Tai Biến Luận – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Lược sử
  • 2 Nội dung tóm tắt
  • 3 Vai trò của thảm họa trong tiến hóa sinh giới
  • 4 Xem thêm
  • 5 Tham khảo
  • 6 Nguồn trích dẫn
  • 7 Liên kết ngoài
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia (Đổi hướng từ Tai biến luận)
Đại hồng thủy Nô-ê: Tranh mô tả của Léon Comerre (Bảo tàng Nghệ thuật Nantes).

Thuyết biến họa hay thuyết tai biến (tiếng Anh: catastrophism; tiếng Pháp: catastrophisme) là lý thuyết khoa học cho rằng Trái đất cũng như sinh giới phần lớn được hình thành bởi các thảm họa lớn có quy mô toàn cầu.[1][2] Những thảm họa này chủ yếu là các biến đổi địa chất, biến đổi khí hậu, lũ lụt lớn cùng với sự hình thành nhiều dãy núi lớn. Thực vật và động vật sống ở những nơi có thảm họa như vậy đều đã bị tuyệt chủng, sau đó được thay thế bởi các dạng sinh vật mới mà hóa thạch của chúng được xác định tại các địa tầng địa chất. Một trong những thảm họa như thế là trận lụt của Nô-ê, theo tường thuật trong Kinh thánh.

Khái niệm này dịch từ tiếng Pháp "catastrophisme" lần đầu tiên được phổ biến bởi nhà động vật học người Pháp Georges Cuvier, một nhà giải phẫu học và cổ sinh vật học nổi tiếng thế giới cuối thế kỉ XVIII.[3][4]

Lược sử

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Georges Cuvier nghiên cứu nhiều hóa thạch cổ và nhận thấy rằng rất nhiều mẫu vật ông có trong hồ sơ hóa thạch của mình không hề thấy ở bất kì nơi nào trên Trái đất. Do đó, ông suy đoán rằng thảm họa gây ra sự tuyệt chủng gần đó nhất ở Âu - Á là ngập lụt lớn ở vùng trũng, tuy nhiên ông không hề đề cập đến trận lụt của Nô-ê. Ông cũng không bao giờ đề cập đến sự sáng tạo của thần thánh. Cuvier tuy chịu ảnh hưởng bởi tư tưởng Khai sáng, nhưng ông cũng chịu ảnh hưởng của cuộc cách mạng Pháp thời đó, nên đã tránh suy đoán tôn giáo hoặc siêu hình trong các bài viết khoa học của mình. Cuvier tin rằng các biến đổi địa tầng đã gây ra phần lớn thảm họa kiểu này, đồng thời cho rằng các sự kiện tự nhiên lặp lại theo chu kì ổn định trong lịch sử Trái đất, từ đó ông ước đoan rằng Trái đất phải vài triệu năm tuổi.[3][4][5]
  • Tuy nhiên, "lý thuyết" của ông lại được trình bày khác đi ở Anh, nơi mà Thần học tự nhiên luận có ảnh hưởng mạnh mẽ hồi đó. William Buckland và Robert Jameson đã giải thích công trình của Cuvier theo cách khác đi ít nhiều, nhất là họ "liên kết" với trận lụt trong Kinh thánh và cả thảm họa băng hà do Louis Agassiz chủ trương. Do đó, "lý thuyết" của Cuvier lan rộng.[6]
  • Những lý thuyết giải thích sự hình thành đá trầm tích và các biến đổi địa chất rộng lớn đã được tìm thấy trong bài viết của James Hutton - cha đẻ của địa chất học thế kỷ XVIII. Đầu thế ki XIX, nhà địa chất học nổi tiếng Charles Lyell đã xây dựng dựa trên tư tưởng của Hutton lý thuyết về Nguyên tắc địa chất (xuất bản vào khoảng năm 1830) và cả lý thuyết về các trận đại hồng thủy.[7][8]

Nội dung tóm tắt

[sửa | sửa mã nguồn]
Núi lửa Sarychev Peak phun trào vào ngày 12 tháng 6 năm 2009, trên đảo Matua.

Tai biến luận là lý thuyết về địa chất học hơn là về sinh học tiến hóa. Nó dựa vào những thay đổi trong vỏ trái đất trong quá khứ dẫn đến sự thay đổi của sinh giới.[9] Tuy nhiên, vì sao và như thế nào mà biến đổi địa chất lại dẫn đến biến đổi sinh giới, làm xuất hiện những loài mới, thì lý thuyết này lại không nêu rõ được.[10]

Sau đó, lý thuyết này được coi như là một giả thuyết hơn là một học thuyết, nên dần bị "gạt sang một bên".[11]

Vai trò của thảm họa trong tiến hóa sinh giới

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Tuy tai biến luận bị bác bỏ, nhưng các thảm họa ảnh hưởng đến sinh giới đã, đang và sẽ vẫn còn xảy ra. Ví dụ, thảm họa thiên thạch tấn công vào cuối Đại Trung sinh, kết hợp với sự chia cắt dần dần của siêu lục địa Pangea, đã dẫn đến sự tuyệt chủng của khủng long, hầu hết các loài bò sát biển và nhiều dạng sống khác. Gần đây là trận động đất ở Nhật Bản năm 2011 đã làm hệ động vật và hệ thực vật địa phương (Nhật Bản) lan qua Thái Bình Dương trên các mảnh kiến tạo nhỏ bị vỡ do động đất và sóng thần tạo ra. Những hiện tượng này chứng minh vai trò không thể chối cãi của các thảm họa thiên nhiên.[11]
  • Theo thuyết tiến hóa tổng hợp hiện đại, thảm họa (kể cả của tự nhiên hay do con người gây ra) đều dẫn đến:[12][13]
    • Sự biến đổi đột ngột và vô hướng tần số của các Alen và kiểu gen trong quần thể.
    • Các Alen hoặc kiểu gen có lợi lại bị đào thải không phải do chọn lọc tự nhiên; còn các alen hoặc kiểu gen có hại lại được tình cờ giữ lại và tăng cường.
    • Tạo ra hiện tượng "Thắt cổ chai quần thể", thường làm giảm sút tính đa hình di truyền của các loài sinh vật bị thảm họa tác động.
    • Tạo ra hiện tượng "Phiêu bạt di truyền", gây ra phát tán các Alen qua dòng gen hay di cư và nhập cư.

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Thần tạo luận
  • Đồng nhất luận
  • Các giả thuyết thay thế thuyết tiến hóa do chọn lọc tự nhiên
  • Lịch sử địa chất học
  • Siêu núi lửa
  • Mùa đông núi lửa

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Lewin, R.; Complexity, Dent, London, 1993, p. 75
  • Palmer, T.; Catastrophism, Neocatastrophism and Evolution. Society for Interdisciplinary Studies in association with Nottingham Trent University, 1994, ISBN 0-9514307-1-8 (SIS) ISBN 0-905488-20-2 (Nottingham Trent University)
  • King, Clarence (1877). “Catastrophism and Evolution”. The American Naturalist. 11 (8): 449–470. doi:10.1086/271929.
  • Rudwick, Martin J. S. (1972). The Meaning of Fossils. Chicago, Illinois: University of Chicago Press. ISBN 0-226-73103-0.
  • McGowan, Christopher (2001). The Dragon Seekers. Cambridge, Massachusetts: Perseus Publishing. ISBN 0-7382-0282-7.

Nguồn trích dẫn

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Turney, C.S.M.; Brown, H. (2007). “Catastrophic early Holocene sea level rise, human migration and the Neolithic transition in Europe”. Quaternary Science Reviews. 26 (17–18): 2036–2041. Bibcode:2007QSRv...26.2036T. doi:10.1016/j.quascirev.2007.07.003.
  2. ^ Phạm Thành Hổ: "Sinh học đại cương" - Tủ sách Đại học KHTN TP Hồ Chí Minh, 1996
  3. ^ a b McGowan 2001, tr. 3–6
  4. ^ a b Rudwick 1972, tr. 133–134
  5. ^ Rudwick 1972, tr. 131
  6. ^ Rudwick 1972, tr. 136–138
  7. ^ Rudwick 1972, tr. 174–175
  8. ^ Rudwick 1972, tr. 174–179
  9. ^ “Definition of catastrophism”.
  10. ^ Goudie, A. Encyclopedia of Geomorphology. tr. 709.
  11. ^ a b Karen G Blaettler. “What Is "Catastrophism" in Biology?”.
  12. ^ Campbell và cộng sự: "Sinh học" - Nhà xuất bản Giáo dục, 2010
  13. ^ "Sinh học 12" - Nhà xuất bản Giáo dục, 2019

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Catastrophism and Mass Extinctions
  • The Fall and Rise of Catastrophism
  • "The origin of the moon'.
  • Catastrophism! Man, Myth and Mayhem in Ancient History and the Sciences
  • Answers In Creation - Catastrophism Article
  • Dictionary of the History of Ideas: "Uniformitarianism and Catastrophism"
  • x
  • t
  • s
Ngụy khoa học
Thuật ngữ
  • Khoa học sùng bái hàng hóa
  • Bịp bợm
  • Quái gở
  • Lý thuyết phi chính thống
    • Khoa học phi chính thống
    • Giả khảo cổ học
    • Giả lịch sử
    • Não tướng học
  • Khoa học tạp nham
  • Siêu linh
  • Khoa học bệnh lý
  • Dầu rắn
  • Lang băm
  • Lý thuyết khoa học thay thế
  • Hội chứng niềm tin thật
  • Khoa học Voodoo
Ví dụ
  • Hiện tượng 2012
  • Phủ nhận HIV/AIDS
  • Y học nhân chủng
  • Châm cứu
  • Giả kim thuật
  • Liều thuốc thay thế
  • Nhà du hành vũ trụ cổ
  • Động học ứng dụng
  • Chiêm tinh học
  • Phương pháp Bates
  • Nông nghiệp sinh học
  • Chích máu
  • Bộ nhớ cơ thể
  • Vụ Bogdanov
  • Liệu pháp chuyển đổi
  • Tai biến luận
  • Chiropractic
  • Chromotherapy
  • Làm sạch ruột kết
  • Thuyết âm mưu
    • Thuyết âm mưu đổ bộ lên Mặt Trăng
  • Khoa học sáng tạo
  • Tinh thể chữa bệnh
  • Động vật học thần bí
  • Dianetics
  • Dowsing
  • Thắp nến tai
  • Khoa học phân biệt chủng tộc
    • Chủng tộc Aryan
  • Lý thuyết lây nhiễm khu trú
  • Phủ nhận tội diệt chủng
  • Phủ nhận Holocaust
  • Chủ nghĩa phủ nhận lý thuyết mầm
  • Vi lượng đồng căn
  • Thuyết thể chất
  • Thiết kế thông minh
  • Lý thuyết Japhetic
  • Hiệu ứng Mặt Trăng
  • Chủ nghĩa Lysenko
  • Liệu pháp nam châm
  • Lý thuyết Melanin
  • Bệnh tự nhiên
  • Khảo cổ học Đức Quốc xã
  • Chủ nghĩa xét lại lịch sử (chủ nghĩa phủ định)
  • Thảm họa Nibiru
  • Thần số học
  • Động cơ vĩnh cửu
  • Orgone
  • Phrenology
  • Máy phát hiện nói dối
  • Lịch sử ngoại cảm
  • Thuyết thần bí lượng tử
  • Reiki
  • Khoan xương
  • UFO học
Tài nguyên
  • Committee for Skeptical Inquiry
  • Cults of Unreason
  • Encyclopedia of Pseudoscience
  • Fads and Fallacies in the Name of Science
  • Quackwatch
  • James Randi Educational Foundation
  • The Ragged Edge of Science
  • The Skeptic Encyclopedia of Pseudoscience
  • Skeptical Inquirer
  • The Skeptic's Dictionary
  • Snopes.com
Danh sách chủ đề được mô tả là ngụy khoa học
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Thuyết_biến_họa&oldid=71348745” Thể loại:
  • Thảm họa
  • Lý thuyết địa chất học
  • Lịch sử sinh học
  • Lịch sử sinh học tiến hóa
  • Tiến hóa sinh học
  • Lịch sử khoa học Trái Đất
Thể loại ẩn:
  • Bài viết có văn bản tiếng Anh
  • Trang sử dụng bản mẫu Lang-xx
  • Bài viết có văn bản tiếng Pháp

Từ khóa » Tai Biến Là Gì Wikipedia