Tác Phẩm “Te Reroia” Của Paul Gauguin - MyThuatMS

Tác phẩm “Te Reroia” của Paul Gauguin

Tác phẩm “Te Reroia” của Paul Gauguin

Gauguin sống ở đảo Tahiti hai thời kỳ, từ 1891 đến 1893, và từ 1895 đến 1901. Thế nên Te Reroia vẽ vào giữa thời kỳ sau. Dù sinh ở Paris, suốt thời thơ ấu từ 1849-1855, ông sống ở Peru, và sau này được dịp đi nhiều nơi khi buôn bán qua lại trên biển rồi gia nhập hải quân trong năm 1865 và 1871. Các cuộc đi biển hồi đầu đã khiến ông thích thú sự lạ và lòng hiếu động khôn nguôi. Suốt thập niên 1870, ông làm việc tại thị trường chứng khoán Paris và mất việc trong thời kỳ tài chính suy sụp năm 1883.

Năm 1873, ông tập tành cầm bút vẽ, và đến năm 1879 – ông đã cùng bày tranh với nhóm Ấn tượng, dẫu có người trong nhóm phản đối ông. Dù ở dưới sự giám hộ của Gustave Arosa, từ năm 1879, thỉnh thoảng ông vẽ chung với Pissaro, nên đã chịu ảnh hưởng của họa sĩ này. Ông cũng làm việc với Cézanne năm 1881, nhưng sự ham mê khám phá “bí mật” trong phương pháp Cézanne đã khiến ông ta tức bực và oán giận ông. Mặc cho Gauguin không ngừng bảo vệ tính độc lập của giới họa sĩ trẻ phái Tượng trưng là hoàn toàn đổi mới phong cách, rút ra từ nghệ thuật Phật giáo ở Á châu và Viễn đông, Hy Lạp và bức Olympi của Manet (1863). Ông cho chụp lại các nguồn tài liệu này ở Tahiti và nhận định rằng: “Chẳng lẽ tạc chân bạn bằng gỗ, đá mà bạn bảo đó là việc ăn cắp sao? – ý muốn thanh minh việc vay mượn như vậy chẳng hề sai trái mà lại là sự thường tình. Cho nên mọi sự vay mượn của ông đều có sự biến thể, để lộ ra một phong cách độc đáo. Gauguin chán ghét xã hội Âu châu suy đồi và quay sang lối sống chân chất bình dị ở vùng Biển Nam Thái Bình Dương, phong trào nghệ thuật Tượng trưng và văn học là sự phản kháng lại xã hội bệnh hoạn và thời đại kỹ nghệ. Gauguin tự coi nghệ thuật và sự hiểu biết của ông hòa vào đời sống sơ khai, nghệ thuật của ông ngả hẳn về giống người sơ khai bằng những biểu tượng khác hẳn châu Âu và Thiên Chúa giáo. Ông lo ngại nền văn hóa phương Tây tràn lan sẽ phá hoại nền văn minh sơ khai. Gauguin hy vọng tìm lại văn minh đó ở đảo Tahiti nhưng nó đã biến mất trước khi ông tìm đến. Gauguin biết nền văn hóa vùng quần đảo Thái Bình Dương đã bị phái đoàn truyền giáo Thiên Chúa hủy hoại cả rồi. Người ta thấy nghệ thuật của Gauguin mang nỗi buồn man mác và bi quan trước cuộc sống đang diễn ra tại vùng đó.

Năm 1886, nhà phê bình nghệ thuật, Félix Fenéon đã duyệt xét cuộc triển lãm cuối cùng của phái Ấn tượng, đề cập đến màu sắc buồn bã trong tranh qua cách dùng tông màu xám của Gauguin. Quả nhiên, người ta thấy chất liệu bất thường, gần như mơ, vẽ bức Te Reroia sau 11 năm sống tại Tahiti. Tên tranh địa phương dịch ra là “Mơ ngày”, vẽ tháng ba năm 1897, có lần ông viết cho người bạn nói về bức tranh này: “Mọi sự trong tranh này đều như mơ: đứa trẻ mơ, bà mẹ, kỵ sĩ rong ruồi trên đường hay là giấc mơ của họa sĩ? Không như những họa sĩ Ấn tượng thể hiện những đường nét bên ngoài; Gauguin đi tìm sự tinh túy trong nghệ thuật của ông và có thể ví như nhà thơ Tượng trưng Pháp là Stéphane Mallarmé thể hiện trong thơ vậy.

Kỹ thuật vẽ của ông thường muốn nói lên nỗi lòng trong khi ông thường thiếu tiền nên phải dùng vật liệu rẻ tiền, cái có trong tầm tay. Điều này thấy ở cách dùng màu sơ sài của ông. Ông cũng đã cùng với Van Gogh dùng loại vải thô chéo go để diễn tả tính chất sơ khai thử nghiệm hồi đầu năm 1888. Tuy nhiên ở đảo Tahiti, khi ông dùng bao bố thì lại do thiếu tài chính trầm trọng. Khung vải bố trong bức mơ ngày Te Reroia thực hiện bằng phẩm chất “mọi rợ” lại được ông rất quý. Trong bức này, người ta còn thấy rõ cả mặt tranh lởm chởm bố tơ sau lớp sơn thưa mỏng.

Gauguin chống lại kiểu cách thực hiện tác phẩm của phái Ấn tượng, thích dùng màu biến cách, tạo thành từng mảng to tinh tế và sắc độ để gia tăng độ bằng trên mặt tranh. Khí hậu ấm ở đảo Tahiti giúp ông dễ hòa màu với sáp, vì sẽ linh động khi vẽ…

Te Reroia 1

Gauguin vẽ bức này ở Tahiti tháng 3 năm 1891, tức là sau năm trước khi ông chết, tranh mang một vẻ buồn ủ ê qua cách thể hiện ánh sáng lạ thường và màu sắc trầm buồn. Cảnh trí bên ngoài cửa hiện ra như một bức tranh trên tường và ta nhận ra nhờ màu sắc bên ngoài sáng hơn. Hai người phụ nữ ngồi đơn giản, như tượng, họ có ánh mắt đăm chiêu, khó hiểu. Nét tượng trưng gợi lên thế giới mơ mộng như tựa tranh muốn nhắn gửi.

Te Reroia 2

Te Reroia 4

Te Reroia 3

Bảng màu này của Gauguin có lẽ gồm: (1) Trắng chì, (2) đen, (3) màu hung đỏ, (4) vàng ochre, (5) vàng cadmium, (6) đỏ đất, (7) đỏ son, (8) xanh phổ, (9) xanh cobalt, (10) xanh viridian, (11) xanh chrome.

Te Reroia 5

Trong khi ở Âu châu vẽ pha sáp lại không dùng vì trời lạnh hơn nhiều. Sơn vẽ đường viền thật mỏng, ở chỗ sơn xanh phổ đậm và đỏ đất đậm dùng đi nét bố cục tạo hình. Những đường nét này đều được đi lại say này khi đã tạo hình. Các nét viền trên bố thô khiến cả bức tranh trộng tựa tấm thảm.

Các phần ở hậu cảnh như mé phải nửa sau sàn nhà vẽ bằng dao (bay), tạo nét phẳng lì, rồi sau đó lại vẽ màu trong, mỏng bằng cọ. Trong nhà, vẽ màu tối mờ, trái với cảnh ở ngoài cửa, đã dùng sắc sáng hơn để khiến quang cảnh trong nhà như mơ màng.

Đương thời, các họa sĩ bạn rất ngưỡng mộ tranh của ông, vậy mà mãi đến sau khi chết, danh tiếng ông mới lan tràn khắp nơi. Trong những năm cuối đời, ông sống trên đảo Marquesas trên Thái Bình Dương.

Nét mặt trông nghiêng của người đàn bà sậm màu, làm nổi bật quang cảnh sáng màu bên ngoài cửa do họa sĩ dùng tông xanh đậm, lợt, tạo không khí thực và mộng giữa nội và ngoại thất. Vách lều mỏng, không khung cửa ngăn tiền với hậu cảnh, ở xa trên con đường, vẫn tạo được hoàn cảnh mạch lạc nhờ tô màu đậm trên mặt người đàn bà, dù có mỏng nhưng phân mảng lại rộng.

Te Reroia 6

Te Reroia 7

Chi tiết bằng thật

Hình dạng đầu này tuy đơn giản nhưng vẫn đượm nét lạ lùng cần được Gauguin thực hiện. Các mảng màu phẳng, huyền ảo đổi sắc, tưởng chừng được điêu khắc. Ông tạo màu đồng xanh trên sắc mặt này. Nó cũng được truyền ánh màu của cái đầu bên cạnh bởi sắc vàng orche hay đất son để bắt ánh sáng đó lên mũi và lông mày chị phụ nữ - da mặt chịu ảnh hưởng nhiều nơi, nhưng sợi tơ bố lởm chởm vẫn trông thấy rõ vì bố không hồ, do đó nó làm tăng hiệu quả kể trên, và làm sậm nét màu của vải bố thô. Sợi gai tơ trên bố ở phần tóc bị “dán chặt” – và phẳng bởi lớp sơn phủ. Nguồn sáng chiếu trên mặt không rõ từ đâu, mà hình như xuất phát tự bên trong vậy.

Te Reroia 8

>>> Các tác phẩm hội họa trung cổ của các họa sĩ

>>> Định giá nghệ thuật (Phần I)

>>> Định giá nghệ thuật (Phần II)

>>> Định giá nghệ thuật (Phần III, IV, V)

Từ khóa » Họa Sĩ Paul Gauguin