TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO VÙNG THÂN NÃO ( Đột Quỵ Vùng Thân ...

TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO VÙNG THÂN NÃO ( Đột Quỵ Vùng Thân Não )

I.Cấu tạo của bộ não

Bộ não được hình thành từ các tế bào thần kinh neuron và các tế bào đệm (còn gọi là tế bào thần kinh đệm). Tế bào thần kinh neuron thực hiện chức năng kích thích, dẫn truyền, gửi và nhận các tín hiệu, xung thần kinh. Các tế bào thần kinh đệm làm nhiệm vụ cân bằng nội môi, nâng đỡ, nuôi dưỡng và tạo điều kiện cho tín hiệu được truyền đi trong hệ thần kinh. Số lượng tế bào thần kinh đệm nhiều hơn số lượng neuron thần kinh gấp khoảng 50 lần.

Giải phẫu não từ ngoài vào trong: ngoài cùng là da đầu và cơ bám xương sọ, tiếp đến là hộp sọ, tiếp theo đến màng não, cuối cùng mới đến não.

Não được chia làm ba phần là: đại não, thân não và tiểu não.

1.Đại não

Là thành phần chính của não, gồm hai phần chính là bán cầu não phải và trái, chúng được ngăn cách bởi khe não dọc. Lớp bề mặt ngoài của não được gọi là vỏ não. Vỏ não có màu nâu xám gọi là “chất xám”. Bên dưới vỏ não hay bề mặt não bộ, các sợi liên kết neuron thần kinh với nhau tạo nên vùng màu trắng, gọi là chất trắng.

Một số rãnh lớn trên vỏ não chia não thành các thùy, người ta chia mỗi bán cầu đại não thành 4 thùy chính là: thùy trán, thùy thái dương, thùy đỉnh, thùy chẩm.

Bên trong đại não là hệ thống các khoang chứa dịch gọi là não thất. Có 4 não thất, các não thất này kết nối với nhau bởi các lỗ và ống thông.

Dịch não tủy là một chất lỏng trong suốt lưu thông qua các kênh xung quanh não bộ và tủy gai, giúp bảo vệ, làm giảm bớt chấn thương cho não và tủy gai. Dịch não tủy được tạo ra từ các não thất. Dịch não tủy liên tục được hấp thu và sản xuất bổ sung, tuy nhiên đôi khi có thể xảy ra sự gián đoạn.

2.Thân não

Gồm: trung não, cầu não và hành não. Thân não nằm phía trước tiểu não và liên tục với tiểu não, nó hoạt động như một trạm chuyển tiếp, truyền thông tin giữa các bộ phận trong cơ thể và vỏ não.

3.Tiểu não

Nằm phía sau của não bộ, bên dưới thùy chẩm, ngăn cách với đại não bởi lều tiểu não.

Các dây thần kinh sọ

Gồm có 12 đôi xuất phát từ não, có nhiều chức năng quan trọng, chịu trách nhiệm về cảm giác mùi vị, thị giác, điều khiển cử động mắt, cơ mặt, cơ cổ, cơ lưỡi, khả năng nghe, khả năng thăng bằng,…

4.Vùng hạ đồi

Là một cấu trúc nhỏ chứa các liên kết thần kinh gửi tín hiệu đến tuyến yên. Tuyến yên phát triển từ phần mở rộng của vùng hạ đồi xuống dưới và từ vòm miệng mở rộng lên.

II. Chức năng của bộ não

Vai trò của não bộ

Bộ não giữ nhiều chức năng vô cùng quan trọng. Não bộ điều khiển chức năng của các cơ quan trong cơ thể, điều khiển lời nói, suy nghĩ, hành động, giúp con người phản ứng lại với các tình huống trong cuộc sống, điều hòa lại cơ thể khi stress,căng thẳng,… Cấu trúc não với các tổ chức khác nhau, mỗi cấu trúc lại có một chức năng riêng biệt, vừa độc lập vừa thống nhất với nhau tham gia chung vào chức năng điều khiển cơ thể của bộ não.

  • Trung não tham gia điều khiển các cử động mắt, cầu não chịu trách nhiệm trong việc phối hợp cử động mắt, mặt, biểu cảm khuôn mặt, nghe và thăng bằng.
  • Hành tủy chịu trách nhiệm kiểm soát nhịp thở, huyết áp, nhịp tim và cử động nuốt.
  • Hệ lưới kiểm soát mức độ thức tỉnh, mức độ nhận thức về môi trường xung quanh và liên quan đến giấc ngủ.
  • Trong 12 dây thần kinh sọ não, 10 dây xuất phát từ thân não, kiểm soát cử động mắt, biểu cảm khuôn mặt,vị giác, cử động nuốt, cử động mặt, cổ vai, lưỡi.
  • Tiểu não giúp phối hợp các động tác, tạo nhịp điệu khi cử động như khi vẽ tranh, tập luyện thể thao,… Tiểu não giúp duy trì tư thế, cảm giác cân bằng, thăng bằng, kiểm soát trương lực các cơ và vị trí tay chân.
  • Vùng hạ đồi: kiểm soát các chức năng như ăn, ngủ, tình dục, cảm xúc, điều hòa thân nhiệt, tiết các nội tiết tố và vận động.
  • Thùy trán là thùy lớn nhất trong bốn thùy não. Thùy trán chịu trách nhiệm cho các chức năng như lời nói, trí tuệ, hành vi, kỹ năng vận động. Vỏ não trán trước đóng vai trò quan trọng về trí nhớ, sự thông minh, khả năng tập trung, tích cách.
  • Thùy chẩm nằm phía sau não, chịu trách nhiệm quá trình cảm nhận màu sắc, hình dạng của con người.
  • Thùy đỉnh phân tích đồng thời các tín hiệu nhận được từ các vùng khác nhau của não, từ đó tổng hợp đưa ra các thông tin, cảm nhận, ý nghĩa mới của sự vật.
  • Thùy thái dương tham gia vào bộ nhớ thị giác, giúp nhận biết sự vật, khuôn mặt, tham gia vào bộ nhớ ngôn ngữ, phân tích cảm xúc và phản ứng của người khác.
  • Hệ viền liên quan đến cảm xúc. Trong hệ thống này có vùng hạ đồi, môt phần của vùng đồi thị, hạnh nhân(liên quan hành vi hung hăng) và vùng hải mã (liên quan đến khả năng ghi nhớ thông tin).
  • Tuyến yên kiểm soát nội tiết tố (hormone), chịu trách nhiệm kiểm soát và điều hòa quá trình tăng trưởng và phát triển, chức năng của các tuyến khác như tuyến giáp, tuyến sinh dục, tuyến thượng Thận.
  • Bán cầu não trái chịu trách nhiệm về ngôn ngữ và lời nói, bán cầu não thì có vai trò chủ đạo hơn trong xử lý thông tin và xác định không gian.

III. Chức năng vận động của thân não

-Thân não (hành não, cầu não và não giữa) là cấu trúc thần kinh nằm trên tuỷ sống và ở trong hộp sọ, Hành não và cầu não là nơi xuất phát của các dây thần kinh sọ: V, VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII, có nhiều nhân xám là các trung tâm hô hấp, trung tâm vận mạch, nhân tiền đình ở hành não làm tăng trương lực cơ. Não giữa gồm có cuống não và củ não sinh tư, và nhiều nhân xám quan trọng trong đó có nhân đỏ làm giảm trương lực cơ. Các nhân xám cho các sợi trục theo các bó đến nơron vận động của tuỷ chi phối các vận động tự động.

-Thân não là vị trí qua lại của các đường dẫn truyền cảm giác, vận động của nhãn cầu, các cơ vân ở đầu- mặt- cổ, các cơ và tuyến tiêu hoá, trung tâm phản xạ điều hoà hô hấp, tim mạch, tiêu hoá, phản xạ ho, hắt hơi và phản xạ giác mạc, định hướng với ánh sáng.chi phối nhiều động tác có tính tự động như giữ tư thế và chỉnh thế, giữ thăng bằng, chỉ huy cử động của đầu và nhãn cầu.

IV.Những điều cần biết về đột quỵ vùng thân não

Đột quỵ có thể ảnh hưởng đến bất cứ vị trí nào trong não. Một cơn đột quỵ ở thân não thường nhỏ, nhưng có thể gây nên những triệu chứng rất nghiêm trọng.

-Thân não là một khu vực của não bộ giúp kết nối các hoạt động cao cấp về thể chất và chức năng của não với phần còn lại của cơ thể. Đây cũng là trung tâm duy trì một số chức năng cơ bản của cơ thể, chẳng hạn như điều hòa hơi thở và điều hòa nhịp tim. Phần thân não nằm sâu trong não và kéo dài xuống phía sau đầu, ngay nơi giao thoa giữa hộp sọ và cột sống.

– Đột quỵ ở thân não xảy ra do sự gián đoạn cung cấp máu trong các động mạch nhỏ phía sau cổ và não, ví dụ như là động mạch nền, động mạch tiểu não trước trên phải, động mạch tiểu não trước trên trái và động mạch đốt sống hai bên.Các nguyên nhân gây ra đột quỵ ở thân não cũng giống với các nguyên nhân gây đột quỵ ở các vùng khác của não.

Các triệu chứng của đột quỵ ở thân não là gì?

Một cơn đột quỵ ở thân não có thể gây ra một loạt các triệu chứng. Nó có thể dẫn đến yếu liệt hay mất cảm giác ở bên cơ thể đối diện với bên thân não bị tổn thương.Nó gây nên tình trạng nhìn đôi vì chức năng kiểm soát các cử động của mắt nằm ở phần thân não. Khi một bên mắt không thể cử động và bên mắt còn lại vẫn hoạt động bình thường – điều này dẫn đến việc thiếu sự chuyển động đối xứng và do đó gây nên triệu chứng nhìn đôi. Đột quỵ ở thân não thường gắn liền với việc kích thích các đồng tử sẽ không đều. Chóng mặt hay cảm giác quay quay là những triệu chứng thường gặp khi bị đột quỵ ở thân não vì cảm giác về sự thăng bằng được điều khiển ở thân não. Ngoài ra có thể bị liệt một bên mặt gây ra triệu chứng sụp mi mắt hoặc méo miệng một bên mặt.

Đột quỵ thân não có thể gây chứng khó nuốt, nói lắp hoặc làm cho lưỡi chỉ đưa qua được một bên, mất khả năng đưa qua bên còn lại. Nó cũng có thể gây yếu cơ nâng vai biểu hiện qua việc không thể nâng đều hai vai.

Trong một số trường hợp, đột quỵ ở thân não có thể dẫn đến chứng nấc cục.

Bệnh này cũng có thể dẫn đến việc bị thay đổi tri giác và hôn mê do thân não có vai trò điều hòa hơi thở và chức năng tim mạch.

Sự khác nhau giữa đột quỵ ở thân não và đột quỵ ở vỏ não là gì?

Một trong những đặc điểm giúp phân biệt một cơn đột quỵ ở thân não với một cơn đột quỵ ở vỏ não là sự ảnh hưởng đến cảm giác của khuôn mặt. Một cơn đột quỵ ở thân não khiến cho khuôn mặt bạn bị liệt và tê cùng bên với bên đột quỵ. Trong khi đó nếu cơn đột quỵ ở vỏ não, nó sẽ gây ra liệt ở phía đối diện của mặt. Đây là một trong những đầu mối mà các bác sĩ chuyên khoa thần kinh sử dụng để chẩn đoán đột qụy ở thân não.

Hội chứng đột quỵ ở thân não là gì?

Một số hội chứng đột quỵ ở thân não bao gồm một tập hợp các triệu chứng dường như không liên quan nhưng lại xảy ra đồng thời vì trung khu kiểm soát những vận động này là những vùng rất nhỏ tập trung ở thân não và có chung một nguồn cung cấp máu.

  • Ondine’s curse (Lời nguyền của Ondine) – ảnh hưởng đến khả năng tự thở do thương tổn ở vùng tủy dưới.
  • Hội chứng Webers – là cơn đột quỵ ở não giữa gây nên sự suy yếu ở bên kia cơ thể kết hợp với sụp mí và mất các cử động mắt cùng bên cơ thể.
  • Hội chứng khóa trong (Locked in syndrome) – là cơn đột quỵ ảnh hưởng đến não và dẫn đến tình trạng không thể cử động bất kỳ một bộ phận nào của cơ thể cũng như không thể giao tiếp nhưng nhận thức vẫn còn nguyên vẹn và trong một số trường hợp có thể cử động được mắt.
  • Hội chứng Wallenberg, còn được gọi là hội chứng tủy bên – gây nên mất cảm giác ở bên mặt cùng bên với đột quỵ và mất cảm giác cơ thể ở phía đối diện của đột quỵ.

Bác sĩ chẩn đoán bệnh đột quỵ ở thân não thế nào?

Công việc chẩn đoán đột quỵ ở thân não đòi hỏi sự am hiểu thấu đáo và kinh nghiệm chữa trị các bệnh về thần kinh. Dấu hiệu của cơn đột quỵ ở thân não thường không hiện rõ bằng đột quỵ ở các vị trí khác của não khi chụp bằng CT scan hay MRI. Nên có thể không thấy được tổn thương gì trên CT và MRI. Vì phần thân não thì tương đối nhỏ và thường rất khó để quan sát cho đầy đủ vì các xương lân cận của hộp sọ và phần trên của cột sống che khuất. Những cơn đột quỵ ở thân não mà có triệu chứng rất khó thấy thì chỉ có thể chẩn đoán được bằng cách khám lâm sàng tỉ mỉ và sẽ mất từ vài ngày tới vài tuần để những hình ảnh của đột quỵ thân não mới xuất hiện trên các xét nghiệm chụp hình – giúp xác định chẩn đoán vững chắc hơn.

Bệnh này có để lại hậu quả gì nghiêm trọng không?

Cũng giống như đột quỵ ở các khu vực khác của não, sự dự đoán kết cục về đột quỵ ở thân não cũng rất khó đoán trước. Các triệu chứng sẽ xuất hiện rõ và gây ra nguy hiểm chỉ trong vài giờ hoặc vài ngày sau cơn đột quỵ trước khi bắt đầu phục hồi dần. Sự chăm sóc và theo dõi bệnh nhân cẩn thận có thể giúp bệnh nhân hồi phục tốt nhất có thể và giảm thiểu tàn tật sau khi trải qua cơn đột quỵ ở thân não. Nếu không được chẩn đoán và cứu chữa kịp thời thì bệnh nhân sẽ đi vào hôn mê, ngừng thở và nhừng tim một cách nhanh chóng.

Thường thì kết quả CITI và MRI không thấy được tổn thươngcủa Thân não, nên bác sỹ dễ bỏ qua chẩn đoán xác định mà kết luận không rõ nguyên nhân tử vong. Vì vậy phần khám lâm sàng vô cùng quan trọng trong việc chẩn đoán xác định trong TBMMN vùng Thân não, và nó quyết định vấn đề sống còn của người bệnh.

V. Điều trị tai biến vùng thân não

Điều trị bằng Tây y: Trường hợp TBMMN vùng Thân nào thường không phát hiện được bằng hình ảnh CITI và MRI nên không có phương pháp điều trị đặc hiệu gì khiến người bệnh dẫn đến nặng nề và tử vong rất cao.

Điều trị bằng Đông y : là phương pháp duy nhất để cứu sống người bệnh.

  • Có thể Sử dụng viên Ngưu giác Linh- TH càng sớm càng tốt, dùng ngày 1v-1,5 viên, trong 3 đến 5 ngày liền. Sau 2 giờ uống viên thuốc đầu tiên đã có thể tiêu được cục máu đông gây tắc mạch, nên có thể dùng cấp cứu để cứu sống người bệnh nhanh chóng.
  • Các trường hợp TBMMN do tắc mạch ở nhiều vị trí khác: sử dụng Ngưu Giác Linh- TH cực kỳ hiệu quả.

BÁC SỸ VŨ THỊ TƯ HẰNG

Từ khóa » Case Lâm Sàng Tai Biến Mạch Máu Não