Taekwondo Là Gì? Những điều Thú Vị Về Taekwondo Bạn Nên Biết
Có thể bạn quan tâm
1. Taekwondo là gì?
Taekwondo là bộ môn thể thao, quốc võ của người dân xứ sở Kim Chi và đại diện cho tinh thần thượng võ. Trong “Taekwondo”, theo tiếng Hàn Quốc thì:
- Chữ “Tae” có nghĩa là “đá bằng chân”.
- Chữ “Kwon” có nghĩa là “đấm bằng tay”.
- Chữ “Do” có nghĩa là “nghệ thuật”.
Chính vì thế, Taekwondo có nghĩa là "Nghệ thuật đấu võ bằng tay và chân".
Hiện nay, Taekwondo ngày càng phát triển và trở thành môn võ, môn thể thao thu hút được rất nhiều người từ trẻ em đến người lớn, cả nam và nữ đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là Việt Nam tham gia tập luyện.
Xem thêm: Muay Thái là gì
2. Lịch sử hình thành và phát triển của môn võ Taekwondo
Taekwondo là một trong những môn võ lâu đời. Xuyên suốt chiều dài từ khi xuất hiện đến nay thì quá trình phát triển của môn võ này có thể được chia thành 4 giai đoạn là: thời kỳ cổ đại, thời kỳ trung cổ, thời kỳ hiện đại và thời kỳ ngày nay.
Thời kỳ cổ đại:
- Taekwondo đã được bắt nguồn từ các bộ lạc tồn tại trên bán đảo Triều Tiên khi thông qua các cuộc chiến chống lại các loài thú, con người đã phân tích các miếng đánh, thế thủ của các loài vật này và dần dần sáng tạo ra những kỹ thuật chiến đấu gọi tên là “Taekkyon” chính là nền tảng của võ Taekwondo ngày nay.
- Đến cuối thời kỳ này, hình thành 3 triều đại Koguryo, Paekje và Silla dẫn đến chiến tranh liên tục xảy ra, các triều đại cố gắng tăng cường sức mạnh bằng cách thành lập các lực lượng để rèn luyện võ thuật để chiến đấu vì thế đã thúc đẩy quá trình phát triển môn võ Taekkyon.
Thời kỳ trung cổ:
- Từ năm 918 sau công nguyên đến tận năm 1392, dưới triều đại Koryo đã hợp nhất các bán đảo của Triều Tiên lại với nhau. Trong giai đoạn này, các binh sĩ nào có trình độ Taekkyon cao hơn sẽ được đề bài làm chỉ huy chính vì thế phong trào tập Taekkyon được nhiều người tham gia tập luyện.
- Cùng thời này, do nhà vua tỏ ra đặc biệt thích thú đối với các trận đấu Taekkyon, vì thế các trận thi đấu này thường xuyên được tổ chức và điều này đã giúp cho môn võ Taekkyon được truyền bá đến đông đảo dân chúng.
- Đến cuối triệu đại Koryo do việc phát minh ra thuốc súng và vũ khí cầm tay thì số người luyện võ giảm đi, nhưng võ Taekkyon vẫn được lưu truyền như là một môn thể thao thi đấu trong dân gian và tiếp tục được truyền bá, phát triển trong triều đại Chosun.
Thời kỳ hiện đại:
- Đây là giai đoạn xụp đổ của triệu đại phong kiến Triều Tiên và là thời kỳ đô hộ của phát xít Nhật. Chính quyền đô hộ Nhật ra sức ngăn cấm không cho học môn võ này, nhưng bất chấp việc bị đe dọa các võ sư vẫn bí mật truyền bá môn võ Taekkyondo (Taekwondo) cho tới tận ngày Triều Tiên giành được độc lập vào năm 1945.
- Vào thời điểm này 14 kỹ thuật cơ bản đã được đưa vào sử dụng gồm: 5 đòn đá cơ bản, 4 đòn tay, 3 đòn đá bằng gót chân, 1 đòn đá quay sau và 1 đòn đá quét. Tuy nhiên, các võ sư trong giai đoạn này luôn phải đối mặt với nguy cơ sẽ bị chính quyền đô hộ Nhật Bản bắt giam chính vì thế đã kìm hãm sự phát triển và làm suy yếu môn võ Taekkyondo (Taekwondo).
Hiện nay:
- Tháng 9 năm 1961, Hội Taekwondo Hàn Quốc được thành lập.
- Đến tháng 10 năm 1963, Taekwondo đã trở thành môn thi đấu chính thức lần đầu tiên tại Đại hội Thể Thao Quốc Gia. Vào thời điểm này, các huấn luyện viên Hàn quốc bắt đầu ra nước ngoài phổ biến Taekwondo.
- Đến năm 1971 Taekwondo đã được công nhận là môn thể thao thi đấu quốc gia và năm 1972 trụ sở Kukkiwon đã được khởi công tiến hành xây dựng.
- Một năm sau vào ngày 28 tháng 05 năm 1973 Liên đoàn Taekwondo Thế giới đã được thành lập. Cũng trong năm 1973 thì Giải vô địch Taekwondo Thế giới lần đầu tiên được tổ chức và từ đó trở đi Giải được định kỳ tổ chức 2 năm 1 lần.
- Năm 1974, lần đầu tiên Taekwondo đã được đưa vào thi đấu chính thức tại Đại hội thể thao Châu Á.
- Năm 1975 Taekwondo đã được Hiệp hội Điền kinh nghiệp dư Mỹ (AAU) và Tổng Hiệp hội các Liên đoàn Thể thao Quốc tế (GAISF) công nhận là môn Thể thao thi đấu chính thức.
- Năm 1976 Taekwondo cũng đã được Ủy ban Thể thao Quân đội Quốc tế (CISM) công nhận.
- Năm 1980 Liên đoàn Taekwondo Thế giới (WTF) đã được Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) công nhận và điều này đã biến Taekwondo trở thành môn Thể thao Olympic.
- Năm 1981, Taekwondo còn được đưa vào thi đấu chính thức tại Cúp Thế giới.
- Năm 1986 thì Taekwondo được đưa vào thi đấu tại Đại hội Thể thao toàn Phi.
- Hiện nay Liên đoàn Taekwondo Thế giới bao gồm 166 quốc gia thành viên toàn thế giới, với khoảng 50.000.000 người tập luyện. Võ Taekwondo được công nhận là môn thi đấu giành huy chương tại Thế vận hội Olympic Sydney 2000, 2004, 2008, 2012, 2016, 2020.
3. Trang phục trong võ Taekwondo
- Trang phục của môn võ Taekwondo được gọi là Dobok. Đây là bộ đồng phục quần áo màu trắng và kèm theo một chiếc đai giúp người tập thoải mái và dễ dàng tập luyện.
- Tất cả mọi đối tượng tham gia tập luyện môn võ này đều được mặc đồng phục như nhau để thể hiện sự bình đẳng, không phân biệt tôn giáo, dân tộc… Điểm khác nhau duy nhất đó chính là màu sắc của những chiếc đai để phân biệt trình độ của từng người lần lượt.
4. Hệ phái của Taekwondo
Hiện nay Taekwondo được gồm 2 hệ phái đó chính Liên đoàn Taekwondo Quốc Tế và Liên đoàn Taekwondo Thế Giới.
- Liên đoàn Taekwondo Quốc Tế - International Taekwon-Do Federation (ITF): là tổ chức do cựu thiếu tướng Hàn Quốc Choe Hong Hui sáng lập ngày 22 tháng 3 năm 1966.
- Liên đoàn Taekwondo Thế Giới - World Taekwondo Federation (WTF): là tổ chức được thành lập trong hội nghị ngày 28 tháng 5 năm 1973 tại Kukkiwon, Seul, Hàn Quốc với 35 đại diện cho các quốc gia tham dự và đã được Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) công nhận là liên đoàn thể thao với vai trò quản lý cho môn võ Taekwondo ở hàng quốc tế. Hiện nay trên toàn thế giới thì Liên đoàn Taekwondo Thế Giới đang là tổ chức lớn mạnh và có tầm ảnh hưởng nhất.
5. Hệ thống cấp bậc, đai của võ Taekwondo
- Hệ thống cấp bậc, đai của ITF: gồm có 19 bậc tiến gồm 10 cấp, 9 đẳng. Lúc mới bắt đầu học võ Taekwondo thì môn sinh mang cấp 10 (đai trắng), sau mỗi 3 tháng, hoặc 6 tháng thi lên một cấp. Sau khi đạt trình độ đai đen thì khoảng 2 năm lại thi lên đẳng một lần.
- Hệ thống cấp bập, đai của WTF: gồm có 9 trình độ (gọi là một “gup”), 8 cấp và 7 màu đai (“dan”) từ trắng (cấp 8), vàng (cấp 7), xanh dương(cấp 6 và cấp 5), nâu (cấp 4 và cấp 3), đỏ (cấp 2 và cấp 1) và cao nhất là đai đen (huyền đai). Võ sinh mới luyện Taekwondo bắt đầu ở cấp 8 (đai trắng) và tăng dần trình độ xuống cấp 1 (đai đỏ). Sau khi đạt trình độ đai đen thì khoảng 2 năm sau sẽ được thi lên đẳng. Hệ Kukkiwon không cho phép võ sinh dưới 15 tuổi đạt các đẳng (dan). Thay vì vậy các võ sinh đạt đẳng thì sẽ chuyển thành "poom”. Võ sinh chưa đến tuổi trưởng thành có thể đạt 4 poom và được chuyển thành đẳng (dan) khi võ sinh tới đủ tuổi hoặc qua kỳ thi lên cấp tiếp theo. Mức đẳng (dan) tăng dần tới tối đa là 10 dan.
6. Các đòn đánh, thuật ngữ cơ bản trong Taekwondo
Thuật ngữ cơ bản trong Taekwondo:
- Nghỉ (Stand) – Soegi (thường đọc tắt là Soe)
- Nghiêm (Attention) – Chariot
- Chuẩn bị (Ready) – Choonbi
- Bắt đầu (Start) – Shijak
- Hạ đẳng (Legs) – Aree
- Trung đẳng (Body) – Momtong
- Thượng đẳng (Face) – Olgul
- Phía trong – An
- Phía ngoài – Bakat
Các bài đứng tấn trong Taekwondo:
- MOA SEOGI (Tấn nghiêm): 2 chân khép chặt lại, 2 tay nắm, đặt sát 2 bên đùi, đầu ngẩng cao nhìn về phía trước.
- CHARYOT SEOGI (Tấn chữ V): mỗi chân mở ra 22 độ 5.
- PYEONHI SEOGI (Tấn chuẩn bị): giống tấn chữ V nhưng khoảng cách hai gót chân bằng 1 bước tức là bằng 1 bàn chân.
- NARANHI SEOGI (Tấn song song): khoảng cách hai bàn chân của tấn này bằng một bàn chân.
- MO SEOGI (Tấn song song so le): từ từ chuẩn bị (PYEONHI SEOGI) bước tới một bước thành tấn MO SEOGI.
- OEN PYEONHI SEOGI (Tấn trước trái): từ tấn chuẩn bị bước chân trái tới thành tấn trước trái.
- OREUN PYEONHI SEOGI (Tấn trước phải): từ tấn chuẩn bị bước chân phải tới thành tấn trước phải.
- JOOCHOOM SEOGI (Tấn ngang): tấn này khoảng cách bằng hai vai, trọng lượng chia đều trên hai chân và đầu gối hơi cong.
- MO JOOCHOOM: tấn này do từ tấn ngang (JOOCHOOM SEOGI) chuyển thành khi một trong hai chân bước tới.
- APSEOGI (Tấn trước ngắn): bước tới một bước tự nhiên rồi dừng lại, ở tư thế này là tấn APSEOGI. Trọng lượng cơ thể chịu trên chân trước từ 60 đến 70%, đầu gối hơi cong trong tư thế thoải mái.
- AP KOOBI (Tấn trước dài): tấn này chiều dài của hai bàn chân khoảng hai vai và chiều ngang khoảng một bàn chân, bàn chân trước thẳng và bàn chân sau mở ra ngoài khoảng 30 độ, 2/3 trọng lượng cơ thể chịu ở chân trước, trùng đầu gối chân trước đến khi ống quyển thẳng góc với mặt đất và chân sau thẳng.
- DWITKOOBI (Tấn sau): tấn này khoảng cách bàn chân trước tới bàn chân sau khoảng hai vai, hai gót chân nằm trên đường thẳng và tạo thành góc vuông. Đầu gối chân sau trùng xuống để tạo trọng lượng cơ thể chịu về phía sau nhiều và chân trước hơi cong.
- KOA SEOGI (Tấn chéo): thực hiện gồm hai thức, bước 1 nhảy về phía trước sau đó kéo chân sau lên chịu vào bắp chuối chân trước, tư thế này gọi là DWIT KOASEOGI. Bước hai, một chân bước chéo qua chân kia gọi là AP KOASEOGI.
- HAKTARI SEOGI (Hạc tấn): tấn này khi một trong hai chân móc vào phía sau đầu gối chân kia thì gọi là OGEUN SEOGI.
- BEOM SEOGI (Hổ tấn): tấn này giống miêu tấn nhưng toàn bộ bàn chân chạm đất.
- GYOTTARI SEOGI (Miêu tấn): tương tự như hổ tấn, nhưng chân trước nhón lên phần gót.
- AP JOOCHOOM: tấn giống như tấn APSEOGI chỉ hơi khác là hai đầu gối hơi cong và đưa vào bên trong. Trọng lượng cơ thể đặt đều trên hai bàn chân.
- JOONBI SEOGI: là tấn nghỉ.
Các bài đòn đấm:
- Olgul Jireugi (Đấm thượng đẳng): mục tiêu chủ yếu là sống mũi của đối phương.
- Momtongl Jireugi (Đấm trung đẳng): mục tiêu chủ yếu là vào mỏ ác của đối phương.
- Arae Jireugi (Đấm hạ đẳng): mục tiêu chủ yếu là vào huyệt đan điền của đối phương.
Các đòn đá cơ bản:
- Apchagi: Đá tống trước.
- Yopchagi: Đá tống ngang.
- Dollyo Chagi: Đá vòng cầu.
- Dwitchagi: Đá tống sau.
- Naeryo Chagi: Đá chẻ.
- Bituereo Chagi: Đá quay.
7. Luyện tập Taekwondo mang lại những lợi ích gì?
- Luyện tập võ Taekwondo (đặc biệt các bạn nữ) sẽ giúp học được những kỹ năng hữu ích để bảo vệ bản thân trong những tình huống nguy hiểm bất khả kháng.
- Tập Taekwondo còn là một phương pháp hữu hiệu giúp mọi người rèn luyện, tăng cường sức khoẻ, sự dẻo dai và tăng khả năng giữ thăng bằng cơ thể.
- Tham gia tập luyện Taekwondo còn giúp người tập gia cải thiện sự tập trung tốt hơn trong công việc và học tập hàng ngày.
- Taekwondo sẽ giúp bạn rèn luyện tính kỷ luật và luôn tôn trọng mọi người xung quanh.
Quan tâm: Dụng cụ võ thuật
Bài chia sẻ về chủ đề Taekwondo là gì xin được khép lại tại đây. WikiSport hi vọng với những thông tin chi tiết có trong bài viết sẽ là những kiến thức bổ ích để mọi người hiểu hơn về môn võ thuật nổi tiếng xuất xứ từ Hàn Quốc nhé.
Nếu bạn muốn tìm hiểu hơn về nhiều môn võ khác nhau hãy truy cập vào trang tin tức của WikiSport vào chuyên mục bộ môn võ thuật để tham khảo nhé!
Từ khóa » Taekwondo Nghĩa Là Gì
-
Taekwondo – Wikipedia Tiếng Việt
-
Taekwondo Là Gì? Những điều Bạn Cần Biết Về Môn Taekwondo
-
Taekwondo - Tinh Hoa Võ Thuật Hàn Quốc Là Môn Võ Gì?
-
Taekwondo Là Gì? Taekwondo Có Mấy đai? Các động Tác Cơ Bản ...
-
Võ Taekwondo Là Gì? Những điều Cần Biết Cho Người Mới Bắt đầu ...
-
Ý Nghĩa Của Taekwondo Trong Tiếng Anh - Cambridge Dictionary
-
Những điều Có Thể Bạn Chưa Biết Dù đang Học Taekwondo
-
[PDF] PHẦN LÝ THUYẾT MÔN HỌC TAEKWONDO - NEU@LMS
-
Taekwondo Và Các Kỹ Thuật Chiến đấu Taekwondo Thông Dụng?
-
Taekwondo Nghĩa Là Gì? - Từ-điể
-
Ý Nghĩa Và Tinh Thần Của Taekwondo
-
Taekwondo - Những Bí Mật Chưa Từng được Hé Lộ
-
Taekwondo Là Gì? Những Lợi ích Không Ngờ Mà Bộ Môn Này Mang Lại?
-
Taekwondo Có Mấy đai ? Tìm Hiểu Về Môn Võ đặc Trưng Của Hàn Quốc