Tắc Kè đá - Thảo Dược Chữa Các Bệnh Về Khớp
Có thể bạn quan tâm
Người xưa có câu “rừng thiêng nước độc” là để chỉ những vùng núi xa xôi, hẻo lánh, khí hậu khắc nghiệt dễ sinh các bệnh nguy hiểm. Do đặc điểm địa hình gây khó khăn cho việc đi lại, không được tiếp cận với y học hiện đại vì thế mà việc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh được họ áp dụng nhiều hơn. Trong đó phải kể đến là cây Cốt toái bổ (tên khác là Tắc kè đá) được người dân sử dụng để chữa các bệnh về xương khớp – bệnh hay gặp của người địa phương nơi đây.
Đúng như tên gọi cây thân rễ có hình dạng giống con tắc kè, mọng nước, có lông sinh trưởng tốt ngay cả trên các vách đá nên thường gặp ở những vùng rừng núi đá ẩm thấp như Cao Bằng, Lạng Sơn, bắc cạn, Quảng Trị, An Giang,…
Trong y học cổ truyền, người ta còn gọi với tên khác là: Cốt Toái Bổ. Có tên khoa học là Rhizoma Drynariae Bonii- họ Ráng( Polypodiaceae) được thu hái quanh năm.
Theo Hán Việt, Cốt có nghĩa là xương, toái có nghĩa là dập, gãy ghép lại nghĩa là làm liền chỗ dập gãy. Nên có tác dụng tốt trong bong gân, gãy xương, chân tay mỏi, tê liệt. Trị các chứng thận thấp, đau xương,…
Bộ phận dùng là thân rễ, củ già, khô, da màu nâu, thịt hồng hồng, không mốc mọt. Sau khi thu hái cạo sạch lông, thái nhỏ phơi khô, đốt nhẹ cho cháy hết lông nhỏ phủ trên thân rễ, khi dùng ủ thân rễ cho mềm, tẩm mật hoặc rượu sao vàng tùy vào từng bệnh. Cũng có thể là dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Là vị thuốc có vị đắng, chát, tính ấm; vào hai kinh can và thận. Được dùng để điều trị các bệnh thuộc chứng hàn hay tính âm như thấp đọng ở trong cân cơ, xương khớp gây đau, ứ huyết, thần kinh suy nhược, bổ thận…
Các bài thuốc thường hay dùng trong dân gian: 1. Chữa chấn thương phần mềm, gãy xương kín:
Bài 1. Cốt toái bổ, lá sen tươi, lá trắc bách diệp tươi, quả bồ kết tươi, mỗi thứ 12g, tán nhỏ, hãm nước đun sôi uống ngày 2 lần, hoặc giã đắp ngoài.
Bài 2. Tắc kè đá( tươi) rửa sach, giã nhỏ dấp nước, gói vào lá chuối nướng cho mềm rồi đắp lên chỗ đau, bó lại thay thuốc hai lần trong ngày.
2. Chữa chứng đau răng, răng long, răng chảy máu do thận hư:
Dùng bột cốt toái bổ vừa đủ sao đen xát vào răng.
Hoặc dùng bài Thục địa 16g, sơn dược, Sơn thù, Phục linh, Đơn bì, trạch tả mỗi thứ 12g, tế tân 2g, cốt toái bổ 16g, sắc uống.
3. Chữa đau nhức xương khớp, gặp lạnh đau tăng
Cốt toái bổ 16g, Cẩu tích, củ mài mỗi vị 20g, Tỳ giải 16g, Đỗ trọng 16g, Rễ gối hạc 12g, Rễ cỏ xước 12g, dây đau lưng 12g, Thỏ ty tử 12g. Sắc uống ngày một thang.
Khi sử dụng cốt toái bổ làm thuốc thì chú ý không được sử dụng cho những người âm hư, huyết hư, thiếu âm kèm nhiệt nội. Các vấn đề về nguồn gốc dược liệu cũng cân được chú trọng.
Vũ Phương
Từ khóa » Tắc Kè Bóng đá
-
Cây Tắc Kè đá | BvNTP - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Tắc Kè đá - Cốt Toái Bổ - Thảo Dược Tốt Cho Bệnh Xương Khớp
-
Tắc Kè đá Là Gì? Cách Dùng Trị Bệnh, Và Lưu ý Quan Trọng
-
Cây Tắc Kè Đá - Đặc Điểm, Công Dụng Và Những Lưu Ý Khi Sử Dụng
-
Củ Cù Lần (Cây Tắc Kè đá) - Thuốc Nam Thiên Tâm
-
Củ Tắc Kè đá Tươi 1kg | Shopee Việt Nam
-
Cách Ngâm Rượu Tắc Kè đá - Locbinhngamruou
-
Tắc Kè đá ( Cốt Toái Bổ) Vị Thuốc Quý Trong Bài Thuốc Xương Khớp, Gan
-
Cốt Toái Bổ (tắc Kè đá) Bồi Bổ Chức Năng Thận (Tac Ke Da)
-
Ông Gong Và 'tắc Kè Bông' U23 Việt Nam - Tuổi Trẻ Online
-
Tắc Kè Đá Tươi 1Kg
-
Cây Tắc Kè Đá Và Công Dụng Chữa Bệnh - YouTube
-
Cây Tắc Kè đá - TRANG TRẠI TRẦN QUẢN