Tác Hại Của Việc Nuông Chiều Con Cái
Có thể bạn quan tâm
Thời buổi kinh tế thị trường ngày càng phát triển mạnh mẽ, nhiều bậc phụ huynh “lao mình” vào làm ăn buôn bán, ít quan tâm chăm sóc tới trẻ nhỏ. Điều này gây ra “vô vàn” tư tưởng dưỡng dục con cái sai lầm. Tiêu biểu cho việc làm ấy là hành động nuông chiều con một cách mù quáng. Điều này đã và đang để lại những hậu quả xấu gì cho những đứa trẻ của chúng ta? Hãy cùng tìm hiểu về những hệ quả của việc nuông chiều con trong bài viết dưới đây.
Nội dung chính Show- Những biểu hiện của việc nuông chiều con
- Hệ quả của việc nuông chiều con
- Nuôi dạy con như thế nào mới tốt?
- Nuông chiều quá mức con trẻ là sai lầm
- 1. Thiết lập phong thái mà cha mẹ nên có
- 2. Kiên quyết chấm dứt việc nuông chiều quá mức làm hư trẻ
- 4. Tránh bao bọc trẻ quá mức
- 5. Hạn chế những nhu cầu vật chất của trẻ
- 6. Dạy cho trẻ cách vượt qua sự ‘nhàm chán’
Những biểu hiện của việc nuông chiều con
Một số dấu hiệu phổ biến và chung của nhiều bậc bố mẹ nuôi chiều con ngày nay:
Chỉ biết cung phụng con, con muốn gì cũng đáp ứng mà không suy xét thiệt hơn, không suy xét đến mục đích sử dụng của nó.
Hàng tháng chu cấp cho con một số tiền tiêu vặt quá lớn, khiến con có cơ hội, điều kiện tham gia những hoạt động xấu.
Bao bọc con quá kỹ, khiến con luôn sống trong một thế giới màu hồng, tù túng.
Không để con thực hiện bất kỳ lao động gì dù đơn giản nhất là việc quét nhà, cơm nước,..
Mọi việc đều suy nghĩ lên kế hoạch thay cho con, khiến con chưa từng 1 lần đi xa, chưa từng 1 lần vấp ngã, chưa một lần thực hiện ước mơ.
Dạy con rằng chỉ biết có con, không dạy con phải biết quan tâm, giúp đỡ, biết ơn yêu thương những người xung quanh.
Hệ quả của việc nuông chiều con
Việc bao bọc nuông chiều con quá mức, sai lầm của các bậc phụ huynh không giúp đứa trẻ nên “người”, ngược lại sẽ khiến các trẻ phát triển theo chiều hướng xấu đi. Dưới đây là 1 vài hệ quả của việc nuôi chiều con sai cách thường gặp:
Đứa con sẽ trở thành con người ích kỷ chỉ biết cung phụng chứ không biết cống hiến yêu thương.
Đứa nhỏ sẽ không có lễ nghĩa, luôn đòi hỏi những điều chúng muốn và không biết quý trọng đồng tiền, công sức của người khác.
Đứa nhỏ sẽ trở thành người quen hưởng thụ, khi không được hưởng thụ những điều tốt đẹp ấy nữa sẽ chỉ biết oán trách cha mẹ.
Đứa nhỏ sẽ có tâm lý thụ động, nhu nhược ỷ nại vào quyết định của người khác.
Chúng sẽ xem việc chúng được nuôi nấng dưỡng dục là điều đương nhiên và không biết nói cảm ơn, không biết biết ơn người khác, không biết ơn dưỡng. Vì chúng không nhìn thấy ba mẹ đã phải cực khổ như thế nào để nuôi chúng.
Chúng sẽ mất đi bản năng sinh tồn cơ bản nhất, sẽ không biết phải làm gì và dần sẽ trở thành một con người vô dụng.
Chúng cũng có thể có tâm lý vặn vẹo, bị sốc tâm lý khi gặp những vấn đề nhỏ ngoài vòng tròn an toàn mà bố mẹ vẽ ra cho chúng, dễ gây ra những hành động sai lầm gây hại cho xã hội.
Nuôi dạy con như thế nào mới tốt?
Đây chắc hẳn không chỉ là câu hỏi của một hay một vài phụ huynh, mà đã là câu hỏi của tất cả mọi người. Đây quả là một vấn đề đáng băn khoăn. Nhưng, có một phương hướng đó chính là: hãy giáo dục con thành người tử tế trước khi dạy con làm mọi thứ, người tử tế chắc chắn sẽ là người có ích, sẽ không phải là người vô ơn.
Để giáo dục con thành người tử tế bạn hãy làm những việc dưới đây:
Cha mẹ sẽ là tấm gương phản chiếu của con cái, cha mẹ có “mẫu” thì con mới “mực”
Tính cách không phải ngày một ngày hai mà hình thành được, vì vậy, hãy bắt đầu và kiên trì giáo dục trẻ ngay từ khi còn rất nhỏ.
Hãy để bé theo chân bạn đến mọi nơi, để bé nhìn thấy sự vất vả của người lao động, biết được mẹ đã vất vả như thế nào để nuôi nấng bé.
Hãy dạy bé tính tự giác và chịu trách nhiệm với bản thân: phải chịu trách nhiệm cho bất kỳ hành động nào của bé. Đừng can thiệp, trách nhiệm của chúng ta là định hướng đúng đắn và cùng bé rút ra bài học sau khi hoàn thành công việc ấy.
Hãy dạy bé phải quý trọng đồng tiền, quý trọng sức lao động của người khác: nếu bé muốn có được điều mình muốn thì phải trả giá và đánh đổi bằng 1 thứ mình có khác.
Hãy dạy bé phải lao động, lao động là vinh quang.
Hãy dạy bé các kỹ năng cơ bản cần thiết để bé có thể tự bảo vệ mình trước xã hội: dạy bé bơi, dạy bé học võ, dạy bé những kỹ năng mềm, dạy bé biết phải làm gì khi bị quấy rối tình dục, dạy bé biết phải làm sao khi gặp bắt cóc, …
Hãy dạy bé lễ nghi lễ phép: hãy dạy bé phải kính trên nhường dưới, phải hòa đồng, yêu thương mọi người xung quanh, dạy bé nói cảm ơn, nói xin lỗi, dạy bé mỉm cười,….
Dạy bé sống phải có kỷ luật: phải biết gọn gàng ngăn nắp, không nói to nơi công cộng, ho phải biết che miệng, phải biết nhận lỗi sai về mình.
Hãy dạy bé phải yêu thương: yêu thương và quý trọng từ con búp bê, từ cái cây cái cỏ, đến con chó con mèo, và yêu thương cả những con người sa cơ lỡ vận trên đường, những người xung quanh ta. Hay đưa tay giúp đỡ họ nếu như có thể.
Hãy dạy bé phân biết thế nào là tốt là xấu là đúng là sai, để bé có những bước đi đúng đắn nhất.
Trên đây là những chia sẻ về chủ đề hệ quả của việc nuông chiều con cũng như cách để nuôi dưỡng một đứa trẻ thực sự nên “người” khoa học. Chúc bạn và gia đình luôn vui vẻ hạnh phúc.
#
Nguồn: ST
Nhiều bậc cha mẹ tỏ ra bất lực trước những đứa con của mình vì chúng không thể dạy bảo được, nhưng nguyên nhân cũng là do cha mẹ nuông chiều con quá mức.
Các nhà tâm lý học nói rằng, những đứa trẻ được nuông chiều không thực sự muốn trở thành kẻ gây rối bị bạn bè bài xích. Chúng khao khát được cha mẹ dạy dỗ và ngăn chặn những hành vi ngỗ ngược, ích kỷ của chúng, chứ không phải là thỏa hiệp với chúng. Khi bạn phát hiện mình đã làm hư con, thì cần phải xem lại ngay phương pháp nuôi dạy con trước đây; xem con có rơi vào trường hợp mà các chuyên gia gọi là phương pháp giáo dục sai lầm không.
Nuông chiều quá mức con trẻ là sai lầm
Trẻ em được nuông chiều quá mức thì khi lớn lên sẽ dễ trở thành người hư hỏng; không thể thích nghi với những thay đổi của cuộc sống, không thể duy trì công việc, hôn nhân và các mối quan hệ giữa các cá nhân.
Tiến sĩ tâm lý học Dan Kindlon của Đại học Harvard cho biết, những đứa trẻ được nuông chiều quá mức khi còn nhỏ, thì một khi bước vào thời kỳ thanh thiếu niên, chúng dễ trở thành tự cao, thiếu tính kỷ luật, lo âu và trầm cảm. Tiến sĩ tâm lý học Ruth A. Peters nhắc nhở các bậc cha mẹ nên kiểm tra những hành vi cưng chiều sai lầm được liệt kê dưới đây:
Luôn lấy trẻ làm trung tâm, không dạy chúng cân nhắc đến cảm xúc của người khác. Không khuyến khích những hành vi tốt đẹp của trẻ mà ngược lại còn động viên trẻ khóc để thu hút sự chú ý. Không có quy định rõ ràng về hành vi của trẻ, không dạy trẻ những đạo đức xã hội cơ bản như sự kiên nhẫn và tôn trọng, ngược lại còn hay đưa ra những quy tắc không nhất quán. Một khi trẻ mất bình tĩnh, bạn lại nhượng bộ và mua quà này kia cho trẻ; hoặc là thường xuyên kêu ca, phàn nàn trước mặt trẻ.
Trẻ được nuông chiều quá mức lớn lên sẽ khó thành người (ảnh minh họa Adobestock)Một bé gái tám tuổi, mỗi khi bố mẹ không đưa đi ăn tối hay xem phim, cô bé lại la hét, khóc lóc, buộc bảo mẫu phải liên tục gọi điện cho bố mẹ cho đến khi họ vội vã về nhà. Những đứa trẻ hư thường thích ra lệnh cho người khác, thô lỗ với người khác, không thích chia sẻ; và khi cha mẹ không chịu mua đồ chơi mới, chúng sẽ ngồi bệt xuống đất và khóc. Đôi khi chúng không trả lời câu hỏi và cố tình phớt lờ cảnh báo của cha mẹ.
Hầu hết các bậc cha mẹ đều biết con mình hư hỏng nhưng đành bất lực. Tiến sĩ Peters tin rằng các bậc cha mẹ không cần phải hoảng sợ, chỉ cần họ thú nhận với con rằng: “Cha/mẹ đã làm hỏng con rồi. Từ giờ cha/mẹ sẽ thiết lập lại các quy tắc kỷ luật đối với con”. Phụ huynh có thể tham khảo thêm lời khuyên của các chuyên gia để điều chỉnh những hành vi nuông chiều con quá mức.
1. Thiết lập phong thái mà cha mẹ nên có
Đôi lúc cha mẹ cần phải nghiêm khắc thì mới có thể dạy bảo được con trẻ (ảnh minh họa Adobestock)Mối quan hệ cha mẹ – con cái hiện đại đặc biệt chú trọng đến mối quan hệ bình đẳng như bạn bè; việc này cũng làm phát sinh nhiều điều tiêu cực. Các bậc cha mẹ ngày nay không dám yêu cầu con cái làm việc gì với giọng điệu ra lệnh. Thay vào đó họ sử dụng phương pháp chất vấn hoặc biểu quyết; dẫn đến hành vi độc đoán của trẻ ngày càng trở nên khó kiểm soát.
Theo Richard Bromfield, Tiến sĩ tâm lý học tại Trường Y Harvard, trẻ em thực sự muốn cha mẹ chúng có phong cách mà cha mẹ chúng nên có; đặt ra các quy tắc và hướng dẫn chúng lớn lên bình thường. Một khi cha mẹ thiếu những hành vi kỷ luật này, con cái sẽ tiếp tục tạo ra những rắc rối làm phiền lòng cha mẹ; chúng đang muốn dò xét xem bao giờ cha mẹ sẽ ngăn chặn những hành vi của chúng.
2. Kiên quyết chấm dứt việc nuông chiều quá mức làm hư trẻ
Chỉ cần cha mẹ không do dự và kiên quyết ngừng cưng chiều con cái, vậy thì có thể cải thiện hành vi của trẻ một cách đáng kể. Ví dụ, nếu trẻ em được yêu cầu dọn phòng, chúng phải được giám sát để làm sạch phòng một cách kỹ lưỡng. Kỷ luật con cái là một công việc rất mệt mỏi; cha mẹ thường không thể kiên trì đến cùng, làm cho bao công sức trước đó đều đổ sông đổ biển.
Thiết lập kỷ luật rõ ràng cho trẻ (ảnh minh họa Adobestock)Khi quản giáo con cái, thay vì la mắng “không được”, “mẹ đếm đến ba”, hay cằn nhằn không ngừng, thì tốt hơn là bạn nên nói rõ ràng và ngắn gọn những gì bạn muốn chúng hoàn thành và hậu quả của việc không tuân theo các quy tắc. Chỉ cần không để cho trẻ cảm thấy bị thiếu thốn, bị bài xích hoặc không được yêu thương, thì phải để cho chúng làm quen với những hạn chế hợp lý.
4. Tránh bao bọc trẻ quá mức
Việc bao bọc trẻ quá mức sẽ ngăn cản trẻ em phát triển nhân cách một cách bình thường. Trừ khi tình huống quá nguy cấp, còn không thì cha mẹ nên để con cái chịu khổ một chút; để cho trẻ phải chịu trách nhiệm cho những hành động của chúng.
5. Hạn chế những nhu cầu vật chất của trẻ
Dạy cho trẻ biết trân quý công sức của người khác (ảnh minh họa Adobestock)Một số cha mẹ nhịn ăn nhịn mặc, chỉ mặc quần áo rẻ tiền. Nhưng họ sẵn sàng mua cho trẻ một đôi giày mắc tiền, khiến cho trẻ không học được cách tiết kiệm và phó xuất để có được thứ chúng muốn. Việc có được một thứ quá dễ dàng sẽ làm cho trẻ không biết trân quý đồ vật và công sức của người khác.
6. Dạy cho trẻ cách vượt qua sự ‘nhàm chán’
Lo lắng con quá chán, cha mẹ luôn cố gắng nói chuyện với con; chơi trò chơi hoặc giúp con tìm bạn cùng chơi. Tuy nhiên, dạy trẻ cách tự tìm niềm vui rất hữu ích cho sự phát triển của trẻ. Khi hầu hết trẻ lên 3 tuổi, chúng có thể tự giải trí trong hơn một nửa thời gian của mình và chúng bắt đầu sử dụng trí tưởng tượng của mình trong quá trình khắc phục sự nhàm chán; chúng có thể sáng tạo ra các trò chơi và ý tưởng để giải trí.
Trẻ hư thì đa phần là do cha mẹ quá nuông chiều; những đứa trẻ này khi lớn lên sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc sống vì thiếu những chuẩn mực cơ bản.
Theo Epoch Times
Mời bạn xem video:
Từ khóa » Tác Hại Của Việc Quá Nuông Chiều Con Cái
-
Ba Mẹ Nuông Chiều Con Có ảnh Hưởng Thế Nào đến Trẻ? - Hello Bacsi
-
Nuông Chiều Con Quá Mức: Lợi ít Hại Nhiều - Hello Bacsi
-
NHỮNG HẬU QUẢ TỪ VIỆC QUÁ NUÔNG CHIỀU CON CỦA CHA MẸ
-
Cha Mẹ Dễ Dãi Nuông Chiều Con Cái Ảnh Hưởng Thế Nào Đến Trẻ?
-
4 Hậu Quả Nghiêm Trọng Của Việc Cha Mẹ Nuông Chiều Con Cái
-
Hậu Quả Của Việc Nuông Chiều Con Cái Có ảnh Hưởng Như Thế Nào ...
-
Hậu Quả Của Việc Nuông Chiều Con - VnExpress Đời Sống
-
Cha Mẹ Nuông Chiều Quá Mức Làm Con Cái Hư Hỏng - Nguyện Ước
-
Hệ Quả Từ Việc Nuông Chiều Con Quá Mức, Bố Mẹ Cần Chú ý
-
Nuông Chiều Quá Mức Là đang Gây Hại Chứ Không Phải Là Yêu ...
-
3 Tác Hại Không Lường Khi Cha Mẹ Quá Nuông Chiều Con Cái
-
Bạn Có Nuông Chiều Con Hay Không, Hãy Quan Sát Những Tình Huống ...
-
Hệ Lụy đau Lòng Từ Sự Nuông Chiều Thái Quá - Công An Nhân Dân
-
Ba Mẹ Nuông Chiều Con Có ảnh Hưởng Thế Nào đến Trẻ?