Xuất Huyết Não – Wikipedia Tiếng Việt

Bước tới nội dung

Nội dung

chuyển sang thanh bên ẩn
  • Đầu
  • 1 Tham khảo
  • Bài viết
  • Thảo luận
Tiếng Việt
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Công cụ Công cụ chuyển sang thanh bên ẩn Tác vụ
  • Đọc
  • Sửa đổi
  • Sửa mã nguồn
  • Xem lịch sử
Chung
  • Các liên kết đến đây
  • Thay đổi liên quan
  • Trang đặc biệt
  • Thông tin trang
  • Trích dẫn trang này
  • Lấy URL ngắn gọn
  • Tải mã QR
In và xuất
  • Tạo một quyển sách
  • Tải dưới dạng PDF
  • Bản để in ra
Tại dự án khác
  • Wikimedia Commons
  • Khoản mục Wikidata
Giao diện chuyển sang thanh bên ẩn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Xuất huyết não
Tên khácChảy máu não
Chụp cắt lớp vi tính phát hiện chảy máu trong não, lỗ rò vào tâm thất bên
Khoa/NgànhPhẫu thuật thần kinh
Triệu chứngĐau đầu, yếu một bên người, nôn mửa, co giật, giảm mức độ ý thức và cứng cổ, sốt[1][2]
Nguyên nhânChấn thương sọ não, phình mạch nội sọ, dị dạng động tĩnh mạch, u não[1]
Yếu tố nguy cơCao huyết áp, bệnh thoái hóa tinh bột, chứng nghiện rượu, sự giảm cholesterol huyết, Thuốc chống đông, dùng cocain[2]
Phương pháp chẩn đoánChụp cắt lớp vi tính[1]
Chẩn đoán phân biệtĐột quỵ do thiếu máu cục bộ (Ischemic stroke)[1]
Điều trịQuản lý huyết áp, phẫu thuật, dẫn lưu não thất ra ngoài[1]
Tiên lượng20% có kết quả tốt[2]
Dịch tễ2.5 / 10,000 người mỗi năm[2]
Tử vong44% chết sau 1 tháng[2]

Xuất huyết não (ICH), còn được gọi là chảy máu não, là một loại chảy máu nội sọ xảy ra trong mô não hoặc não thất.[3] Các triệu chứng có thể bao gồm đau đầu, yếu một bên người, nôn mửa, co giật, giảm mức độ ý thức và cứng cổ.[2] Thường các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.[1] Sốt cũng khá phổ biến.[1] Trong nhiều trường hợp chảy máu diễn ra ở cả mô não và não thất.[1]

Nguyên nhân bao gồm chấn thương não, phình động mạch, dị dạng động mạch và khối u não.[1] Các yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với chảy máu tự phát là huyết áp cao và bệnh amyloidosis.[2] Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm nghiện rượu, cholesterol thấp, chất làm loãng máu và sử dụng cocain.[2] Chẩn đoán thường bằng chụp cắt lớp.[1] Các điều kiện khác có thể có triệu chứng tương tự là đột quỵ thiếu máu cục bộ.[1]

Điều trị thường cần được thực hiện trong một đơn vị chăm sóc tích cực.[1] Hướng dẫn khuyến nghị giảm huyết áp xuống tâm thu 140 mmHg.[1][4] Chất làm loãng máu nên được đảo ngược nếu có thể và lượng đường trong máu giữ ở mức bình thường.[1] Phẫu thuật đặt ống dẫn lưu thất có thể được sử dụng để điều trị tràn dịch não nhưng không nên sử dụng corticosteroid.[1] Phẫu thuật để loại bỏ máu là hữu ích trong một số trường hợp.[1]

Chảy máu não ảnh hưởng đến khoảng 2,5 người trên 10000 người mỗi năm.[2] Nó xảy ra thường xuyên hơn ở nam giới và người già.[2] Khoảng 44% những người bị chảy máu não chết trong vòng một tháng.[2] Kết quả chữa trị tốt xảy ra ở khoảng 20% những người bị ảnh hưởng.[2] Vào năm 1823, đột quỵ đầu tiên được chia thành hai loại chính, chảy máu não và không đủ lưu lượng máu.[5]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c d e f g h i j k l m n o p Hemphill JC, 3rd; Greenberg, SM; Anderson, CS; Becker, K; Bendok, BR; Cushman, M; Fung, GL; Goldstein, JN; Macdonald, RL; Mitchell, PH; Scott, PA; Selim, MH; Woo, D; American Heart Association Stroke, Council; Council on Cardiovascular and Stroke, Nursing; Council on Clinical, Cardiology (tháng 7 năm 2015). “Guidelines for the Management of Spontaneous Intracerebral Hemorrhage: A Guideline for Healthcare Professionals From the American Heart Association/American Stroke Association”. Stroke: A Journal of Cerebral Circulation. 46 (7): 2032–60. doi:10.1161/str.0000000000000069. PMC 4462131. PMID 26022637. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Hem2015” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  2. ^ a b c d e f g h i j k l Caceres, JA; Goldstein, JN (tháng 8 năm 2012). “Intracranial hemorrhage”. Emergency Medicine Clinics of North America. 30 (3): 771–94. doi:10.1016/j.emc.2012.06.003. PMC 3443867. PMID 22974648. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “Ca2012” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  3. ^ Naidich, Thomas P.; Castillo, Mauricio; Cha, Soonmee; Smirniotopoulos, James G. (2012). Imaging of the Brain, Expert Radiology Series,1: Imaging of the Brain (bằng tiếng Anh). Elsevier Health Sciences. tr. 387. ISBN 978-1416050094. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2016.
  4. ^ Ko, SB; Yoon, BW (tháng 12 năm 2017). “Blood Pressure Management for Acute Ischemic and Hemorrhagic Stroke: The Evidence”. Seminars in Respiratory and Critical Care Medicine. 38 (6): 718–725. doi:10.1055/s-0037-1608777. PMID 29262429.
  5. ^ Hennerici, Michael (2003). Imaging in Stroke (bằng tiếng Anh). Remedica. tr. 1. ISBN 9781901346251. Lưu trữ bản gốc ngày 2 tháng 10 năm 2016.
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến y học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Lấy từ “https://vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Xuất_huyết_não&oldid=69040491” Thể loại:
  • Sơ khai y học
  • Tai biến mạch máu não
Thể loại ẩn:
  • Trang có lỗi chú thích
  • Nguồn CS1 tiếng Anh (en)
  • Tất cả bài viết sơ khai
  • RTT

Từ khóa » Tai Biến Là Gì Wikipedia