Tai Biến Thường Gặp Khi Truyền Máu Và Cách Xử Trí - Bệnh Viện Vinmec

  • Trang chủ
  • Thẩm mỹ
  • Sức khỏe
  • Nhóm
  • Video
  • Hình ảnh
  • Bảng giá dịch vụ
  • Kết nối bạn bè
  • Tin thẩm mỹ - sức khỏe
  • Tin tức
  • Blog tổng hợp
Xem thêm Cài đặt app suckhoe123 để kết nối nhanh với chuyên gia: Tải app android suckhoe123 Tải app ios suckhoe123
  • Công cụ
    • Trắc nghiệm da...
    • Thuật ngữ y khoa
    • Từ điển y khoa
    • Chỉ số BMI
    • Công cụ tính BMR
  • Trang thẩm mỹ
  • Trang sức khỏe
  • Giới thiệu Liên hệ Tài khoản Điều khoản sử dụng Hệ thống đang hoạt động thử nghiệm chờ cấp phép DMCA.com Protection Status Tai biến thường gặp khi truyền máu và cách xử trí Bác sĩ gia đình 11:03 +07 Thứ năm, 27/10/2022 Chia sẻ
    • Chia sẻ ngay
    • Chia sẻ lên bảng tin
    • Chia sẻ lên trang bạn bè
    • Chia sẻ vào nhóm
    • Sao chép liên kết
    Truyền máu là tình trạng người bệnh nhận máu hoặc các chế phẩm máu (hồng cầu lắng, tiểu cầu, huyết tương) từ người khác. Đây là biện pháp khá phổ biến nhằm bồi hoàn lượng máu đã mất hoặc điều chỉnh những bất thường trong máu mà không có biện pháp khác để thay thế. Truyền máu không gây đau, có thể hơi khó chịu vì kim tiêm gắn vào tĩnh mạch cánh tay nhưng vẫn có trường hợp gặp các tai biến truyền máu nguy hiểm cần phải xử trí kịp thời.

    1. Các tai biến truyền máu thường gặp

    Tai biến truyền máu được phân loại thành các dạng khác nhau, do nguyên nhân gây ra tiêu biểu có các nhóm sau:

    1.1 Các tai biến truyền máu do miễn dịch

    Phản ứng tan máu cấp do truyền máu:

    • Thường do truyền máu toàn phần hoặc không tương đồng hệ nhóm máu ABO, khiến kháng thể kháng A hoặc B có trong huyết tương bệnh nhân gây ngưng kết hồng cầu có kháng nguyên tương ứng truyền vào, dẫn tới tan máu nội mạch cấp tính.
    • Bệnh nhân thường có biểu hiện sốt, rét run hoặc đau lưng (do thiếu máu và co cứng cơ), khó thở, suy hô hấp, vô niệu, hạ huyết áp và sốc, đái huyết sắc tố.
    • Những biểu hiện lâm sàng này thường diễn ra theo 3 giai đoạn là: giai đoạn sốc, giai đoạn vô niệu và giai đoạn hồi phục.

    Phản ứng tan máu muộn sau truyền máu:

    • Nguyên nhân là do có hiện tượng miễn dịch thứ phát chống lại các đồng nguyên kháng hồng cầu được tạo ra khoảng 1-2 tuần sau khi người nhận máu tiếp xúc với kháng nguyên lạ.
    • Bệnh nhân thường không có biểu hiện lâm sàng đặc hiệu cho tan máu, nếu có cơn tan máu nặng thì có thể có các biểu hiện như sốt rét run, vàng da, thiếu máu,...

    Phản ứng sốt sau truyền máu không do tan máu:

    • Nguyên nhân do không phù hợp nhóm bạch cầu và tiểu cầu giữa người cho và người nhận dẫn tới , tương tác giải phóng các chất gây sốt.
    • Sốt có thể kèm rét run xảy ra trong hoặc sau khi truyền máu.

    Các phản ứng dị ứng do truyền máu:

    • Nổi mề đay (sẩn ngứa): do các dị nguyên trong huyết tương và các chế phẩm khác có chứa huyết tương dẫn tới giải phóng histamin, thường gặp ở người có tiền sử dị ứng.
    • Phản ứng phản vệ: bệnh nhân có các biểu hiện như sốc phản vệ, khó thở, tụt huyết áp, co thắt phế quản, nôn, đau bụng, vã mồ hôi...
    Tai biến thường gặp khi truyền máu và cách xử trí
    Nổi mề đay (sẩn ngứa) khi truyền máu

    Phản ứng do đồng miễn dịch:

    • Nguyên nhân do cơ thể bệnh nhân có phản ứng miễn dịch với các đồng kháng nguyên trong chế phẩm truyền vào, thường xảy ra sau khi truyền máu hoặc mang thai.
    • Bệnh nhân thường có các biểu hiện tan máu cấp hoặc tan máu muộn sau truyền máu hoặc có tình trạng không đáp ứng với truyền máu.
    • Ở trẻ sơ sinh, giảm tiểu cầu miễn dịch được biểu hiện bằng hội chứng xuất huyết đốm sau sinh, với các biểu hiện xuất huyết nặng như xuất huyết não- màng não, xuất huyết tiêu hóa.

    1.2 Các tai biến truyền máu do nhiễm trùng

    • Viêm gan do truyền máu:
      • Hay gặp nhất là viêm gan do HCV.
      • Bệnh nhân viêm gan thường không có hoặc ít biểu hiện vàng da, có thể có mệt mỏi, kém ăn, rối loạn tiêu hóa, đau khớp hoặc sốt nhẹ.
    • Nhiễm HIV và HTLV-1: Nhờ có sàng lọc HIV thường quy nên nhiễm HIV sau truyền máu có tỷ lệ thấp.
    • Nhiễm ký sinh trùng sốt rét, nhiễm khuẩn xoắn giang mai, máu nhiễm khuẩn cũng là những tác nhân có nguy cơ mắc phải sau truyền máu.

    1.3 Tai biến do truyền máu khối lượng lớn

    • Quá tải tuần hoàn: do khi truyền một lượng máu quá lớn với tốc độ nhanh gây quá tải tuần hoàn trên các bệnh nhân có bệnh tim hoặc phổi, gây suy tim phải, phù phổi cấp, xanh tím, khó thở,...
    • Nhiễm độc citrat: do tác dụng phụ của citrat dùng để chống đông máu truyền vào, gây rối loạn chức năng tim do giảm calci máu.
    • Tăng Kali máu: do kali chứa trong máu truyền vào sau quá trình bảo quản.
    Tai biến thường gặp khi truyền máu và cách xử trí
    Truyền máu với khối lượng lớn có thể gây tai biến cho người bệnh

    2. Xử trí tai biến truyền máu như thế nào?

    Xử trí tai biến khi truyền máu tùy thuộc vào mức độ của tai biến mà có những biện pháp thích hợp.

    2.1 Xử trí ban đầu

    • Khóa ngay bộ dây truyền máu để ngăn lượng máu tai biến tiếp tục vào cơ thể người nhận.
    • Đánh giá các dấu hiệu sinh tồn của người bệnh.
    • Xác định hoặc loại trừ nguy cơ truyền máu không hòa hợp nhóm hồng cầu, thông qua: kiểm tra, đối chiếu hồ sơ người bệnh, định nhóm máu ABO.
    • Xác định mức độ tai biến.

    2.2 Đối với các phản ứng nhẹ

    • Cần cho máu truyền chậm lại và dùng các thuốc chống dị ứng.
    • Theo dõi sát tình trạng lâm sàng, nếu không cải thiện hoặc tiến triển xấu cần xử lý như các phản ứng trung bình.

    2.3 Đối với các phản ứng trung bình

    • Lập tức ngưng truyền máu.
    • Duy trì đường truyền tĩnh mạch bằng dung dịch muối sinh lý NaCl 0,9%.
    • Điều trị các triệu chứng phù hợp như ủ ấm khi rét run hoặc chống dị ứng, hạ sốt.
    • Theo dõi màu sắc nước tiểu và lưu lượng.
    Tai biến thường gặp khi truyền máu và cách xử trí
    Dung dịch muối sinh lý NaCl 0,9%

    2.4 Đối với các phản ứng nặng

    • Ngoài ngưng truyền máu ngay cần duy trì đường truyền tĩnh mạch bằng nước muối sinh lý NaCl 0,9% để duy trì huyết áp.
    • Duy trì hô hấp và hỗ trợ bằng oxy.
    • Nếu bệnh nhân có dấu hiệu hen phế quản cần sử dụng corticoid tĩnh mạch và thuốc giãn phế quản.
    • Sử dụng thuốc lợi tiểu đường tĩnh mạch với furosemid.
    • Điều trị các rối loạn đông máu rải rác nội mạch.
    • Dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn phổ rộng nếu có nhiễm trùng máu.

    Tổng số điểm của bài viết là: 10 trong 2 đánh giá

    Click để đánh giá bài viết Gửi bình luận Hủy Blog khác của bác sĩ Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục Ho Rát Họng Có Đờm

    Ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến có thể gặp ở bất kỳ ai. Nguyên nhân của tình trạng này có thể là viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng.

    [Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không? [Góc giải đáp] Viêm Phế Quản Có Lây Không?

    Viêm phế quản là một bệnh lý phổ biến trong xã hội ngày nay mà nhiều người có thể mắc phải. Tuy viêm phế quản không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của người bệnh.

    Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng Triệu Chứng Ho Sốt Đau Họng

    Ho, sốt đau họng là những triệu chứng thường gặp cùng lúc và có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ nguyên nhân, cách nhận biết và những phương pháp hiệu quả để giảm nhẹ và xua tan những triệu chứng này.

    Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng Tìm Hiểu Và Phòng Tránh Các Bệnh Về Họng

    Là một phần quan trọng của hệ hô hấp, họng thường mắc phải nhiều bệnh lý khác nhau. Các bệnh về họng có thể đơn giản chỉ là viêm họng hoặc có thể nghiêm trọng hơn như viêm amidan, viêm thanh quản và thậm chí ung thư họng.

    Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma Dấu Hiệu Viêm Phổi Ở Trẻ Nhỏ Do Vi Khuẩn Mycoplasma

    Thời điểm giao mùa, các trung tâm Y tế đang ghi nhận nhiều trường hợp bệnh nhi mắc viêm phổi do vi khuẩn Mycoplasma. Đây là một bệnh thường xuất hiện trong mùa giao mùa, đặc biệt làm lây lan nhanh chóng.

    Video có thể bạn quan tâm Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19 Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19 01:37 Bác sĩ Trương Hữu Khanh GIẢI ĐÁP cách nhận biết sớm TRIỆU CHỨNG nhiễm COVID-19 13 tỉnh, thành phố trong nước đang có ca nhiễm Covid-19. Gần 150.000 người phải cách ly y tế để phòng tránh dịch. Số ca nhiễm bệnh lây nhiễm trong... 3 năm trước 1096 Lượt xem MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI 05:24 MỘT NGÀY THEO CHÂN MC KHÁNH VY THỰC HIỆN QUI TRÌNH "HIẾN" YÊU THƯƠNG CHO CÁC BỆNH NHI Có mặt từ sáng sớm, MC Khánh Vy an toàn nhẹ nhàng vượt qua hàng rào khai báo y tế vô cùng bài bản chặt chẽ tại BV, cô gái đáng yêu tay xách nách... 3 năm trước 1214 Lượt xem "CUỘC ĐẠI PHẪU TÁCH DÍNH SONG NHI LỊCH SỬ" VÀO TOP 18 TRANH CỬ GIẢI THƯỞNG “ THÀNH TỰU Y KHOA VIỆT NAM 2020” "CUỘC ĐẠI PHẪU TÁCH DÍNH SONG NHI LỊCH SỬ" VÀO TOP 18 TRANH CỬ GIẢI THƯỞNG “ THÀNH TỰU Y KHOA VIỆT NAM 2020” 14:24 "CUỘC ĐẠI PHẪU TÁCH DÍNH SONG NHI LỊCH SỬ" VÀO TOP 18 TRANH CỬ GIẢI THƯỞNG “ THÀNH TỰU Y KHOA VIỆT NAM 2020” Nhằm vinh danh những thiên thần khoác áo “blouse trắng” với những đóng góp giá trị Vì sức khỏe cộng đồng, Đài Tiếng nói Nhân dân TPHCM (VOH) phối... 3 năm trước 938 Lượt xem Tin liên quan 11 cách giúp bạn giảm lo âu căng thẳng 11 cách giúp bạn giảm lo âu căng thẳng

    Bạn có biết tại sao tim lại đập nhanh hơn hay tại sao lòng bàn tay bị đổ mồ hôi khi phải đối mặt với một tình huống căng thẳng không? Đó là do phản ứng tự nhiên của cơ thể khi gặp lo âu, căng thẳng.

    Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Thiếu máu do thiếu sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Thiếu máu là tình trạng không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Thiếu sắt là nguyên nhân phổ biến dẫn đến thiếu máu.

    Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị Ứ sắt: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

    Sắt tích tụ trong các cơ quan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

    Dr Duy Thành

    Bauman

    Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây

Từ khóa » Sốc Khi Truyền Máu