Thực Hư Về Việc ăn Dứa Có Nên Bỏ Lõi Hay Không? - Sức Khỏe

Dứa là loại hoa quả có nhiều dưỡng chất quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, sức đề kháng cho con người. Ở một số trường hợp, dứa còn giúp điều trị bệnh như sỏi thận, thanh lọc cơ thể, làm mát gan…Tuy nhiên, việc ăn dứa sai cách có thể khiến cơ thể gặp nguy hiểm, ngược lại, làm lãng phí những chất dinh dưỡng có trong dứa.

    1. Dứa - Thần dược xứ nhiệt đới

Chất quý có lợi cho sức khỏe con người chứa trong quả dứa (chín và xanh) là bromelin. Trong quả dứa, lõi dứa có hàm lượng bromelin cao nhất.

Quả dứa (Ananas comosus) là đặc sản của các nước nhiệt đới trong đó có Việt Nam. Quả dứa khi chín có màu vàng, mùi thơm hấp dẫn, vị ngọt hơi chua, thường được dùng làm món tráng miệng. Quả dứa xanh thường được dùng làm rau ăn (làm món sào với thịt bò, thịt trâu, lòng gà, lòng vịt...).Ảnh 1.

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, không chỉ thơm ngon, ngọt, quả dứa còn chứa rất nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Dứa giàu vitamin C, ít calo, không chất béo và cholesterol xấu.

Khi dứa chín, hầu hết mọi người khi ăn thường bỏ lõi dứa do sợ lõi dứa gây rát lưỡi, cứng và có vị nhạt. Tuy nhiên, quan niệm này lại khiến công dụng thần kỳ của loại quả này hao hụt đi một nửa.

Chất quý có lợi cho sức khỏe con người chứa trong quả dứa (chín và xanh) là bromelin (hay brolelain). Trong quả dứa, thì lõi dứa lại có hàm lượng bromelin cao nhất.

2. Lõi dứa có nhiều công dụng quý

Trong lõi dứa có chứa bromelin, theo nghiên cứu bromelin có một số công dụng đặc biệt như sau:

2.1. Phân giải protein

Sau bữa ăn thịnh soạn, có nhiều cá thịt nên dùng dứa để tráng miệng, sẽ giúp cơ thể hấp thu tốt các chất đạm trong thức ăn. Ướp dứa với thịt 20 phút trước khi chế biến, sẽ làm cho thịt mềm, ngon dễ tiêu hơn (nhớ cắt lõi dứa thành lát mỏng để bóp với thịt sẽ phát huy được tác dụng của bromelin).

2.2. Cường hệ miễn dịch

Giảm di căn của các loại ung thư (phối hợp với xạ trị, hóa trị); ức chế quá trình viêm, giảm phù nề, tụ huyết; giảm đau nhức trong các chứng thấp khớp; giúp cho vết thương, vết loét mau thành sẹo; ngừa: cao huyết áp, đau thắt ngực, huyết khối, giãn tĩnh mạch, phù phổi.

2.3. Nâng cao tác dụng của các loại thuốc

Kháng sinh, an thần, giãn cơ, chống co giật, trị hen.

Chính vì vậy, bạn không nên bỏ lõi dứa khi ăn. Nếu không ăn được lõi dứa do cứng và nhạt, sợ rát lưỡi, bạn có thể chế biến thành sinh tố dứa, nước ép dứa sẽ hấp thụ được tối đa dưỡng chất có trong loại quả này.Ảnh 2.

3. Những người tuyệt đối không nên ăn dứa

Dứa mặc dù chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, ít cholesterol xấu, giúp thanh lọc cơ thể, mát gan, lợi thận, phòng chống ung thư, làm mát gan... Tuy nhiên, có những nhóm người đặc biệt không được ăn dứa. 6 nhóm người không nên ăn dứa bao gồm:

- Người bị bệnh dạ dày

- Người thừa cân béo phì

- Người đái tháo đường

- Người huyết áp cao

- Người mắc bệnh viêm mũi họng

- Phụ nữ mang thai

Chuyên gia cũng lưu ý mọi người chỉ nên chọn mua dứa khi có ý định sử dụng ngay. Trong trường hợp chưa cần dùng đến, nên để dứa ở nơi mát, tránh ánh nắng và không để quá 2 đến 3 ngày.

Tổng hợp

Từ khóa » Hạt Dứa Có ăn được Không