Tác Hại Của Việc Nghe Nhạc Sóng Não - Bác Sĩ Lê Trần Duy

4.5/5 - (31 bình chọn)

Tác hại của việc nghe nhạc sóng não ? Âm nhạc có một sức mạnh kỳ diệu hơn chúng ta vẫn nghĩ. Đó là khả năng giúp tinh thần hồi phục, nâng cao năng lực tập trung của não bộ và kích hoạt khả năng sáng tạo. Quyền năng đó gắn liền với một loại âm nhạc mang tên NHẠC SÓNG NÃO (Brainwave music). 

Tác hại của việc nghe nhạc sóng nãoTác hại của việc nghe nhạc sóng não

Tác hại của việc nghe nhạc sóng não

Nói chung, thấy hay thì dùng, thấy duyên thì gá. Tuy vậy, cần lưu ý, brainwave music không thực sự không bổ dọc cũng bổ ngang vô hại. Nghĩ xem, nếu  thực những alpha, beta, delta tác động đến bộ não, có nghĩa chúng có thể gây hại cho hệ điều hành theo cùng cách. Nhiều người hẳn giật mình với một số tác dụng phụ kiểu bội thực, lắm thứ đáng sợ, của brainwave music sau :

Cụ thể nếu nghe nhạc alpha quá đà sẽ khiến trí óc chậm chạm, lờ đờ; sóng beta tăng adrenaline/bồn chồn/ bất an, sóng theta gây sầu uất/trầm cảm, hay sóng delta sẽ gây rối loạn giảm chú ý. Mê đắm, quá liều, sai thầy lộn thuốc “nhạc học”, “nhạc ngủ” gây rối nhiễu tâm thần không phải là chuyện hù dọa. 

Tần số âm thanh tốt cho não

Khi bạn căng thẳng, não sẽ xảy ra hiện tượng ‘Alpha blocking’, tức là trạng thái thiếu sóng alpha. Lúc này, bạn cần nghe nhạc có sóng Alpha (8–12 Hz) để đưa tâm trí về trạng thái bình tĩnh và giúp cơ thể nghỉ ngơi, thư giãn. Không chỉ giúp bạn giảm bớt lo lắng, bồn chồn, rối loạn ám ảnh, nhạc sóng não Alpha còn được dùng khi tập thiền và nâng cao năng lực sáng tạo của não. 

Khi cảm thấy không đủ tỉnh táo để tập trung giải quyết vấn đề, bạn cần tìm đến nhạc sóng Beta (12–40 Hz). Đây là dạng sóng xuất hiện ở những người đang tập trung cao độ cho một màn diễn thuyết, bàn đấu thể thao hay giải quyết công việc. Nói cách khác, sóng Beta được xem như ‘chất kích thích’ khi não thiếu chú ý để ghi nhớ, học hỏi và giải quyết vấn đề.

Khi tâm lý bị nhiễu loạn vì đối diện với nhiều vấn đề cùng lúc, bạn cần sự tỉnh táo để sắp xếp lại tư duy. Hãy nghe sóng nhạc Thena (4–8 Hz) để đưa não về trạng thái thiền sâu, ổn định từ trong tiềm thức. Loại sóng nhạc này giúp bạn gạt bỏ những nhiễu loạn từ các giác quan, giải phóng nỗi sợ, cân bằng cảm xúc nội tại. Hơn thế, sóng nhạc Thena còn nâng cao sức sáng tạo và khả năng học hỏi sâu.

Tần số âm thanh tốt cho nãoTác hại của việc nghe nhạc sóng não

Nghe nhạc tần số đúng cách

Và hiệu quả đã thật sự đến đối với những ai sử dụng đúng âm nhạc để phục vụ cho mục đích học tập của mình. Thế nào là sử dụng đúng? Đây là vài gợi ý căn bản về sử dụng hiệu quả âm nhạc trong học tập:

  1. Không nghe bản nhạc này trước khi lái xe 30 phút và tuyệt đối KHÔNG nghe khi đang di chuyển
  2. Bản nhạc này lúc đầu sẽ khá là khó nghe… nhưng cứ làm bạn nhé 😉
  3. Sử dụng nhạc có nhịp từ 8 – 13 Hz mỗi giây, tương tự như tần số sóng alpha của não.
  4. Khi cần tập trung sâu để nghiên cứu, học thuộc nên sử dụng những loại nhạc có nhịp từ 4 – 7 Hz mỗi giây để kích thích tần số sóng não Theta hoạt động.
  5. Nguyên tắc quan trọng: Tuyệt đối không phán xét khi nghe. Và tuyệt đối không quá kỳ vọng vào âm nhạc như một phép màu có thể tạo ra hiệu quả tức thời cho việc học sáng tạo hoặc học tập trung.Hiệu quả chỉ đến với những người sử dụng nó như nhạc nền, tức là bật nhỏ đủ nghe, rồi tập trung vào việc học mà không tập trung vào âm nhạc.Nếu thấy mình đang bị tập trung vào âm nhạc thì cần bật nhạc nhỏ hơn nữa. Nếu đặt sự kỳ vọng cao cũng thì sẽ dẫn đến tư duy phán xét liên tục xảy ra trong đầu, dẫn đến thay vì học, người ta chạy theo việc đặt câu hỏi, khiến não chuyển sang tần số sóng Beta, cảm giác ức chế sẽ đến theo sóng beta chứ không thể đưa não về trạng thái alpha được.

Nhạc sóng não Gamma

Gamma (25 – 100 Hz): Sóng não có tần số cao nhất giúp cảm xúc gia tăng, cái nhìn sâu sắc và xử lý thông tin ở mức cao. Thường được sinh ra ở những thiên tài về âm nhạc, thi ca, hội họa hay người trúng số độc đắc, cầu thủ ghi nhiều bàn thắng “vàng”. Sóng não Gamma còn có hiệu lực mạnh ở người có tình yêu thương bao la, lòng vị tha và đức tính cao thượng.

Nhạc sóng não GammaTác hại của việc nghe nhạc sóng não

Sóng não Alpha

Alpha (8 – 12 Hz): Não ở trạng thái nghỉ ngơi thư giãn hoặc ở người có lối sống ung dung, thong thả và thư thái. Thường gặp nhất ở các đối tượng như họa sĩ, nhạc sĩ, đạo diễn,… Giúp tăng khả năng sáng tạo, ghi nhớ, sự tập trung. Sóng alpha còn được dùng để giảm stress, hỗ trợ chữa các bệnh thần kinh.

Nghe nhạc sóng não Delta

Delta (0.5 – 4 Hz) : Trạng thái ngủ sâu, giấc ngủ êm ái, không mộng mị, được tạo ra khi thiền định. Công dụng: chữa lành tế bào, tái tạo và phục hồi cơ thể.

Nghe nhạc sóng não DeltaTác hại của việc nghe nhạc sóng não

Cho bé nghe nhạc sóng não

Trong 2 năm đầu đời, trí não của bé sẽ phát triển tới 80% hệ thống thần kinh. Những gì bé tiếp thu được trong 2 năm này sẽ trở thành nền tảng trí tuệ cho bé trong cả cuộc đời. Những gì bé tiếp xúc được sẽ ảnh hưởng trực tiếp và tham gia vào quá trình hình thành não bộ.

Nhạc giao hưởng với những giai điệu có lúc réo rắt, có lúc cao trào, có lúc hùng hồn có tác dụng rất tốt trong việc kích thích ba tần sóng đó. Các bản nhạc giao hưởng thường có giai điệu được đẩy lên đỉnh cao khi não có các tần số sóng thấp, từ đó giúp tăng cường sự phát triển trí não của bé.

Để phù hợp, các mẹ nên chú ý có những bản giao hưởng chỉ thích hợp khi bé ngủ và có những bản dành riêng khi bé thức. Những bản nhạc nhẹ nhàng như của Sopin thích hợp khi bé ngủ và những giai điệu trầm bổng vui tươi lại thích hợp khi bé thức để bé trở nên hào hứng, phấn khởi hơn.

Từ khóa » Các Loại Nhạc Sóng Não