Tác Phẩm Phái Sinh Là Gì? - AZLAW
Có thể bạn quan tâm
Tác phẩm phái sinh là một trong các dạng tác phẩm thực hiện việc kế thừa vừa nêu và là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả. Khoản 3 điều 2 Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật (sau đây viết tắt là Công ước Berne) đã quy định: “Các tác phẩm dịch, mô phỏng, chuyển nhạc và các chuyển thể khác từ một tác phẩm văn học hoặc nghệ thuật đều được bảo hộ như các tác phẩm gốc, miễn không phương hại đến quyền tác giả của tác phẩm gốc”.
Tại Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi 2022) quy định về tác phẩm phái sinh như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữTrong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:8. Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở một hoặc nhiều tác phẩm đã có thông qua việc dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, phóng tác, biên soạn, chú giải, tuyển chọn, cải biên, chuyển thể nhạc và các chuyển thể khác.
Một điểm quan trọng nữa trong Điều 2 Công ước Berne là cái thường được gọi là “các tác phẩm phái sinh” cũng được bảo hộ. Đây là các tác phẩm bắt nguồn từ các tác phẩm khác đang tồn tại. Ví dụ về các tác phẩm phái sinh bao gồm:– Bản dịch các tác phẩm sang một ngôn ngữ khác;– Bản phóng tác tác phẩm, ví dụ viết kịch bản một bộ phim dựa theo một cuốn tiểu thuyết;– Bản chuyển nhạc, ví dụ một bản nhạc dành cho dàn nhạc mà ban đầu được viết cho piano;– Các hình thức cải biên khác, ví dụ bản tóm tắt một cuốn tiểu thuyết;– Các tuyển tập các tác phẩm văn học và nghệ thuật, ví dụ các bộ bách khoa toàn thư, hợp tuyển. Trong trường hợp này, tính nguyên gốc nằm ở sự lựa chọn và cách sắp xếp các nội dung của tác phẩm.
Nên lưu ý rằng trước khi cho ra đời một tác phẩm phái sinh, bạn phải tôn trọng quyền tác giả của tác phẩm gốc. Ví dụ, nếu một tác giả muốn dịch một cuốn tiểu thuyết sang một ngôn ngữ khác thì phải được sự cho phép của chủ sở hữu cuốn tiểu thuyết sẽ được dịch. Dịch một tác phẩm mà không có sự cho phép của chủ sở hữu sẽ khiến dịch giả đó rơi vào tình trạng xâm phạm quyền tác giả.
Quyền tác giả bảo hộ các tác phẩm văn học và nghệ thuật như được nêu tại tiêu đề của Công ước Berne. Hai khái niệm này cần phải được hiểu theo nghĩa rất rộng. Ví dụ, thuật ngữ văn học không chỉ có nghĩa là gồm các tiểu thuyết, bàithơ hay truyện ngắn mà còn có thể bao gồm cả tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng xe ôtô hay thậm chí là những thứ được viết ra nhưng không phải ai cũng có thể hiểu được, ví dụ phần mềm máy tính. Mấu chốt của thuật ngữ này nằm ở từ “tác phẩm”. Điều chúng tôi muốn nói là sự thể hiện của con người là yếu tố quyết định. Vì vậy, nếu tôi có ý tưởng về bức tranh “hoàng hôn trên biển” thì bản thân bức tranh đó là sự thể hiện và sự thể hiện đó sẽ được bảo hộ.
Từ khóa » Ví Dụ Về Tác Phẩm Phái Sinh
-
Tác Phẩm Phái Sinh Là Gì? Tác Phẩm Phái Sinh Có được Bảo Hộ Không?
-
Tác Phẩm Phái Sinh Và Mối Quan Hệ Với Tác Phẩm Gốc
-
Tác Phẩm Gốc Và Tác Phẩm Phái Sinh Có Mối Liên Hệ Như Thế Nào?
-
Tác Phẩm Phái Sinh Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Bảo Hộ Tác Phẩm Phái Sinh - Tư Vấn Luật
-
Tác Phẩm Phái Sinh Là Gì? Đặc điểm Tác Phẩm Phái Sinh
-
Quyền Tác Giả đối Với Tác Phẩm Phái Sinh - PLF LAW FIRM
-
Tác Phẩm Phái Sinh Là Gì? Điều Kiện Bảo Hộ Quyền Tác Giả Của Tác ...
-
Quy định Về Tác Phẩm Phái Sinh Trong Luật Sở Hữu Trí Tuệ
-
Bảo Hộ Quyền Tác Giả Đối Với Tác Phẩm Phái Sinh
-
Vài điều Cần Lưu ý Về Tác Phẩm Phái Sinh
-
Ý NGHĨA NHÂN VĂN CỦA VIỆC BẢO HỘ TÁC PHẨM PHÁI SINH
-
Tìm Hiểu Về Tác Phẩm Phái Sinh - Chia Sẻ Giá Trị Nghệ Thuật