Tài Khoản Kế Toán Dùng để Làm Gì? Ý Nghĩa Của Hệ Thống Tài Khoản ...

Tài khoản kế toán dùng để làm gì? Ý nghĩa của Hệ thống tài khoản kế toán

Ngày 17/01/2022 - NTT.Hà

Trong các bài trước. chúng ta đã tìm hiểu tài khoản kế toán là gì, hạch toán chữ T là gì. Tiếp theo, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tài khoản kế toán dùng để làm gì và ý nghĩa của hệ thống tài khoản trong công việc thường ngày của kế toán nhé.

tài khoản kế toán dùng để làm gì?

Tài khoản kế toán dùng để làm gì?

Đối với nhà quản lý, tài khoản kế toán dùng để theo dõi sự thay đổi của các đối tượng trong hoặt động sản xuất kinh doanh, cụ thể là sự tăng, giảm, chênh lệch, phát sinh, còn tồn, … Từ đó nhà quản lý có thể kiểm soát được các biến động nhanh chóng, dễ dàng và đưa ra các quyết định cần thiết kịp thời.

Đối với kế toán, việc hạch toán và tài khoản kế toán giúp công việc sắp xếp, phân loại các đối tượng hạch toán cũng như tổng hợp và xử lý thông tin được dễ dàng và chính xác.

Ngoài ra, sử dụng các tài khoản kế toán được thực hiện đúng khi có yêu cầu của cơ quan quản lý trong việc kê khai thuế.

Để hệ thống tài khoản kế toán, chúng ta dùng bảng Hệ thống tài khoản. Hệ thống tài khoản giúp kế toán sắp xếp các loại tài khoản khác nhau và đánh số cho từng loại để dễ theo dõi.

Có 5 loại tài khoản kế toán

Một doanh nghiệp có thể có nhiều loại tài khoản khác nhau, nhưng đều có thế phân loại thành 5 nhóm chính là:

  • Loại tài khoản Tài sản
  • Loại tài khoản Chi phí
  • Loại tài khoản Nợ phải trả
  • Loại tài khoản Vốn chủ sở hữu
  • Loại tài khoản Doanh thu

Làm quen với các loại tài khoản này và biết được mối quan hệ Nợ - Có của các loại tài khoản khác nhau, bạn có thể phân loại chính xác các tài khoản con thuộc các loại tài khoản nêu trên.

Vậy Nợ - Có ảnh hưởng như thế nào đến các loại tài khoản Tài sản, Chi phí, Nợ phải trả, Công nợ và Doanh thu? Việc ghi Nợ hay Có làm tăng hay giảm giá trị của những tài khoản này? Hãy ghi nhớ:

  • Tài sản và Chi phí TĂNG khi ghi nợ, GIẢM khi ghi có
  • Nợ phải trả, Vốn chủ sở hữu và Doanh thu GIẢM khi ghi nợ, TĂNG khi ghi có.

Xem thêm:

  • Phần mềm kế toán là gì? 9+ phần mềm kế toán tốt nhất 2022

Hệ thống tài khoản - Tài khoản cấp 1 – Tài khoản cấp 2

Thay vì hạch toán tất cả các khoản giao dịch của doanh nghiệp vào 5 loại tài khoản trên, chúng ta có thể chia nhỏ chúng thành các Tài khoản chi tiết hơn. Các tài khoản này cho bạn biết chính xác các khoản vào – ra và giúp bạn theo dõi khoản tồn dư còn lại trên từng đối tượng cụ thể.

Ví dụ bạn có nhiều hóa đơn khác nhau trong kỳ, thay vì phải liệt kê từng khoản chi phí trong Sổ kế toán Chi phí, bạn có thể dùng các tài khoản cấp 2 để tập hợp các khoản chi phí giống nhau và xem tổng chi phí chung trên tài khoản cấp 1 Hóa đơn chi phí. Từ đó bạn có thể theo dõi chính xác bạn đã chi bao nhiêu tiền cho Hóa đơn chi phí và từng khoản chi phí là gì.

Hiện nay, Việt Nam sử dụng hệ thống tài khoản kế toán được ký hiệu bằng chữ số và được áp dụng thống nhất cho tất cả doanh nghiệp. Cấu trúc tài khoản và ý nghĩa của nó như sau:

  • Số đầu tiên: là loại tài khoản.
  • Hai số đầu tiên: là nhóm tài khoản. Ví dụ tài khoản TK 21x chỉ tài khoản thuộc nhóm TK “Tài sản dài hạn”.
  • Số thứ 3: là tài khoản cấp 1 thuộc nhóm. Ví dụ TK 211 là “Tài khoản cố định”.
  • Số thứ 4 (nếu có): tài khoản cấp 2 thuộc nhóm. Ví dụ TK 2111 là “Nhà cửa vật kiến trúc” thuộc nhóm “Tài sản cố định”.

Thông tư 200/2014/TT-BTC có 76 tài khoản cấp 1 và 158 tài khoản cấp 2.

Thông tư 133/2016/TT-BTC có 49 tài khoản cấp 1 và 74 tài khoản cấp 2.

Tuy nhiên Doanh nghiệp có thể mở thêm các tài khoản cấp 2 và các tài khoản cấp 3 đối với những tài khoản không có qui định tại danh mục Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp quy định mà không cần phải thông báo Bộ tài chính. Nhưng nếu muốn bổ sung, sửa đổi tài khoản cấp 1, cấp 2 thì phải được sự chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính./.

=>> Tham khảo ngay phần mềm kế toán cho doanh nghiệp vừa và nhỏ

Từ khóa » Xổ Hệ Thống Tài Khoản