huyết áp.
  4. Không nên ăn dứa khi đói
  5. Không nên ăn dứa khi bị đau dạ dày, loét dạ dày
  6. Không nên ăn dứa khi đang bị viêm mũi họng, ho

Các bạn hãy nhớ những điều trên để không gặp phải những tác hại của quả dứa đối với cơ thể khi ăn nhé.

Thông tin liên quan

  • 10 món ăn ngon dễ làm từ trái đậu bắp10 món ăn ngon dễ làm từ trái đậu bắp
  • Máy sấy ngũ cốc 10kg, sấy đa năng các loại hạt ngũ cốcMáy sấy ngũ cốc 10kg, sấy đa năng các loại hạt ngũ cốc
  • Sản xuất bò khô miếng với quy mô hộ gia đình, cá nhânSản xuất bò khô miếng với quy mô hộ gia đình, cá nhân
  • Máy sấy thuốc lào Mactech, sấy khô nhanh, khô đều, tiết kiệm điện năngMáy sấy thuốc lào Mactech, sấy khô nhanh, khô đều, tiết kiệm điện năng
  • Bán máy sấy công nghiệp tại Cà Mau – Hiệu năng tốt, tiết kiệm điệnBán máy sấy công nghiệp tại Cà Mau – Hiệu năng tốt, tiết kiệm điện
  • Giá máy sấy nông sản, phân tích một số dòng máy phù hợpGiá máy sấy nông sản, phân tích một số dòng máy phù hợp
  • Máy sấy chuối khô giòn, thiết bị sấy hiện đại cho kinh doanhMáy sấy chuối khô giòn, thiết bị sấy hiện đại cho kinh doanh
  • Máy sấy tôm khô mini phù hợp cho gia đình sử dụngMáy sấy tôm khô mini phù hợp cho gia đình sử dụng
  • Hạt hướng dương sấy khô, sấy để bảo quản lâu dàiHạt hướng dương sấy khô, sấy để bảo quản lâu dài
  • Bán máy sấy công nghiệp tại Tây Ninh – sấy nhanh, bền bỉ, tiếng ồn thấpBán máy sấy công nghiệp tại Tây Ninh – sấy nhanh, bền bỉ, tiếng ồn thấp

Từ khóa » Hạt Dứa Có ăn được Không