TÀI LIỆU ôn THI HSG Lịch Sử 10 - 123doc
- Trang chủ >>
- Đề thi >>
- Đề thi lớp 10
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.26 KB, 80 trang )
PHẦN 1: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠICâu 1a. Những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô -ma cổ đại.b. Trong các thành tựu trên, thành tựu nào có ý nghĩa lớn nhất đối với văn minh loài ngườinói chung và văn minh Việt Nam nói riêng?a. Những thành tựu tiêu biểu của văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô -ma.- Lịch và chữ viết:+ Tính được một năm có 365 ngày và ¼, nên định ra một tháng có 30 và 31 ngày, riêngtháng 2 có 28 ngày.+ Chữ viết: Hệ thống chữ cái A, B, C …gồm 26 kí tự.- Khoa học: đến thời Hi Lạp, Rô-ma những hiểu biết khoa học thực sựtrở thành khoa học, với các thành tựu nổi bật trong 4 lĩnh vực: toán học, vật lý, sử học, địalí (HS lấy dẫn chững cụ thể)- Văn học:+ Nổi bật nhất là kịch với các tác giả nổi tiếng như E-sin, Xô-phốc-lơ, Ơ- ri-phít..+ Văn học đạt đến trình độ hoàn thiện, mang tính nhân đạo sâu sắc…- Nghệ thuật+ Để lại rất nhiều tượng và đền đài đều có giá trị nghệ thuật cao và giá trị hiện thực sinhđộng.+ Các công trình tiêu biểu: tượng Lực sĩ ném đĩa, Thần Vệ nữ ở Mi -lô, đền Pác-te-nông…b. Trong các thành tựu trên, thành tựu có ý nghĩa nhất đối với nền văn minh của loài ngườilà sự ra đời của hệ thống chữ cái.- Vì: từ hệ thống chữ cái La-tinh, chúng ta có những ngôn ngữ mà ngày nay được sử dụnglàm ngôn ngữ chung cho cả thế giới trên tất cả các lĩ nh vực, mang nền văn hóa của các quốc giaxích lại gần nhau hơn.- Đối với Việt Nam: chữ việt của Việt Nam (29 kí tự) ra đời trên cơ sở bảng chữ cái Latinh,tạo điều kiện cho văn hóa Việt Nam phát triển toàn diện.Câu 2Em hiểu thế nào là Chế độ chiếm nô? Nêu những biểu hiện về kinh tế, xã hội của chế độchiếm nô ở Hi Lạp – Rôma.• Khái niệm:- Một chế độ kinh tế - xã hội dựa chủ yếu trên lao động của nô lệ, bóc nô lệ được gọi là chế độchiếm nô.- Đây là một hình thức phát triển cao của nền kinh tế thời cổ đại và cũng là hình thức bóc lột đầu tiênthô bạo nhất của xã hội có giai cấp.• Đặc trưng về kinh tế, xã hội:- Về Kinh tế:+ Nông nghiệp: có phần hạn chế…+ Thủ công nghiệp: rất phát đạt. Sản xuất thủ công nghiệp chia thành nhiều ngành nghề khác nhau;xuất hiện nhiều xưởng thủ công có quy mô khá lớn, chuyên sản xuất một mặt hàng có chất lượngcao…1+ Thương nghiệp: quan hệ thương mại được mở rộng; sản phẩm đem bán là dầu ôliu, rượu nho…mua về là lúa mì, tơ lụa, hương liệu… Hoạt động thương mại phát đạt đã thúc đẩy việc mở rộng lưuthông tiền tệ. Các thị quốc đều có tiền riêng của mình…- Về xã hội: chia thành 3 tầng lớp:+ Chủ nô: gồm những chủ xưởng, chủ thuyền giàu có, nhiều nô lệ, có thế lực về kinh tế, chính trị, làgiai cấp thống trị.+ Bình dân: những người dân tự do, có nghề nghiệp, ít tài sản, thích rong chơi, an nhàn, sống nhờ trợcấp xã hội, khinh lao động.+ Nô lệ: chiếm đa số trong xã hội, là lực lượng lao động chính trong mọi ngành sản xuất, phục vụmọi nhu cầu khác nhau của đời sống, hoàn toàn lệ thuộc chủ nô, không có bất cứ quyền lợi gì.Câu 3Trình bày những đặc trưng về kinh tế, xã hội của các quốc gia cổ đại phương Tây. Thế nào làchế độ chiếm nô ? Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng của chế độ chiếm nô.a. Đặc trưng kinh tế- xã hội:* Kinh tế:- Nông nghiệp: do đất canh tác ít và xấu nên không thể trồng cây lương thực, chỉ thuận lợi cho trồngcác cây lâu năm: c hanh, nho, ô liu, cam, táo,… còn lương thực phải nhập từ bên ngoài.- Thủ công nghiệp: rất phát đạt. Sản xuất thủ công nghiệp chia thành nhiều ngành nghề khác nhau….Xuất hiện nhiều xưởng thủ công có quy mô khá lớn, chuyên sản xuất một mặt hàng có chất lượngcao…- Thương nghiệp: quan hệ thương mại được mở rộng; sản phẩm đem bán là rượu nho, dầu ô liu…mua về là lúa mì, tơ lụa, hương liệu…Hoạt động thương mại phát đạt đã thúc đẩy việc mở rộng lưuthông tiền tệ. Các thị quốc đều có tiền riêng của mình…=> Kinh tế thủ công nghiệp và thương nghiệp biển là chính* Xã hội- Nô lệ: chiếm đa số, có vai trò chủ yếu trong sản xuất, không có chút quyền nào kể cả quyền đượccoi là con người...- Bình dân: là những người dân tự do, ít tài sản, tự sống bằng lao động của bản thân…- Chủ nô: là các chủ xưởng, chủ lò...giàu có, có thế lực cả về kinh tế và chính trị...b. Chế độ chiếm nô là một chế độ kinh tế - xã hội dựa chủ yếu trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ,một hình thức phát triển cao của nền kinh tế thời cổ đại và cũng là hình thức bóc lột đầu tiên và thôbạo nhất của xã hội có giai cấp.c. Nguyên nhân dẫn đến sự khủng hoảng của chế độ chiếm nô- Nô lệ bị bóc lột nặng nề, bị khinh rẻ và đối xử bất công… họ không ngừng đấu tranh chống lại chếđộ chiếm nô, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa do Xpactacut lãnh đạo…- Từ thế kỷ III, cuộc đấu tranh của nô lệ chuyển sang hướng mới, họ tìm cách trốn việc, đập phácông cụ, phá hoại sản phẩm…sản xuất bị giảm sút, chế độ chiếm nô bị khủng hoảng và sụp đổ năm476.Câu 4: So sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây?1.Thời gian ra đời- Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời sớm TNK IV-III TCN , còn nhiều tàn dư của xã hộinguyên thủy.trình độ sản xuất thấp kém công cụ lao động thô sơ ( đá, đồng...). Địa điểm là bên lưuvực các dòng sông lớn như Hoàng Hà, Trường Giang ( Trung Quốc), sông Nin ( Ai Cập)... điều kiệntự nhiên thuận lợi đất đai màu mở thuận lợi phát triển nông nghiệp.2- Các quốc gia cổ đại phương Tây ra đời muộn thế kỉ I TCN, hình thành trên cơ sở trình độ sản xuấtcao ( công cụ bằng Sắt). Địa điểm là vùng ven biển địa Trung Hải, điều kiện đất đai khô cằn và cứngkhó canh tác, có nhiều bờ biển khúc khuỷu thuận lợi xây dựng hải càg phát triển thương nghiệp.2. Quá trình hình thành nhà nước thể chế chính trị- quá trình hình thành nhà nước là quá trình liên kết thị tộc,liên minh bộ lạc xuất phát từ nhu cầu trịthủy, vẫn bảo lưu dai dẳng những tàn dư của xã hội nguyên thủy.- Các quốc gia cổ đại phương Tây quá trình hình thành nhà nước là quá trình xóa bỏ hoàn toàn quanhệ thân tộc trông đó quan hệ địa vực và kinh tế được thay thế.3. Về thể chế chính trị- Các quốc gia cổ đại phương Đông là quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, mọi quyền lực tậptrung trong tay người đứng đầu nhà nước là vua ,là người có sở hữu tối cao,có quyền lập pháp ,hànhpháp, tư pháp , chỉ huy quân đội tối cao.- Các quốc gia cổ đại phương Tây là nền dân chủ chủ nô ( Aten), Cộng hòa quý tộc (Rô ma thời cộnghòa), đế chế.4. Cơ cấu xã hội- Các quốc gia cổ đại phương Đông gồm:+ Quý tộc ( quý tộc quan lại và quý tộc tăng lữ)+ Nông dân công xã chiếm trên 90% là lực lượng sản xuất chính trong xã hội.+ Nô tỳ ( nô lệ) phục vụ trong cung vua và các quan lại giàu có, không có vai trò trong việc thịnhsuy của nhà nước.=> quan hệ bóc lột dưới dạng tô thuế cống nạp.- Các quốc gia cổ đại phương Tây gồm :+ Chủ nô ( chủ xưởng, chủ thuyền,thuyền buôn giàu có, quan lại, tăng lữ..)+ Nô Lệ chiếm số đông trong xã hội là lực lượng lao động chính của xã hội. quyết định tới sự thịnhsuy của nhà nước nhưng thân phận họ lệ thuộc vào chủ nô, tất cả những gì nô lệ lamg gia đều củachủ nô, chủ có toàn quyền kể cả giết nô lệ.=> Chế đô chiếm hữu nô lệ thuần phục và điển hình , là quan hệ cưỡng bức siêu kinh tế giữa chủ nôvà nô lệ.5. về kinh tế- Các quốc gia cổ đại phương Đông nền tảng kinh tế chính là nông nghiệp, tự nhiên tự cung tự cấp.- Các quốc gia cổ đại phương Tây thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển là nền tảng của kinhtếCâu 5: Căn cứ vào cơ cấu xã hội của các quốc gia cổ đại phương Tây, hãy làm rõ khái niệm, tínhchất điển hình của chế độ chiếm hữu nô lệ?* Cơ cấ u xã hội của các quốc gia cổ đ ại p hương T ây- Nô lệ:+ Nguồn gốc: do buôn bán nô lệ, tù binh chiến tranh, cướp biển,…+ Số lượng: đông đảo, gấp chục lần chủ nô và những người bình dân+ Vai trò: là lực lượng sản xuất chủ yếu+ Thân phận địa vị: lệ thuộc hoàn toàn vào chủ, không có quyền lợi gì kể cả quyền được coi làmột con người- Bình dân:+ là những người dân tự do, có nghề nghiệp+ có chút ít tài sản, tự sống bằng lao động của bản thân+ số đông sống nhờ trợ cấp xã hội, coi khinh lao động- Chủ nô:3+ xuất thân: là những chủ xưởng, chủ lò, chủ thuyền+ sở hữu nhiều nô lệ+ có thế lực về kinh tế và chính trị+ vai trò: quản lý, cai trị xã hội* Khái niệm: chế độ chiếm hữu nô lệLà một chế độ kinh tế xã hội tồn tại và phát triển dựa chủ yếu trên lao động của nô lệ, bóc lột nô lệ.Đó là một hình thức phát triển cao của nền kinh tế thời cổ đại và cũng là hình thức bóc lột đầu tiên,thô bạo nhất của xã hội có giai cấp* Tính chất điển hình của chế độ chiếm hữu nô lệ- Số lượng nô lệ đông đảo- Vai trò quan trọng của nô lệ trong các ngành kinh tế nông nghiệp, công thương nghiệp, mậu dịchhàng hải- Quan hệ bóc lột chủ đạo: quan hệ bóc lột của chủ nô đối với nô lệCâu 6. Vẽ sơ đồ thể hiện cơ cấu giai cấp xã hội cổ đại phương Đông và phương Tây? Từ đó rút rađiểm khác nhau về cơ cấu xã hội phương Đông và phương Tây cổ đại.- Do điều kiện tự nhiên và đặc trưng kinh tế khác nhau nên cơ cấu giai cấp trong xã hội cổ đạiphương Đông và phương Tây có những điểm khác nhau căn bản. Cụ thể:+ Xã hội cổ đại phương Đông gồm ba giai cấp: quý tộc, nông dân công xã và nô lệ, trong đó nôngdân công xã đông đ ảo nhất và là lực lượng sản xuất chủ đạo. Trong khi xã hội cổ đại phương Tâygồm ba giai cấp: chủ nô, bình dân và nô lệ, ngoài ra còn có một bộ phận kiều dân (những người ởnơi khác đến sinh sống và làm ăn), trong đó nô lệ đông đảo nhất và là lực lượng sản xuất chủ đạo.+ Ở phương Đông: mối quan hệ bóc lột giữa quý tộc với nông dân công xã là ch ủ đạo, còn ởphương Tây, mối quan hệ bóc lột giữa chủ nô với nô lệ là chủ đạo. Nên xã hội phương Đông là xãhội có giai cấp nhà nước đầu tiên, còn xã hội phương Tây là xã hội chiếm hữu nô lệ điển hình.Câu 7. Điều kiện tự nhiên đã có tác động như thế nào đến sự hình thành và phát triển của các quốcgia cổ đại Địa Trung Hải?a. Điều kiện tự nhiên của các quốc g ia cổ đại Địa Trung Hải:- Nằm ven biển Địa Trung Hải, gồm bán đảo Hi Lạp, Italia và nhiều đảo nhỏ phần lớn lãnh thổ là núivà cao nguyên, đất canh tác ít, chủ yếu là đất ven đồi, khô cứng.- Khí hậu ấm áp, trong lành, có những đồng bằng được hình thành từ những thung lũng bị ngăn cách.b/ Tác động:- Đến sự hình thành các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải :- Thời gian hình thành: vào khoảng TNK I TCN (Muộn hơn so với các quốc gia cổ đại phươngĐông): Do đất canh tác xấu, công cụ bằng đồng không có tác dụng mà phải đến khi công cụ bằng sắtxuất hiện (TNK I TCN), việc trồng trọt mới có hiệu quả -> có sản phẩm thừa -> xuất hiện tư hữu->xã hội phân chia giai cấp và hình thành nhà nước.- Quy mô quốc gia: Do lãnh thổ bị chia cắt bởi các dãy núi cao chạy ra biển thành những thung lũngnhỏ -> khi xã hội có giai cấp hình thành thì mỗi vùng trở thành một nước -> diện tích nước nhỏ (thịquốc).* Đến sự phát triển của các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải:- Kinh tế: Nông nghiệp kém phát triển, phải nhập khẩu lương thực; thủ côngnghiệp và thương nghiệp rất phát triển .... là ngành kinh tế chủ đạo- Chính trị: Thế lực kinh tế của chủ nô lớn đã đánh bại quyền lực của quý tộc thị tộc cũ gắn vớiruộng đất -> kết quả của quá trình này là hình thành nền dân chủ chủ nô...4- Xã hội : Do nhu cầu sử dụng nhiều nhân công trong tất cả các ngành kinh tế nên lực lượng sảnxuất chính là nô lệ, đây là lực lượng đông đảo, giữ vai trò quan trọng nhất trong xã hội...- Văn hóa: Cuộc sống đi biển đã mở ra cho cư dân ĐTH một chân trời mới... -> là cơ sở để họ đạttới trình độ sáng tạo văn hóa cao hơn thời trướcCâu 8. Dựa trên những cơ sở nào để người Hi Lạp và Rô -ma cổ đại sáng tạo ra nền văn hóa cao hơnso với các thời kì trước?- Thời gian hình thành: các quốc gia cổ đại phươngTây Hi Lạp, Rô-ma ra đời muộn hơn các quốc gia cổ đại phương Đông hàng nghìn năm, do đó đãtiếp thu, kế thừa nền văn minh của các quốc gia cổ đại phương Đông- Do điều kiện tự nhiên: cầu nối giao lưu giữa các vùng, tiếp xúc với biển đã mở ra cho họ một chântrời mới.- Sự phát triển cao hơn về mọi mặt kinh tế, chính trị, xã hội: cơ sở kĩ thuật, đồ sắt, kinh tế côngthương nghiệp và hàng hải, vai trò của các tầng lớp tri thức trong xã hội.Kết luận: Các điều kiện trên là cơ sở đã nâng các dân tộc Hi Lạp, Rô-ma lên một trình độ mới trongviệc sáng tạo ra nền văn hóa cao hơn thời kì trước.Câu 9. Trình bày những thành tựu văn hóa Hy Lạp và Rô-ma. Vì sao sau này giai cấp tư sản l ại chọnvăn hóa Hy Lạp và Rô-ma làm cơ sở cho nền văn hóa của mình?a, Những thành tựu văn hóa:* Lịch và chữ viết:- Lịch: 1 năm có 365 ngày và ¼ ngày, nên họ định 1 tháng lần lượt có 30, 31 ngày (riêng tháng 2 có28 ngày). Cách tính l ịch của người Rô-ma cổ đại đã tương đối chính xác, gần với hiểu biết ngày nay.- Chữ viết:+ Hệ thống chữ cái A, B, C …của người Rô-ma lúc đầu gồm 20 chữ, sau thêm 6 chữ nữa và hoànchỉnh như ngày nay. Đây là phát minh vĩ đại của cư dân Địa Trung Hải cổ đại cho loài người.+ Họ cũng có hệ thống chữ số La Mã I, II, III…* Khoa học:- Khoa học tự nhiên: Đã vượt lên trên việc ghi chép và giải các bài toán riêng biệt để khái quát lênthành các định lí, định đề. Về Toán học có các định lí, tiên đề của Pi-ta-go, Ta-lét, Ơ-clít… TrongVật lí có định lí của Ác-si-mét…- Khoa học xã hội: Lịch sử, Địa lí cũng đạt được một số thành tựu quan trọng. Lịch sử có ghi chéplịch sử các cuộc chiến tranh (Hê-rô-đốt, Tu-xi- đít); Địa lí có các ghi chép của Xtrabôn…* Văn học: Đạt những thành tựu to lớn cả về văn học dân gian và văn học viết. Trong khi ở phươngĐông mới chỉ có văn học dân gian. Cự thể:- Văn học dân gian (sử thi): có I-li-át và Ô-đi-xê của Hô-me- Văn học viết: có các thể loại như kịch, thơ như Viếc-gin, Lu-cre-xơ…* Nghệ thuật:- Kiến trúc: có nhiều công trình kiến trúc tiêu biểu như Đền Pác-tê-nông, Đấu trường Rô-ma…- Điêu khắc: tượng là chủ yếu. Các pho tượng rất tinh tế, sống động như tượng Lực sĩ ném đĩa, thầnvệ nũ Mi-lô…b, Gi ai cấp tư sản chọn văn hóa Hy Lạp và Rô-ma l àm cơ sở cho nền văn hóa của mình vì :- Văn hóa Hy Lạp và Rô-ma đề cao sự tự do cá nhân, sự phát triển của nghệ thuật… phù hợp vớiquyền lợi của giai cấp tư sản- Văn hóa Hy Lạp và Rô-ma đạt tới trình độ khái quát hóa trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là khoa họctự nhiên, xuất hiện những quy luật, định lí, định đề… đặt nền móng cho khoa học sau này.5- Ngoài ra văn hóa Hy Lạp và Rô-ma còn là vũ khí để giai cấp tư sản đấu tranh chống phong kiến vàphát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa.Câu 10. So với văn hóa cổ đại phương Đông, văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma phát triển như thếnào? Vì sao văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-m a lại phát triển được như thế?So với văn hóa cổ đại phương Đông, văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma đã đạt tới trình độ sáng tạovăn hóa cao hơn:- Về lịch:+ Cách tính lịch chính xác hơn và gần với hiểu biết ngày nay. Ở phương Đông quan niệm và cơ sởtính lịch là âm lịch dựa vào chu kì quay của Mặt Trăng xung quanh Trái Đất, tính được một năm có365 ngày.+ Người phương Tây quan niệm và cơ sở tính lịch là dương lịch. Người Hi Lạp có hiểu biết chínhxác hơn về Trái Đất và hệ Mặt Trời, quan niệm Trái Đất hình cầu. Người Rô-ma đã tính được mộtnăm có 365 ngày và ¼ ngày, một tháng có 30 ngày và 31 ngày, riêng tháng Hai có 28 ngày.- Về chữ viết:+ Chữ viết của người phương Đông quá nhiều hình, nét, kí hiệu, khả năng phổ biến bị hạn chế.+ Người phương Tây sáng tạo chữ viết gồm các kí hiệu đơn giản nhưng có khả năng ghép “chữ” linhhoạt thành “từ” để thể hiện ý nghĩ của con người. Hệ thống chữ cái A,B,C, ban đầu gồm 20 chữ, sauthêm 6 chữ, làm thành hệ thống chữ cái hoàn chỉnh như ngày nay.- Sự ra đời của Khoa học: Đến thời cổ đại Hi Lạp và Rô-ma những hiểu biết khoa học mới thật sự trởthành khoa học.+ Toán học: vượt lên trên việc ghi chép, giải các bài riêng biệt. Toán học thực sự trở thành khoa họcmang tính khái quát cao thành các định lý, định đề. Ví dụ: Talét, Pitago, Ơclít,…+ Vật lý: Ác-si-mét với công thức tính diện tích, thể tích hình trụ, hình cầu, nguyên lí vật nổi,…+ Sử học: Phương Đông chỉ là sự ghi chép tản mạn, thuần túy kiểu biên niên. Các sử gia Hi Lạp vàRô-ma đã biết tập hợp tà liệu để phân tích và trình bày có hệ thống lịch sử một nước hay một cuộcchiến tranh…+ Địa lý học: nhà địa lý học Xtrabôn…- Về văn học:+ Ở phương Đông mới chỉ có văn học dân gian, ở phương Tây đã xuất hiện văn học viết. Tiêu biểu:trường ca I-đi-át và Ô-đi-xê của Hôme, kịch, thơ của Êsin, Ơ-ri-pít.- Nghệ thuật: giá trị nghệ thuật được biểu hiện qua kiến trúc, điêu khắc với nhiều tượng và đền đàinhư tượng lực sĩ ném đĩa, thần Vệ nữ Milô… Các công trình kiến trúc cũng đạt tới trình độ tuyệt mĩnhư: đền Pactênông, đấu trường Côlidê,…Văn hóa cổ đại Hi Lạp và Rô-ma lại phát triển hơn bởi:- Thời gian hình thành muộn hơn các quốc gia cổ đại phương Đông (hàngnghìn năm), có điều kiện tiếp thu, kế thừa nền văn minh của các quốc gia cổ đại phương Đông.Câu 11. Cư dân Hi Lạp và Rô ma thời cổ đại đã có những đóng góp gì về mặt văn hóa cho nhân loại?Tại sao nói các hiểu biết khoa học đến đây mới trở thành khoa học?Cư dân Hi Lạp và Rô ma thời cổ đại đã để lại nhiều đóng góp quan trọng về mặt văn hóa cho nhânloại như:- Về lịch và chữ viết: tính được 1 năm có 365 ngày và 1/4 ngày; phát minh ra Dương lịch; phátminh ra hệ chữ cái Rô ma là hệ chữ A, B, C…; phát minh ra chữ số La Mã…- Sự ra đời của khoa học:Định lí nổi tiếng trong Hình học của Ta-lét, những cống hiến của trường phái Pi-ta-go về6tính chất của các số nguyên và định lí về các canh của tam giác vuông cùng với tiên đề về đườngthẳng song song của Ơ-cơ-lít, định luật Ácsimét… trở thành nền tảng cho các bộmôn khoa học hiện đại.- Văn học: anh hùng ca của Hômerơ, kịch ở Hi Lạp; nhà thơ Rô ma nổi tiếng như Lu-cre-xa Viếcgin…- Nghệ thuật: các công trình kiến trúc, tác phẩm điêu khắc nổi tiếng như tượng thần vệ nữ Mi lô,tượng lực sĩ ném đĩa, đền Pác-tê-nông, đấu trường La Mã… giàu giá trị nghệ thuật.Những hiểu biết khoa học thực ra đã có từ hàng nghìn nãm trước, từ thời cổ đại phương Đông.Nhưng phải đến thời cổ đại Hi Lạp và Rô-ma, những hiểu biết đó mới thực sự trở thành khoa học.Câu 12. Cơ sở hình thành và biểu hiện của nền dân chủ cổ đại? Em hãy đánh giá nền dân chủ củanhà nước Aten?a. Nền dân chủ cổ đại: là thể chế chính trị đã hình thành ở các quốc gia cổ đại phương Tây, tiêu biểunhất là Aten- Cơ sở hình thành:+ Do điều kiện tự nhiên thuận lợi nên ở các quốc gia cổ đại phương Tây, kinh tế công thươngnghiệp phát triển; cư dân chủ yếu sống bằng nghề thủ công và buôn bán với những mối giao lưu trênbiển rộng mở, tư tưởng tự do.+ Uy thế của quý tộc xuất thân là bô lão của thị tộc bị đánh bạt. Quyền lực xã hội chuyển vào tay cácchủ nô, chủ xưởng và nhà buôn. Thắng lợi của cuộc đấu tranh này là sự hình thành thể chế dân chủ...- Biểu hiện:+ Hơn 30000 công dân họp thành Đại hội công dân, bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết địnhmọi công việc của đất nước.+ Họ không chấp nhận có vua, có 50 phường, mỗi phường bầu ra 10 người tạo thành Hội đồng 500người, có vai trò như Quốc hội, thay mặt dân quyết định công việc trong 1 năm.+ Hội đồng 500 bầu ra 10 viên chức điều hành công việc, có vai trò như chính phủ và có nhiệm kì 1năm. Viên chức có thể tái cử nếu được bầu.+ Các công dân (trừ kiều dân, nô lệ và phụ nữ) mỗi năm họp một lần tại quảng trường được quyềnphát biểu và biểu quyết các việc lớn của cả nước.b. Đánh giá nền dân chủ của nhà nước Aten- Tiến bộ:+ Nền dân chủ cổ đại Aten tiến bộ hơn hẳn so với thể chế quân chủchuyên chế trung ương tập quyềnphương Đông. Mọi công dân đều có quyền tham gia vào đời sống chính trị, được bàn bạc và quyếtđịnh mọi công việc của đất nước.+ Xây dựng được một nhà nước dân chủ đầu tiên trong lịch sử nhân loại. Nền dân chủ tạo điều kiệncho sự phát triển rực rỡ về văn hóa Hi Lạp cổ đại...- Hạn chế:+ Quyền công dân không dành cho tất cả mọi người trong xã hội. Nô lê, kiều dân chiếm số lượng lớnnhưng không có quyền công dân.+ Nền dân chủ dựa trên sự bóc lột tàn bạo của chủ nô đối với nô lệ nên bản chất của nó là nền dânchủ chủ nô.Câu 13.Trình bày và nhận xét về đặc điểm tự nhiên và sự phát triển ban đầu về kinh tế của các quốcgia cổ đại phương Đông.* Đặc điểm của điều kiện tự nhiên:Nhà nước cổ đaị phương Đông thường hình thành trên lưu vực các sông lớn...- Thuận lợi:7+ Có nhiều đất canh tác, mưa đều đặn....Vì vậy, cư dân dễ trồng trọt, chăn nuôi.+ Có nguồn nước dồi dào cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt....là đường giao thông quan trọng củađất nước.- Khó khăn: thường xuyên xảy ra thiên tai, lũ lụt....cư dân phải lo đến công tác thuỷ lợi....Chính côngviệc trị thuỷ khiến mọi người gắn bó, ràng buộc nhau....* Đặc điểm kinh tế:- Đặc điểm nổi bật là sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước gắn liền với công tác trị thuỷ lợi....- Ngoài nghề nông, cư dân còn làm gốm, dệt vải. làm nghề luyện kim...đáp ứng nhu cầu hàng ngàycủa mình. Chăn nuôi là một ngành kinh tế được cư dân phương Đông kết hợp với nông nghiệp...đemlại nguồn thực phẩm và sức kéo đáng kể.==> Tính chất của nền kinh tế: là nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc, mặc dù có trao đổi nhưng thờikì đầu là hiện vật, sau này mới xuất hiện tiền.* Nhận xét- Do điều kiện tự nhiên trên lưu vực các sông nên cư dân sống tập trung đông đúc theo các bộ lạcgần gũi... Đó là điều kiện thuận lợi dẫn đến nhà nước sớm ra đời ở đây.- Sản xuất phát triển dẫn tới sự phân hoá xã hội....quan hệ bóc lột giữa quý tộc, địa chủ với nông dânbằng tô thuế, làm nảy sinh mâu thuẫn trong xã hội.Câu 14. C.Mác đã nói: “Ở những thời kì lịch sử càng xa xưa thì yếu tố địa lý lại càng có những tácđộng có ý nghĩa sống còn tới sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc.”Trên cơ sở tìm hiểu về quá trình hình thành nhà nước và những đặc trưng kinh tế, chính trị của cácquốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên.* Sự tác động của điều kiện tự nhiên tới quá trình hình thành nhà nướcCác quốc gia cổ đại phương Đông:- Điều kiện tự nhiên thuận lợi… đất canh tác rộng, mềm, tơi xốp, phù sa màu mỡ… chỉ cần công cụgỗ, đá, đồng cũng tạo nên mùa màng bội thu -> sản phẩm dư thừa -> tư hữu xuất hiện -> xã hội phânchia giai cấp -> nhà nước được sớm hình thành vào cuối thời kỳ đồ đá mới sang thời kỳ đồ đồng(thiên niên kỷ thứ IV – III TCN)- Quy mô quốc gia: do lãnh thổ đồng bằng rộng lớn, tập trung đông dân cư -> nhà nước phươngĐông xuất hiện với quy mô quốc gia rộng lớnCác quốc gia cổ đại phương Tây: nằm ở ven biển Địa Trung Hải, nhiều đảo, đất đai ít và khô cứng,địa hình bị cắt xẻ mạnh...)- Ra đời muộn hơn: thời kỳ đồ sắt (đầu thiên niên kỷ I TCN).- Quy mô quốc gia nhỏ: thị quốc.* Sự tác động của điều kiện tự nhiên tới đặc trưng kinh tế:- Phương Đông: nền nông nghiệp tưới tiêu – nông nghiệp là chủ đạo và phải quan tâm tới công táctrị thủy (do nằm ven lưu vực các con sông lớn…)- Phương Tây: với đặc trưng công thương nghiệp mậu dịch hàng hải (nằm ven biển, nhiều vũng vịnhnhưng đất khô cứng không phát triển nông nghiệp nhưng lại thuận lợi trong giao thông đườngbiển…)* Sự tác động của điều kiện tự nhiên tới thể chế chính trị:- Các quốc gia cổ đại phương Đông được hình thành từ liên minh bộ lạc, liên kết với nhau do nhucầu trị thủy. Nhà nước được lập ra để điều hành và quản lí xã hội. Cơ cấu bộ máy nhà nước đó mangtính chất của một nhà nước chuyên chế cổ đại. Đứng đầu nhà nước là vua, có quyền lực tối cao…8- Các quốc gia cổ đại phương Tây với sự phát triển mạnh của thương nghiệp và sự lưu thông tiền tệsớm, cùng sự khoáng đạt, yêu thích tự do của những con người miền biển…không chấp nhận quyềnlực chỉ rơi vào tay một người…hướng tới xây dựng nền dân chủ cổ đại…Câu 15. Thể chế chính trị ở các quốc gia cổ đại phương Tây có những đặc điểm gì? So với thể chếchính trị của các quốc gia phương Đông cổ đại có những điểm gì khác biệt? Tại sao lại có sự khácbiệt ấy?a. Thể chế chính trị:- Quyền lực của các quý tộc xuất thân từ bô lão của thị tộc bị đánh bạt để tập trung vào tay các chủnô( chủ xưởng,chủ lò, chủ thuyền), hình thành nên một thể chế dân chủ cổ đại. Tiêu biểu là ở A ten.- Hơn 30 000 công dân họp thành Đại hội công dân có quyền bầu và cử ra các cơ quan nhà nước,quyết định mọi công việc của nhà nước…- Không chấp nhận có vua, có 50 phường, mỗi phường cử ra 10 người làm thành Hội đồng 500, cóvai trò như Quốc hội, có nhiệm kỳ 1 năm.- Hội đồng 500 bầu ra 10 viên chức điều hành công việc ( như kiểu một chính phủ) và có nhiệm kỳ 1năm Viên chức có thể tái cử nếu được bầu. Các công dân (trừ kiều dân, nô lệ và phụ nữ) mỗi nămhọp .một lần tại quảng trường được quyền phát biểu và biểu quyết các việc lớn của cả nước.b. So sánh với phương Đông:- Đối lập hoàn toàn. Ngay từ khi ra đời nhà nước ở phương Đông đã là nhà nước quân chủ chuyênchế trung ương tập quyền, mọi quyền lực tập trung trong tay vua, vua tự mình quyết định mọi côngviệc, chính sách với bộ máy quan liêu gồm các quý tộc giúp việc.- Nguyên nhân khác biệt: ở phương Đông, do điều kiện tự nhiên và nền sản xuất nông nghiệp cần cósự liên kết để khai phá đất đai và làm thuỷ lợi, do cơ cấu xã hội nên thể chế chuyên chế là cần thiết;trong khi ở phương Tây, do điều kiện tự nhiên và nền kinh tế thủ công và thương nghiệp phát triển,sự giao lưu mở rộng, tư tưởng tự do nên thể chế dân chủ cổ đại là phù hợp.Câu 16. Hãy lập bảng so sánh các quốc gia cổ đại phương Đông và các quốc gia cổ đại phương Tâyvề điều kiện tự nhiên, sự hình thành nhà nước, đặc điểm kinh tế, chính trị xã hội, thành tựu văn hóa?Tiêu chí so sánhPhương ĐôngPhương TâyĐiều kiện tự nhiênNằm trên lưu vực các con sông lớn Nằm ở phía Bắc Địa Trung Hải,(S. Nin- Ai Cập; S. Hằng- Ấn đất đai canh tác ít, khô cằn…Độ….), nhiều đất đai canh tác,nước tưới, khí hậu nóng ẩm…Nền tảng kinh tếNông nghiệp là chủ yếu, ngoài ra Thủ công nghiệp và thươngcòn có các nghề thủ công.nghiệp.Thời gian hình thành Khoảng thiên niên kỉ thứ V-> III Khoảng thiên niên kỉ thứ I TCNnhà nướcTCN (Ai Cập, Lưỡng Hà…)Cơ cấu xã hộiVua chuyên chế, quý tộc, quan Chủ nô, bình dân và nô lệlạichủ ruộng đất, tăng lữ, nông dâncông xã, nô lệ.Thể chế chính trịQuân chủ chuyên chếDân chủ chủ nôThành tựu văn hóaLịch, thiên văn, chữ viết, nghệ Lịch, chữ viết, khoa học, nghệthuật, kiến trúc….thuật, kiến trúc….Câu 17. Nêu những nét chính trong thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông? Phântích những yếu tố quyết định thể chế chính trị ở phương Đông cổ đại?- Những nét chính trong thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông:9+ Các quốc gia cổ đại phương Đông ra đời là do nhu cầu liên kết làm thủy lợi… vì vậy 1 số công xãgần gũi với nhau tập hợp lại thành 1 tiều quốc, đứng đầu là vua – một trong số những người đứngđầu các công xã được tôn vinh lên.+ Vua có nhiều cách gọi khác nhau nhưng đều là người đứng đầu, là chủ đất nước, hiện thân cho sựthống nhất đất nước, có quyền tối thượng (đại diện cho thần thánh, tự quyết định mọi việc…)+ Giúp việc cho vua là bộ máy hành chính quan liêu gồm nhiều quý tộc, phụ trách các công việc cụthể…+ Đặc điểm nổi bật của thể chế chính trị ở phương Đông cổ đại là nhà nước quân chủ chuyên chếtrung ương tập quyển …- Nguyên nhân dẫn tới sự hình thành chế độ chuyên chế+ Do địa bàn sinh sống ở lưu vực các dòng sông lớn, sản xuất nông nghiệp đóng vai trò chủ đạo ->yêu cầu trị thủy và làm thủy lợi đòi hỏi phải có sự hợp tác và có người đứng đầu chỉ huy.+ Trong thực tiễn, do nhu cầu khai phá đất đai, mở rộng diện tích canh tác dẫn tới sự tranh chấp… ->yêu cầu chống ngoại xâm, bảo vệ lãnh thổ cũng đòi hỏi phải có người chỉ huy …Câu 18. Thể chế chính trị của các quốc gia cổ đại phương Đông và phương Tây: Hi Lạp, Rôma có sựkhác nhau như thế nào? Giải thích nguyên nhân sự khác nhau đó.1. Sự khác nhau về thể chế chính trị:- Các quốc gia cổ đại phương Đông theo thể chế Quân chủ chuyên chế Trung ương tập quyền( chếđộ chuyên chế cổ đại) trong đó có Vua đứng đầu, có quyền tối thượng và vô hạn, giúp việc cho vuacó một bộ máy quan lại và tăng lữ .…- Các quốc gia cổ đại phương Tây chủ yếu tồn tại thể chế dân chủ chủ nô( điển hình là ở thị quốc A-ten) trong đó quyền lực xã hội chủ yếu nằm trong tay các chủ nô, chủxưởng và nhà buôn…Ở các thị quốc còn tồn tại Đại hội công dân, bầu và cử ra các cơ quan nhà nước, quyết định mọicông việc nhà nước. Nhiều thị quốc hình thành các Hội đồng 500, có vai trò như 1 quốc hội vớinhiệm kỳ 1 năm. Các Hội đồng cử ra 10 viên chức điều hành công việc như kiểu 1 chính phủ cũngcó nhiệm kỳ 1 năm…- Tính chất nhà nước: ở phương Đông là chế độ chuyên chế tập quyền, ở phương Tây là chế độchiếm nô (dân chủ chủ nô)…2. Nguyên nhân sự khác nhau:- Do điều kiện tự nhiên: phương Đông - nằm ven sông lớn, đồng bằng rộng nên có điều kiện tậptrung dân cư. Phương Tây - nằm ven biển, địa hình bị chia cắt, không có điều kiện tập trung đôngdân cư..- Do sự phát triển kinh tế: phương Đông - kinh tế nông nghiệp phát triển…Nhu cầu khai phá đất đaivà làm thủy lợi…Phương Tây - nghề buôn phát triển nên dân cư chủ yếu sống ở thành thị.. Cácnghành nghề thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển nên cư dân không chấp nhận có vua..PHẦN II: TRUNG QUỐC THỜI PHONG KIẾNCâu 1Hãy nêu những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến.Trong những thành tựu ấy, thành tựu nào đã có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phươngTây?1. Những thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc thời phong kiến- Trong lĩnh vực tư tưởng, tôn giáo10+ Trong lĩnh vực tư tưởng Nho giáo giữ vai trò quan trọng, trở thành c ơ sở lí luận và tư tưởng củachế độ phong kiến Trung Quốc; Trong lĩnh vực tôn giáo, Phật giáo ở Trung quốc được thịnh hành,nhất là vào thời nhà Đường…- Sử học: sử học bắt đầu từ thời Tây Hán đã trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập mà người đặtnền móng là Tư Mã Thiên.- Văn học: thơ đường đạt đến đỉnh cao của nội dung và nghệ thuật…Tiểu thuyết chương hồi xuấthiện với những tác phẩm nổi tiếng…- Toán, thiên văn học, Y dược…của Trung Quốc đạt nhiều thành tựu quan trọng…- Kĩ thuật: Trung Quốc có bốn phát minh quan trọng: giấy, kĩ thuật in, la bàn và thuốc súng.2. Thành tựu có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phương Tây- Thành tựu có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phương Tây là kĩ thuật với bốn phát minhquan trọng.- Giấy và kĩ thuật in được phát minh giúp phổ biến rộng rãi văn minh phương Tây; la bàn xuấthiện là điều kiện để các cuộc phát kiến địa lí diễn ra; thuốc súng giúp các nước phương Tây đẩymạnh xâm lược thuộc địa.Câu 2Nêu chính sách bành trướng lãnh thổ của Trung Quốc thời Minh - Thanh. Cha ông ta đã có đốisách như thế nào để làm thất bại âm mưu bành trướng của Trung Quốc. Hiện nay, chúng ta nênhọc tập bài học kinh nghiệm gì để giải quyết vấn đề biển đảo?• Chính sách bành trướng lãnh thổ của TQ thời Minh – Thanh- Giống như những triều đại trước, các hoàng đế thời Minh – Thanh tiếp tục thực hiện chính sáchbành trướng, mở rộng lãnh thổ bằng việc đem quân xâm lấn các nước láng giềng...- Minh Thành Tổ 5 lần tự mang đem quân đi đánh người Tác -ta và Oa- ra của tộc Mông Cổ; cử sứgiả đến các nước Đông Nam Á, Nam Á để phô trương sức mạnh.- Đến giữa thế kỉ XVIII, nhà Thanh thôn tính được Mông Cổ, Tây Tạng, Tân Cương.- Cả nhà Minh và nhà Thanh đều đã từng đem quân xâm lược nước ta vào các năm 1407; 17881789....• Đối sách của ông cha ta- Các triều đại PK TQ luôn dùng vũ lực để uy hiếp, dọa nạt bắt ta phải đầu hàng, coi thường vuaquan Đại Việt. Song để giữ hòa bình, chuẩn bị lực lượng, Vua – Tôi Đại Việt vẫn giữ vững nguyêntắc ngoại giao của người tự chủ : bảo vệ chủ quyền độc lập, nên trong việc giao tiếp với sứ thần luônthể hiện sự mềm dẻo, tránh thủ đoạn mua chuộc nhưng cũng rất kiên quyết trước thái độ láo xượccủa chúng.- Dưới thời PK, ông cha ta đều coi trọng việc kết hợp giữa đấu tranh quân sự với đấu tranh ngoạigiao để tạo thắng lợi oanh liệt đi đến kết thúc chiến tranh trong hòa bình.Ví dụ : như cuộc kháng chiến chống quân Minh.... cuộc kháng chiến chống quân Thanh xâm lược....- Thực hiện ngoại giao hòa hảo sau khi giành thắng lợi tạo sự giao hòa thân thiện. Luôn chủ độngngoại giao như chủ động trao trả tù binh tạo quan hệ ngoại giao bớt căng thẳng, sau đó đi đến giảiquyết vấn đề biên cương, thiết lập giao bang hòa hiếu....Như vậy, đấu tranh ngoại giao luôn là một mặt trận quan trọng trong công cuộc bảo vệ độc lập dântộc trong lịch sử PK cũng như hiện tại và đều được người Trị vì quốc thể chú trọng, thực hiện mộtcách linh hoạt giống như một vũ khí đắc lực cho việc giữ hòa hiếu dân tộc. Tuy nhiên, ngoại giaophải vừa cương vừa nhu trên nguyên tắc kiên quyết không hàng.• Liên hệ11- Ngày nay, tình hình TG, khu vực và dân tộc ta cũng có những thay đổi lớn lao.... nền ngoại giaocủa nước ta hiện nay vẫn phải học tập, vận dụng sách lược ngoại giao mềm dẻo “Dĩ bất biến ứng vạnbiến” “Cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo về sách lược” “thêm bạn bớt thù” đảm bảo độc lập, chủquyền dân tộc được giữ vững. Tận dụng thời cơ và mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ thù....- Ngoại giao ứng xử khôn khéo với các nước lớn: Mĩ, tây Âu, NB, Nga.. tranh thủ các tổ chức quốctế, tổ chức khu vực, sự đồng tình ủng hộ của bạn bè theo 2 nguyển tắc tôn trọng độc lập dân tộc, chủquyền và toàn vẹn lãnh thổ, giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình....Câu 3Trình bày thành tựu tiêu biểu trên lĩnh vực tư tưởng của Trung Quốc thời phong kiến? Hệ tưtưởng đó đã du nhập và phát triển tại Việt Nam như thế nào?1. Thành tựu tiêu biểu trên lĩnh vực tư tưởng củ a Trung Quốc thời phong kiến là Nho giáo- Sự ra đời và phát triển:+ Thời gian ra đời: tương đối sớm (thế kỉ VI TCN)+ Người khởi xướng: Khổng Tử+ Những người phát triển: Mạnh Tử, Đổng Trọng Thư, Chu Đôn Di, Trình Hạo, Trình Di,…+ Từ thời Hán, nhất là đời Hán Vũ đế (140 – 87TCN), Nho giáo bắt đầu trở thành trường phái tưtưởng chủ yếu nhất- Quan điểm chính:+ Tam cương: ba mối quan hệ vua – tôi, cha – con, chồng – vợba mối quan hệ giường cột củaquốc gia, kỉ cương xã hội, đạo đức phong kiến+ Ngũ thường: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín+ Tam tòng: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử+ Tứ đức: Công, dung, ngôn, hạnh+ Nho giáo một mặt đề xướng con người phải tu thân, rèn luyện đạo đức, phẩm chất, mặc khácgiáo dục con người phải thực hiện những bổn phận đối với quốc gia (trung quân ái quốc). Đồngthời, Nho giáo cũng đề cao chữ hiếu và vai trò của người cha trong gia đình- Vai trò: Nho giáo có ảnh hưởng sâu rộng ở nhiều lĩnh vực+ Nho giáo ít nhiều thay đổi qua các thời đại song vẫn là một trường phái tư tưởng chính trị, làcông cụ tinh thần để bảo vệ chế độ phong kiến+ Làm cơ sở cho sự phát triển giáo dục, góp phần tạo ra những thành tựu lớn trên lĩnh vực vănhóa, giáo dục và ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống xã hội Trung Quốc+ Càng về sau, cùng với sự suy đồi của giai cấp địa chủ phong kiến, Nho giáo càng trở nên bảothủ, lỗi thời và kìm hãm sự phát triển của xã hội2. Sự du nhập và phát triển của Nho giáo tại Việt Nam- Nho giáo được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc. Đến thời phong kiến, Nho giáo dần trởthành hệ tư tưởng chính của giai cấp thống trị, đặt thành những nguyên tắc cơ bản trong các mốiquan hệ xã hội, là tư tưởng chi phối nội dung giáo dục thi cử.+ Từ thế kỉ X – XIV, trên bước đường xây dựng nhà nước quân chủ chuyên chế trung ương tậpquyền, Nho giáo được giai cấp phong kiến Việt Nam tiếp nhận và từng bước nâng cao+ Đến thời Lê sơ (TK XV), Nho giáo được nâng lên địa vị độc tôn+ Từ thế kỉ XVI – XVIII, Nho giáo mất dần hiệu lực và vị trí độc tôn. Tới thế kỉ XIX, nhàNguyễn thi hành chính sách độc tôn Nho giáo, tìm cách phục hồi Nho giáo đã bị suy đồi trongcác thế kỉ trướcCâu 4Những thành tựu khoa học kỹ thuật của Trung Quốc thời phong kiến? Nhân dân Việt12Nam đã tiếp thu nền văn hóa Trung Quốc thời kì này như thế nào?a.Thành tựu khoa học kĩ thuật của Trung Quốc:- Thiên văn: từ thời cổ đại người Trung Quốc đã biết quan sát thiên văn: 800 tinh tú, ghi chéphiện tượng nhật thực, nguyệt thực, chế tạo dụng cụ đo bóng Mặt trời, làm được dụng cụ đo độngđất là địa động nghi.- Lịch pháp: từ thời Tần – Hán đã phát minh nông lịch, chia 1 năm thành 24 tiết -> căn cứ vào đóđể tính thời vụ sản xuất.- Toán học: Thời Hán soạn được quyển Cửu chương toán thuật, nêu lên các phương pháp tínhruộng đất theo các hình, Tổ Xung Chi tính được Pi = 3,14.- Y dược học: chữa nhiều bệnh, có nhiều bộ sách y thuật nổi tiếng, các danh y: Hoa Đà, Lý ThờiTrân…- Điêu khắc, kiến trúc: cung điện thành quách: Vạn Lý Trường Thành, Cung A Phòng, Tử CấmThành…- Kĩ thuật có 4 phát minh lớn: thuốc súng, la bàn, làm giấy, nghề inb. Trải qua 1000 năm bị các triều đại phong kiến Trung Quốc đô hộ nhân dân Việt Nam đã tiếpthu có chọn lọc nền văn hóa Trung Quốc:- Tư tưởng: tiếp thu Nho giáo, đạo Phật, đạo Lão..- Chữ viết: nhân dân ta đã hấp thụ ảnh hưởng của Hán ngữ một cách độc đáo, sáng tạo, đã Việthóa tạo thành từ ngữ Hán Việt, trên cơ sở đó sáng tạo ra chữ nôm- Ngoài ra nhân dân ta còn tiếp thu văn học, nghệ thuật, binh pháp,phong tục tập quán ,… của người Trung Quốc góp phần làm phong phú thêm nền văn hóa của dân tộc.Câu 5Những biểu hiện của mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa dưới thời Minh - Thanh? Vì sao kinh tếTrung Quốc không thể phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.* Những biểu hiện- Trong thủ công nghiệp: Xuất hiện các công trường thủ công, sản xuất trên quy mô lớn, hìnhthành quan hệ chủ - thợ... trong nghề làm gốm, nghề dệt...- Trong thương nghiệp: rất phát triển, buôn bán với nhiều nước ở phương Đông và thương nhânchâu Âu ( thế kỉ XVI), hàng hóa đa dạng ....- Các thành thị trở nên đông đúc nhộn nhịp: Bắc Kinh, Nam Kinh - dân số đông, nhiều phốphường vừa buôn bán, vừa sản xuất....* Kinh tế Trung Quốc không phá t triển theo hướng tư bản chủ nghĩa vì:- Là nước phong kiến, lấy Nho giáo làm hệ tư tưởng thống trị, coi trọng sự phát triển nôngnghiệp, không chú trọng đến sự phát triển của thủ công nghiệp và thương mại ....- Chính quyền phong kiến ban hành chính sách hạn chế sự phát triển của những mầm mống kinhtế tư bản chủ nghĩa: trọng nông ức thương, bế quan tỏa cảng... Kinh tế Trung Quốc là nền kinh tếtự nhiên, tự cung tự cấp....Câu 6:Nêu tóm tắt những thành tựu văn hóa quan trọng của nhân dân Trung Quốc trong thời phong kiến.Kể tên bốn phát minh lớn nhất về kĩ thuật của Trung Quốc thời kì này.a. Những thành tựu văn hóa quan trọng của nhân dân Trung Quốc trong thời phong kiến- Về tư tưởng: Vai trò của Nho giáo+ Giữ vai trò quan trọng, người khởi xướng là Khổng Tử+ Trở thành công cụ sắc bén của nhà nước phong kiến tập quyền- Văn học: là lĩnh vực nổi bật nhất trong nền văn hóa Trung Quốc13+ Thơ Đường đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật, phản ánh toàn diện bộ mặt xã hội bấy giờ, tiêu biểulà Lí Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị…+ Tiểu thuyết: là hình thức văn học mới thời Nguyên, Minh, Thanh. Nhiều tác phẩm nổi tiếng nhưThủy Hử (Thi Nại Am), Tam Quốc Diễn nghĩa (La Quán Trung), Tây Du kí (Ngô Thừa Ân), HồngLâu mộng (Tào Tuyết Cần)…- Khoa học và kĩ thuật: phát triển sớm và đạt được những thành tựu rực rỡ+ Bánh lái, la bàn, thuyền buồm.+ Nghề dệt, làm đồ sứ, chế tạo giấy, nghề in, luyện sắt, khai thác khí đốt.b. Bốn phát minh lớn về kĩ thuật của Trung Quốcthời phong kiến- Kĩ thuật làm giấy- Nghề in- La bàn- Thuốc súngCâu 7Những thành tựu văn hoá quan trọng của Trung Quốc thời phong kiến. Nhân dân Việt Nam đã tiếpthu văn hóa Trung Quốc như thế nào?a. Những thành tựu văn hóa quan trọng của Trung Quốc thời phong kiến:* Về tư tưởng:- Nho giáo : Giữ vai trò quan trọng, trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tậpquyền, trở thành cơ sở lí luận và tư tưởng của chế độ phong kiến Trung Quốc.- Phật giáo: cũng thịnh hành, nhất là vào thời Đường.* Sử học:- Thời Tây Hán: Trở thành lĩnh vực nghiên cứu độc lập, người đặt nền móng là Tư Mã Thiên với bộSử kí.- Thời Đường: Cơ quan biên soạn lịch sử nhà nước, gọi là Sử quán được thành lập.* Văn học:- Thời Hán nổi bật là thể loại phú.Đến thời Đường có thể loại thơ Đường với số lượng lớn, phảnánh sâu sắc đời sống xã hội, đạt tới đỉnh cao về nghệ thuật với các nhà thơ tiêu biểu…- Đến thời Minh-Thanh, tiểu thuyết là loại hình văn học mới, với nhiều tác phẩm nổi tiếng...* Khoa học kỹ thuật- Về khoa học: đạt được nhiều thành tựu trong các lĩnh vực Toán học, Thiên văn học, Y học…- Về kỹ thuật: có 4 phát minh lớn: làm giấy, nghề in, la bàn, thuốc súng.* Nghệ thuật: Đạt tới trình độ cao, phong cách độc đáo với những côngtrình nổi tiếng như Vạn lý trường thành, Cung A phòng, và sản phẩm thủ công, điêu khắc tinh xảo…b) Nhân dân Việt Nam tiếp thu văn hoá Trung Quốc- Với hớn 1000 năm Bắc thuộc , văn hóa Trung Quốc đã xâm nhập vào nước ta và tạo ảnh hưởng ởnhiều lĩnh vực như: tư tưởng, chữ viết, văn học, lịch pháp, nghệ thuật…- Tuy nhiên, nhân dân Việt Nam đã tiếp thu có chọn lọc…biến đổi cho phù hợp với đời sống tinhthần của người Việt trên các lĩnh vực: tư tưởng tôn giáo, chữ viết, văn học và một số phong tục tậpquán…Câu 8Những thành tựu chủ yếu của Văn hoá Trung Quốc thời phong ki ến.Chế độ phong kiến Trung Quốc được xác lập thời nhà Tần, tiếp tục củng cố phát triển và kiện toàn14bộ máy nhà nướcdưới thời nhà Hán, Đường, Tống, Minh,Thanh. Cùng với củng cố bộ máynhà nước, phát triển kinh tế...các triều đại phong kiến Trung Quốc rất quan tâm phát triển văn hoá.Vì vậy văn hoá Trung Quốc thời phong kiến đã đạt những thành tựu to lớn.* Nho gi áo+ Nho giáo một trường phái tư tưởng, xuất hiện từ thời cổ đại, người đặt nền móng đầu tiên làKhổng Tử, là công cụ của nhà nước phong kiến tập quyền. Những thế kỷ đầu tiên nho giáo bị coithường, thậm chí còn bị đàn áp.Từ thời Tống Nho giáo được phát triển thêm về lý luận, các vuaTống đề cao Nho học, đồng thời cũng làm cho Nho giáo thêm đượm màu sắc tôn giáo.+ Nho giáo trở thành công cụ sắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền và là cơ sở lýluận và tư tưởng, đạo đức của chế độ phong kiến Về sau nho giáo trở nên bảo thủ, lỗi thời kìm hãmxã hội. Tuy vậy yếu tố nhân đạo, khẳng định giá trị con người, sự quý trọng quan hệ tinh thần lànhững tinh hoa còn lưu đến ngày.* Phật gi áo :+ Phật giáo Phật giáo lúc đầu chỉ truyền bá rộng rãi trong nhân dân, đến thời Đường Phật giáorất thịnh hành. Các nhà sư Trung Quốc như Huyền Trang, Nghĩa Tĩnh sang Ấn Độ để tìm hiểugiáo lý của Phật, ngược lại nhiều nhà sư Ấn Độ đã sang Trung Quốc để truyền đạo. Chùa đượcxâydựng nhièu nơi, Kinh Phật được dịch ra chữ Hán ngày một nhiều, tạc tượng, in kinhPhật....* Sử học:+ Đã trở thành một lĩnh vực độc lập, người đặt nền móng cho sử học là Tư Mã Thiên. ThờiHán nhiều tác phẩm nổi tiếng: Sử ký -Tư Mã Thiên, Hán Thư - Ban Cố, Hậu Hán Thư - PhạmViệp... Tư Mã Thiên được đánh giá là ông tổ của sử học phương Đông. Thời Tống, Quốc sửquán được thành lập đã để lại một số tác phẩm có tính hệ thống lịch sử các vương triều: Minh sử,Minh thư thực lục, đại thành nhất thống... Tiêu biểu Vĩnh lạc đại điển, Tứ khố toàn thư.* Văn học:+ Thời Hán: thể loại Phú phát triển, đây là một thể loại văn học đặc biệt nội dung ca ngợi quêhương đất nước, khích lệ lòng yêu nước của nhân dân. Những nhà sáng tác nổi tiếng: Giả Nghị,Tư Mã Tương Như...+Thời Đường: thơ ca có bước nhảy vọt, phản ánh sâu sắc đời sống xã hội bấy giờ đã đạt đếntrình độ cao về nghệ thuật và số lượng tác phẩm. Các tác giả nổi tiếng Lý Bạch, Đỗ Phủ và BạchCư Dị.+ Thời Tống: là giai đoạn phát triển của “Từ”.Từ là một hình thức nghệthuật, là lời của điệu nhạc biến thể thơ Đường. vừa phục vụ giai cấp phong kiến, vừa là món ăntinh thần của thị dân+ Thời Minh- Thanh: Tiểu thuyết - hình thức văn học mới phát triển, “Tiểu thuyết chương hồi” . Với những tác phẩm nổi tiếng: Thuỷ Hử của Thi Nại Am, Tam Quốc diễn nghiã của La QuánTrung, Tây Du Kí của Ngô Thừa Ân, Nho Lâm ngoại sử của Ngô Kính Tử, Hồng Lâu Mộng củaTào Tuyết Cần...* Nghệ thuật kiến trúcNghệ thuật lâu đời của Trung Quốc với trình độ cao, phong cách độc đáo được biểu hiện trêncác mặt: Hội hoạ, điêu khắc, kiến truc, mĩ thuật. Những công trình kiến trúc nổi tiếng: Vạn lítrường thành, Cố cung, các cung điện..* Khoa học - kỹ thuậtTrung Quốc có bốn phát minh lớn là giấy, kỹ thuật in, la bàn và thuốc súng.=> Những thành tựu lớn lao của văn hoáTrung Quốc đã trở thành di sản15văn hoá vô cùng quý giá của nhân dân. Quốc gia này trở thành một trung tâm văn minh ở ChâuÁ và thế giới.Thành tựu là nhân tố cho sự phát tri ển chế độ phong kiến Trung Quốc:Trong các thành tựu trên, Nho giáo là nhân tố, là cơ sở cho sự phát triển của chế độ phong kiếnTrung Quốc. Vì Nho giáo đóng vai trò hết sức quan trọng, nó không chỉ là công cụ của giai cấpthống trị, mà còn là nền tảng ổn định trật tự xã hội phong kiến, đồng thời Nho giáo còn chi phốinội dung giáo dục, sáng tác thơ, văn và ảnh hưởng cả về nghệ thuật, kiến trúc...Câu 9Những biểu hiện nào cho thấy dưới thời nhà Minh, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuấthiện ở Trung Quốc? Tại sao thời kì này, kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển ở Trung Quốc?1. Dưới thời nhà Minh, mầm mống kinh tế tư bản chủ nghĩa đã xuất hiện ở Trung Quốc, biểu hiện:- Thủ công nghiệp:Xuất hiện của các công trường thủ công, sản xuất trên quy mô lớn, có lao động làm thuê; xuất hiệnquan hệ chủ - thợ, chủ xuất vốn, chỉ huy sản xuất kinh doanh, thợ làm công ăn lương…- Thương nghiệp:Phát triển, đặc biệt là ngoại thương, ngay từ thế kỉ XVI đã có một số thương nhân châu Âu dếnTrung Quốc buôn bán. Thành thị xuất hiện nhiều và mở rộng, tập trung đông dân cư, sầm uất…- Nông nghiệp:Xuất hiện hình thức “bao mua” - bỏ vốn trước, thu sản phẩm sau: vào mùa xuân các ông chủ xuấtvốn cho nông dân trồng mía để đến mùa đông họ thu lại bằng đường.2. Kinh tế tư bản chủ nghĩa không phát triển ở Trung Quốc bởi:+ quan hệ sản xuất phong kiến vẫn được duy trì chặt chẽ trong những vùng nông thôn rộng lớn,trước sau nền kinh tế tiểu nông chiếm ưu thế.+ chế độ cai trị độc đoán của chính quyền phong kiến với những chính sách thống trị lỗi thời, lạchậu như: “trọng nông ức thương”,“bế quan toả cảng”…+ do khủng hoảng chính trị có tính chất chu kì và một phần ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo: “sĩ,nông, công, thương”…Câu 10Trình bày hiểu biết của em về bốn phát minh lớn về khoa học kĩ thuật của Trung Quốc thời cổtrung đại và ý nghĩa của nó ?a. Bốn phát minh lớn về KHKT của Trung Quốc thời cổ trung đại.Thời trung đại Trung Quốc có 4 phát minh lớn rất quan trọng đó là: Giấy, kĩ thuật in, thuốc súng vàkim chỉ nam.* Kĩ thuật làm giấy:Thời Tây Hán, người Trung Quốc vẫn dung thẻ tre, lụa để ghi chép. Đến khoảng thế kỷ II, mặc dùđã biết dung phương pháp xơ gai để làm giấy, tuy nhiên giấy thời kỳ này còn xấu, mặt khôngphẳng , khó viết nên chỉ dung để gói.Đến thời Đông Hán, năm 105 một người tên Thái Luân đã dung vỏ cây, lưới cũ, rẻ rách…làmnguyên liệu, đồng thời đã cải tiến kỹ thuật, nên đã làm được loại giấy có chất lượng tốt. Từ đó giấyđược dung để viết 1 cách phổ biến thay thế cho các vật liệu trước đó.Từ thế kỷ III nghề làm giấy được truyền sang Việt Nam và sau đó được tryền đi hầu khắp cácnước trên thế giới.* Kĩ thuật in:Từ giữa thế kỷ VII kĩ thuật in giấy đã xuất hiện. Khi mới ra đời là in bằng ván sau đó có một ngườidân tên Tất Thăng đã phát minh ra cách in chữ rời bằng đất sét nung đã hạn chế được nhược điểm16của cách in bằng ván. Tuy nhiên cách in này vẫn còn hạn chế nhất định: chữ hay mòn, khó tô mực.Sau đó đã có một số người tiến hành cải tiến nhưng ko được, đến thời Nguyên đã cải tiến thànhcông việc dùng chữ rời bằng gỗ.Từ khi ra đời kĩ thuật in cũng đã được truyền bá rộng rãi ra các nước khác trên thế giới.*Thuốc súng:Thuốc súng là phát minh ngẫu nhiên của những người luyện đan, cho đến thế kỷ X thuốc súng bắtđầu được dùng làm vũ khí. Sau đó qua quá trình sử dụng nó đã được cải tiến rất nhiều với nhiềutên gọi khác nhau. Và trong quá trình tấn công Trung Quốc người Mông cổ đã học được cách làmthuố c súng và từ đó lan truyền sang Tây Á rồi đến châu Âu.* Kim chỉ nam .Từ thế kỷ III TCN người Trung Quốc đã phát minh ra “Tư nam” đó là một dụng cụ chỉ hướng. Sauđó các thầy phong thủy đã phát minh ra kim nam châm nhân tạo, đầu tiên la bàn được dùng để xemhướng đất rồi mới được sử dụng trong việc đi biển. Nửa sau thế kỷ XII la bàn được truyền sangArập rồi sang châu Âu.b. Ý nghĩa- Đối với trung quốc bốn phát minh trên ra đời không chỉ trực tiếp giúp cải thiện đời sống vật chấtvà tinh thần của con người Trung Quốc, mà đó còn là những đóng góp không nhỏ của một nền vănminh cho toàn nhân loại.- Đối với thế giới sự ra đời của kĩ thuật làm giấy, kĩ thuật in, thuốc súng và kim chỉ nam đã nângcao được vị thế của loài người, đưa nhân loại tiến lên một bước trong quá trình chinh phục tự nhiênvà tranh đấu với tự nhiên với chính con người để sinh tồn và phát triển.Câu 11Hãy trình bày chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Thanh? Ảnh hưởng của những chính sáchnày đối với sự phát triển của lịch sử Trung Quốc như thế nào?a. Chính sách đối nội, đối ngoại của nhà Thanh- Nhà Thanh tồn tại từ 1644-1911, là triều đại cuối cùng trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.- Đối nội: Thi hành chính sách áp bức, chia rẽ dân tộc:+ Giai cấp thống trị Thanh buộc người Trung Quốc phải theo phong tục của người Mãn từ y phụcđến đầu tóc.+ Quyền lực tập trung vào tay quý tộc người Mãn.+ Mua chuộc, vỗ về tầng lớp quý tộc, địa chủ người Hán.+ Thẳng tay trấn áp mọi hoạt động hoặc biểu hiện chống đối lại người Mãn..- Đối ngoại:+ Đối với các láng giềng: Nhà Thanh vẫn thực hiện chính sách bành trướng xâm lược: Miến Điện(1766); Đại Việt (1788),.. nhưng thất bại.+ Đối với các nước phương Tây: Thực hiện chính sách bế quan tỏa cảng...b. Ảnh hưởng từ các chính sách của nhà Thanh đối với sự phát triển của lịch sử Trung Quốc.- Chính sách áp bức dân tộc của nhà Thanh đã làm cho mâu thuẫn dân tộc trở nên gay gắt, phongtrào chống Thanh của mọi tầng lớp nhân dân và các cuộc khởi nghĩa nông dân bùng nổ khắp nơilàm cho chính quyền nhà Thanh suy yếu dần.- Chính sách bế quan tỏa cảng, đóng cửa không quan hệ, buôn bán với các nước phương Tâykhiến cho ngoại thương không phát triển được. Kinh tế đất nước ngày càng lạc hậu, tiềm lực đấtnước suy yếu.- Nhân cơ hội đó, các nước phương Tây tiến hành mở cửa Trung Quốc...=> Những chính sách sai lầm đó dẫn đến việc Trung Quốc từ một quốc gia phong kiến độc lập17trở thành một nước nửa thuộc địa, nửa phong kiến. 1911, Nhà Thanh sụp đổ...Câu 12Nêu và nhận xét về tình hình kinh tế Trung Quốc thời Minh, Thanh.a. Tình hình kinh tế+Nông nghiệp có những tiến bộ về kĩ thuật gieo trồng. Diện tích canh tác mở rộng, sản lượng lươngthực tăng, song tình trạng chiếm ruộng đất của địa chủ, quý tộc gia tăng.+Thủ công nghiệp và thương nghiệp phát triển hơn các thời kì trước. Các hình thức công xưởng thủcông xuất hiện trong các nghề dệt, làm giấy, đồ sứ. Trong nghề dệt, một số chủ đem bông và tơ giaocho những người thợ dệt cá thể rồi thu thành phẩm, một số người sắm khung cửi rồi thuê thợ dệt.+ Trong sản xuất đường, vào mùa xuân các ông chủ xuất vốn cho nông dân trồng mía, đến mùa đônghọ thu lại bằng đường.+ Ngoại thương: từ thế kỉ XVI, có một số thương nhân châu Âu đến Trung Quốc buôn bán. Sau nàynhà Thanh thi hành chính sách “bế quan tỏa cảng”, nên ngoại thương bị hạn chế.+ Do sự phát triển của công thương nghiệp, thành thị sớm trở nên đông đúc, nhộn nhịp...b. Nhận xét: Kinh tế phát triển, đến đầu thế kỉ XVI, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa đãxuất hiện, song nền kinh tế tự nhiên luôn chiếm địa vị thống trị. Kinh tế nông nghiệp mặc dù cónhững thành tựu mới, nhưng cùng với sự thịnh suy có tính chất chu kì về chính trị thì nền nôngnghiệp cũng phát triển và suy thoái tương ứng.Câu 13Những biểu hiện chứng tỏ chế độ phong kiến Trung Quốc dưới thời nhà Đường phát triển đến đỉnhcao?- Năm 618 Lý Uyên thiết lập nhà Đường (618-907), đây là thời kỳ chế độ phong kiến Trung Quốcphát triển đạt đến đỉnh cao về kinh tế, chính trị, văn hoá...+ Về chính trị: Tăng cường hoàn thiện bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương (cử ngườithân tín đến cai quản các địa phương, đặc biệt là cử những người thân tộc và các công thần giữ tiếtđộ sứ cai trị các vùng biên cương; đặt các khoa thi để tuyển chọn người làm quan)...+ Với sức mạnh và quyền lực to lớn của mình, các vua nhà Đường tiếp tục đẩy mạnh việc xâmchiếm đất đai: Nội Mông, Tây Vực, Bán đảo Triều Tiên,...+ Về kinh tế: Phát triển tương đối toàn diện, thực hiện chính sách quân điền trong nông nghiệp...Thủ công nghiệp phát triển với nhiều nghề như: dệt, in, gốm sứ...xuất hiện phường hội...Ngoạithương mở rộng, hình thành "con đường tơ lụa" buôn bán với nhiều nước...+ Về văn hoá: Thơ Đường với các nhà thơ nổi tiếng...Phật giáo phát triển, thịnh hành...Câu 14Nêu biểu hiện sự thịnh đạt về chính trị của chế độ phong kiến ở Trung Quốc dưới thời nhà Đường(618 - 907).- Sự thành lập: Năm 618, Lý Uyên dẹp tan được phe đối lập, đàn áp khởi nghĩa nông dân, lên ngôiHoàng đế, lập ra nhà Đường (618 - 907).- Tổ chức chính quyền:+ Tiếp tục củng cố chính quyền trung ương, làm cho bộ máy cai trị phong kiến được hoàn chỉnh.+ Cử người thân tín cai quản các địa phương, đặc biệt giao cho các công thần hoặc người thân tộcgiữ chức Tiết độ sứ cai quản các miền biên cương. Mở nhiều khoa thi để tuyển chọn quan lại.- Đối ngoại: Tiếp tục thực hiện chính sách xâm lược mở rộng lãnh thổ.Câu 15Trình bày sự hình thành xã hội phong kiến ở Trung Quốc.- Cuối thời Xuân Thu- Chiến Quốc (thế kỉ VIII TCN - thế kỉ III TCN), Trung Quốc có những tiến bộ18lớn trong sản xuất…đưa đến diện tích gieo trồng được mở rộng, năng xuất và tổng sản lượng nôngnghiệp tăng, xã hội biến đổi sâu sắc.- Những quan lại và một số nông dân giàu tước đoạt thêm nhiều ruộng đất công trở thành giai cấpđịa chủ.- Nông dân bị phân hoá: một bộ phận giàu có đã ra nhập giai cấp địa chủ, một số khác vẫn giữ đượcruộng đất để cày cấy là nông dân tự canh…số còn lại là những nông dân nghèo không có ruộng hoặccó quá ít buộc phải phải nhận ruộng đất của địa chủ để cày cấy và nộp tô ruộng đất cho địa chủ trởthành những nông dân lĩnh canh.- Quan hệ bóc lột địa tô của địa chủ với nông dân lĩnh canh dần trở thành quan hệ bóc lột chủ yếu,quan hệ phong kiến xuất hiện. Năm 221 TCN nhà Tần thống nhất Trung Quốc, chế độ phong kiếnđược xác lập ở Trung Quốc.Câu 16Những thành tựu về tư tưởng, tôn giáo của Trung Quốc và Ấn Độ thời kỳ phong kiến? Ảnh hưởngcủa các yếu tố này đến văn hoá Việt Nam?1. Những thành tựu về tư tưởng, tôn giáo của Trung Quốc và Ấn Độ thời kỳ phong kiến- Trung Quốc.+ Tư tưởng Nho giáo do Khổng Tử khởi xướng. Đến thời Hán Vũ Đế, Nho giáo trở thành công cụsắc bén phục vụ cho nhà nước phong kiến tập quyền, trở thành cơ sở lý luận và tư tưởng của chế độphong kiến Trung Quốc.+ Thời Tây Hán, Phật giáo từ Ấn Độ truyền vào Trung Quốc. Lúc đầu, Phật giáo được tryền bá rộngrãi trong nhân dân, chùa chiền được xây dựng. Đến thời Tùy, Đường, Phật giáo thịnh hành…Thời kỳnhà Tống, cùng với sự tôn sùng đạo Phật, Nho giáo được phát triển thêm một bước về lý luận.- Ấn Độ.+ Đạo Phật xuất hiện ở Ấn Độ và được truyền bá rộng khắp dưới thời vua A-sô-ca, tiếp tục dướitriều Gúp-ta, Hậu Gúp-ta, Hác-sa. Đạo Hin-Đu (Ấn Độ giáo) ra đời và phát triển. Đây là tôn giáo bắtnguồn từ tín ngưỡng cổ xưa của người Ấn. Xã hội Ấn Độ tôn thờ rất nhiều thần thánh, mà chủ yếu 4thần...+ Đạo Hồi được du nhập vào Ấn Độ ở thế kỉ XIII và từ đó văn hóa Hồi giáo được phát triển, tạo nênmột Ấn Độ với nền văn hoá phong phú và đa dạng.2. Ảnh hưởng đến Việt Nam.- Đạo Phật của người Ấn Độ sớm ảnh hưởng đến Việt Nam, thời kỳ nhà Lý, nhà Trần Đạo Phật đượctruyền bá rộng rãi. Các triều đại phong kiến đã tiếp thu có chọn lọc phù hợp với văn hoá người Việt:Chùa chiền xây dựng nhiều nơi: Diên Hựu, Tháp Báo Thiên...- Nho giáo của Trung Quốc sớm ảnh hưởng đến Việt Nam, đặc biệt thời kỳ nhà Lê, Nho giáo giữ vịtrí độc tôn…PHẦN 3: ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾNCâu 1: Sự phát triển của Ấn Độ dưới vương triều Gup ta được biểu hiện như thế nào?Vương triều Gúp-ta là thời kì phát triển của chế độ phong kiến ờ miền Bắc Ấn Độ cả về kinh tế, xãhội và văn hoá.Về kinh tế :cư dân Ấn Độ đã biết sử dụng rộng rãi đồ sắt, kinh tế nông nghiệp có điều kiện phát triển mạnh mẽ.Nghề luyện kim đạt trình độ cao19Người Ấn Độ dệt được vải mềm, mòng và nhẹ nhiều màu sắc không phai màuBiết chế tạo những đồ kim hoàn vằng vàng, bạc, ngọc.Xã hội: xã hội Ấn Độ dưới thời Vương triều Gúp-ta đạt tới sự thịnh trị, kéo dài từ giữa thế kỉ V đếnđầu thế kỉ VI thì bị diệt vong.Văn hoá : dưới thời Vương triều Gúp-ta, nền văn hoá Ấn đạt nhiều thành tựu to lớn, có những tácphẩm nghệ thuật tinh xảo khắc trên ngà voi.Câu 2: Trình bày sự hình thành, phát triển của Vương triều Gúp-ta ?a) Vương triều Gúp-ta- Vai trò của Vương triều Gúp-ta (319 - 467) : chống lại sự xâm lược của các tộc ở Trung Á, thốngnhất miền Bắc, làm chủ miền Trung Ấn Độ, tồn tại qua 9 đời vua.- Đến thế kỉ VII, Ấn Độ lại rơi vào tình trạng chia rẽ, phân tán, do chính quyền trung ương suy yếuvà đất nước quá rộng lớn. Lúc đó chỉ có nước Pa-la ở vùng Đông Bắc và nước Pa-la-va ở miền Namlà nổi trội hơn cả.b) Văn hóa truyền thống Ấn Độ :- Tôn giáo :+ Đạo Phật : tiếp tục đư¬ợc phát triển, truyền bá khắp Ấn Độ. Kiến trúc Phật giáo phát triển (chùahang, tượng Phật bằng đá).+ Ấn Độ giáo hay đạo Hin-đu ra đời và phát triển, với tín ngưỡng từ cổ xưa, tôn thờ nhiều thầnthánh. Các công trình kiến trúc thờ thần cũng được xây dựng với phong cách nghệ thuật độc đáo.+ Hồi giáo bắt đầu được truyền bá đến Trung Á, lập nên Vương quốc Hồi giáo nữa ở Tây Bắc ẤnĐộ.- Chữ viết : có từ rất sớm, từ chữ đơn giản Bra-mi (Brahmi) đã nâng lên, sáng tạo và hoàn thiệnthành hệ chữ Phạn (Sanskrit) dùng để viết văn, khắc bia. Chữ Pa-li viết kinh Phật.- Văn học cổ điển Ấn Độ – văn học Hin-đu, mang tinh thần và triết lí Hin-đu giáo rất phát triển (giớithiệu vắn tắt bộ sử thi nổi tiếng).- Về kiến trúc : có nghệ thuật tạc tượng Phật ; một số công trình mang dấu ấn kiến trúc Hồi giáo, xâydựng kinh đô Đê-li trở thành một thành phố lớn nhất thế giới lúc bấy giờ.- Những giá trị và ý nghĩa : làm nền cho văn hoá truyền thống Ấn Độ có giá trị văn hoá vĩnh cửu.- Có ảnh hưởng ra bên ngoài, nhất là khu vực Đông Nam Á, đồng thời bước đầu tạo ra sự giao lưuvăn hoá Đông - Tây.Câu 3: Trình bày sự hình thành, phát triển của quốc gia phong kiến Ấn Độ dưới vương triều Hồi giáoĐê li, vương triều Môgôn?1. Vương triều Hồi giáo Đê li- Hoàn cảnh ra đời của Vương triều Hồi giáo Đê-li : do sự phân tán đã không đem lại sức mạnhthống nhất để chống lại cuộc tấn công bên ngoài của người Hồi giáo gốc Thổ.- Quá trình hình thành : năm 1206, người Hồi giáo chiếm đất Ấn Độ, lập nên Vương quốc Hồi giáoẤn Độ, gọi là Đê-li.- Chính sách thống trị : truyền bá, áp đặt Hồi giáo, tự dành cho mình quyền ưu tiên ruộng đất, địa vịtrong bộ máy quan lại ; có sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo. Văn hoá Hồi giáo được du nhập vào ẤnĐộ.- Về tôn giáo, thi hành chính sách mềm mỏng, song xuất hiện sự phân biệt tôn giáo.- Về văn hoá, văn hoá Hồi giáo được du nhập vào Ấn Độ.- Về kiến trúc, xây dựng một ốs công trình mang dấu nấ kiến trúc Hồi giáo, xây dựng kinh đô Đêli trở thành một thành phố lớn nhất thế giới.- Vị trí của Vương triều Đê li:20+ Bước đầu tạo ra sự giao lưu văn hoá Đông - Tây.+ Đạo Hồi được truyền bá đến một số nước trong khu vực Đông Nam Á2. Vương triều Môgôn- Năm 1398, thủ lĩnh – vua Ti-mua Leng thuộc dòng dõi Mông Cổ tấn công Ấn Độ,- Đến năm 1526 Vương triều Mô-gôn được thành lập.- Các đời vua đều ra sức củng cố theo hướng "Ấn Độ hoá" và xây dựng đất nước, Ấn Độ có bướcphát triển mới dưới thời vua A-cơ-ba (1556 - 1605) với nhiều chính sách tích cực (xây dựng chínhquyền mạnh, hoà hợp dân tộc, phát triển kinh tế, văn hoá, nghệ thuật...).- Giai đoạn cuối, do những chính sách cai trị hà khắc của giai cấp thống trị (chuyên chế, đàn áp, laodịch nặng nề, xây dựng nhiều công trình rất tốn kém...) tạo nên sự phản ứng của nhân dân ngày càngcao, nên Ấn Độ lâm vào khủng hoảng. Ấn Độ đứng trước sự xâm lược của thực dân phương Tây (BồĐào Nha và Anh).+ Tên và địa bàn một số quốc gia tiêu biểu : Cam-pu-chia của người Khơ-me ; Sri Kset-tria ở lưuvực sông I-ra-oa-đi ; Hi-ri-pun-giay-a, Đva-ra-va-ti ở Mê Nam ; Sri-vi-giay-a, Ma-ta-ram ở In-đônê-xi-a...Câu 4: So sánh vương triều Hồi giáo Đê-li và vương triều Mô-gôn?1. Giống nhau:-cả hai vương triều đều do đế quốc bên ngoài xâm chiếm và xây dựng nên-tạo điều kiện cho văn hóa phát triển-áp bức thống trị nhân dân Ấn Độ->sự mâu thuẫn giai cấp và dân tộc,làm cho cà 2triều đại đều suyyếu và sụp đổ2. Khác nhau:*Hồi giáo Đê-li:-năm 1206 người Hồi giáo đến xâm chiếm Ấn Độ và lập ra vương triều Hồi giáo Đêli-chính sách cai trị:+truyền bá,áp đặt đạo hồi,tự dành cho mình quyền ưu tiên trong ruộng đất và địa vị quan lại+tôn giáo:thi hành chính sách mềm mỏng nhưng vẫn xuất hiện phân biệt tôn giáo+văn hóa:văn hóa hồi giáo được truyền vào Ấn Độ, xây dựng 1 số công trình kiến trúc mang dấu ấnHồi giáo và xây dựng kinh đô Đê-li thành 1 trong những thành phố lớn nhất thế giới*Vương triều Mô-gôn:-vua Ba-bua (gốc Trung Á,tự nhận là dòng dõi Mông Cổ) đến xâm chiếm Ấn Độ lập ra vương triềuMô- gôn (1526-1707)-chính sách cai trị:các vua ra sức củng cố theo hướng Ấn Độ hóa,xây dựng đất nước,đưa Ấn Độ đạtđến bước phát triền mới dưới thời vua A-cơ-ba (1556-1605)+xây dựng chính quyền mạnh dựa trên liên kết quý tộc,không phân biệt nguồn gốc+xây dựng khối hòa hợp dân tộc,hạn chế sự phân biệt chủng tộc và tôn giáo,hạn chế sự bóc lột củachủ đất và quý tộc+đo đạc lại ruộng đất để định ra mức thuế đúng đắn và hợp lí,thống nhất đơn vị đo lường+khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động sáng tạo văn hóa nghệ thuật.Câu 5. Phân tích những điểm khác nhau (về sự thành lập, tôn giáo, kiến trúc và vị trí) của hai vươngtriều Gúp – ta và Đê – li trong lịch sử phong kiến Ấn Độ.1. Khác nhau về sự thành lập- Vương triều Gúp- ta (319-467), do vua Gúp – ta, người gốc Ấn Độ sáng lập, trải qua gần 150 năm,với 9 đời vua, thống nhất được toàn bộ miền Bắc và miền Trung Ấn Độ.- Vương triều Hồi giáo Đê-li (1206-1526), do người Hồi giáo gốc Thổ (Tuốc) ở Trung Á, tấn công21và chinh phục các tiểu quốc của người Ấn Độ rồi lập ra vương quốc Hồi giáo Ấn Độ.2. Khác nhau về tôn giáo- Vương triều Gúp-ta, đạo Phật xuất hiện vào thế kỉ VI TCN, và được truyền bá khắp Ấn Độ thời vuaAsôka.. Đạo Hin-đu ra đời đầu công nguyên, là sự kết hợp của đạo Bàlamôn và đạo Phật, thờ ba thầnchính (Visnu, siva, Brama), giáo lí khuyên con người từ bi, thân ái, nhẫn lại, tuân theo luật pháp…Ấn Độ giáo trở thành quốc giáo.- Vương triều Hồi giáo Đê-li, đạo Hồi được du nhập và truyền bá vào Ấn Độ; Nhà nước có sự phânbiệt tôn giáo, áp đặt Hồi giáo, bắt nhân dân Ấn Độ phải bỏ Phật giáo, Hin-đu giáo, đi theo đạo Hồi;Người Hồi giáo ở Ấn Độ được ưu ái về ruộng đất, địa vị…3. Khác nhau về kiến trúc- Vương triều Gúp-ta, kiến trúc Phật giáo (chùa hang, tượng phật bằng đá), Kiến trúc Hin-đu giáo(đền hình tháp nhọn nhiều tầng, trang trí tỉ mỉ bằng các bức phù điêu…)- Vương triều Hồi giáo Đê-li, xuất hiện nhiều công trình kiến trúc Hồi giáo… Xây dựng kinh đô Đêli trở thành một trong các thành phố lớn nhất thế giới.4. Khác nhau về vị trí- Vương triều Gúp-ta, đưa Ấn Độ phát triển về kinh tế, văn hóa; Nền văn hóa truyền thống Ấn Độđược định hình và phát triển rộng khắp với những đặc trưng riêng, có giá trị vĩnh cửu xuyên suốt lịchsử loài người- Vương triều Hồi giáo Đê-li, tạo điều kiện cho nền văn hóa mới (văn hóa Hồi giáo) được du nhậpvào Ấn Độ, tạo nên sự đa rạng và phong phú của văn hóa Ấn Độ; Bước đầu tạo ra sự giao lưu vănhóa Đông – Tây.Câu 6. Hãy trình bày những thành tựu của nền văn hóa truyền thống Ấn .Vì sao nền văn hóa củađất nước Ấn Độ lại phong phú và đa dạng?a. Thành tựu của nền văn hoá truyền thống Ấn Độ.- Được định hình và phát triển từ thời kì vương triều Gúpta.+ Văn hoá Phật giáo:Đạo Phật truyền bá rộng rãi, gắn liền với Phật giáo là nhiều ngôi chùa hang , nhiều tượng Phậtđược xây dựng, khắc trên đá.+ Văn hoá Hin đu:Đạo Hinđu ra đời và phát triển. Đạo Hin đu tôn thờ hệ thống các vị thần.Kiến trúc, điêu khắc Hin đu: tháp hình núi, trang trí những bức phù điêu, tạc rất nhiều pho tượngthần thánh để thờ, tạo nên một phong cách nghệ thuật độc đáo.+ Chữ viết: Từ chữ cổ Brami sáng tạo thành chữ Phạn, được dùng phổ biến, là điều kiện để chuyểntải, truyền bá văn học, văn hoá Ấn Độ.+ Văn học :Các sử thi : Ma háp ha ra ta, Ra maya na.Văn học Hin đu cũng phát triển và đạt nhiều thành tựu.- Người Ấn Độ đã mang văn hoá truyền thống của mình truyền bá ra bên ngoài. Đông Nam Á là nơichịu ảnh hưởng rõ rệt nhất của văn hóa truyền thống Ấn Độb. Văn hóa Ấn Độ đa dạng vì:- Lịch sử lâu đời: Các quốc gia cổ đại đầu tiên được hình thành sớm ở lưu vực sông Ấn ( Khoảngthiên niên kỉ thứ III TCN) nên nền văn hóa hình thành từ sớm.- Diện tích đất nước Ấn Độ rộng lớn, địa hình phân tán đa dạng, có nhiều dân tộc, tôn giáo khácnhau nên nền văn hóa Ấn Độ phát triển phong phú, đa dạng.22PHẦN 4: ĐÔNG NAM Á THỜI PHONG KIẾNCâu 1Trên cơ sở hiểu biết về văn hóa truyền thống Đông Nam Á, anh/chị hãy:a. Nêu những nét đặc trưng của văn hóa truyền thống Đông Nam Á.b. Nêu và giải thích ý kiến của mình về nhận định: Văn hóa truyền thống của khu vực Đông Nam Áchịu ảnh hưởng sâu sắc và toàn diện của văn hóa Ấn Độ.1. Những nét đặc trưng của văn hóa truyền thống Đông Nam Á:- Cư dân Đông Nam Á ngay từ thời gian đầu đã định hình một nền văn hóa bản địa cho mình, tạonên bản sắc văn hóa riêng cho từng quốc gia…- Trong quá trình phát triển, văn hóa Đông Nam Á đã có sự tiếp thu có chọn lọc các tinh hoa văn hóatừ Ấn Độ, Trung Hoa, phương Tây, làm phong phú hơn nền văn hóa của mình…- Văn hóa Đông Nam Á thống nhất trong đa dạng…2.Giải thích ý kiến về nhận định:- Nhận định: “Văn hóa truyền thống của khu vực Đông Nam Á chịu ảnh hưởng sâu sắc và toàn diệncủa văn hóa Ấn Độ” là nhận định đúng. Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng đến các nước Đông Nam Á, bắtđầu từ đầu Công nguyên thông qua giao lưu buôn bán…- Giải thích:+ Về chữ viết: Chữ Phạn của Ấn Độ được truyền bá sang Đông Nam Á từ những thế kỉ đầu Côngnguyên. Ban đầu nhiều dân tộc Đông Nam Á sử dụng chữ Phạn làm chữ viết của mình, về sau nhiềunước sáng tạo ra chữ viết riêng trên cơ sở chữ Phạn như chữ Chăm cổ, chữ Khơ-me, chữ Mianma,chữ Lào...+ Về Văn học: Dòng văn học Hin-đu của Ấn Độ cũng được truyền sang Đông Nam Á với nhiều đềtài văn học viết và văn học truyền miệng, về mẫu tự, điển tích, thể loại….+ Về tôn giáo: Nhiều nước Đông Nam Á theo đạo Phật, đạo Hin-đu của Ấn Độ. Ở một số nước, cóthời kì Phật giáo và Hin-đu giáo trở thành quốc giáo… Trong thời kì đầu, Hin-đu giáo thịnh hànhhơn, thờ 3 vị thần… tạc tượng và xây nhiều đền tháp theo kiến trúc Hin-đu. Từ thế kỉ XIII, dòngPhật giáo được phổ biến ở nhiều nước Đông Nam Á, có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị,xã hội và văn hóa của cư dân Đông Nam Á…+ Về Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc: Đông Nam Á chịu ảnh hưởng kiến trúc Hin-đu và kiến trúcPhật giáo của Ấn Độ như tháp Chàm ở Việt Nam, đền Ăng-co- Vat, đền Ăng-co-Thom ở Campuchia,Thạt Luổng ở Lào...=> Văn hóa Ấn Độ ảnh hưởng toàn diện và sâu sắc đến các nước Đông Nam Á. Tuy nhiên, mỗi dântộc Đông Nam Á vẫn xây dựng cho mình một nền văn hóa mang đậm bản sắc riêng.Câu 2Chứng minh văn hóa của Vương quốc Cam-pu-chia và Lào tiếp thu những giá trị văn hóatruyền thống Ấn Độ.- Cùng với quá trình tồn tại và phát triển, cư dân Cam-pu-chia và Lào đã sáng tạo nên một nền vănhoá bản địa có cội nguồn chung từ thời tiền sử và sơ sử, trước khi tiếp thu những giá trị của văn hoátruyền thống Ấn Độ.- Chữ viết: trên cơ sở chữ Phạn của Ấn Độ người Khơ-me có hệ thống chữ viết riêng. Người Lào cóhệ thống chữ viết riêng, được xây dựng sáng tạo trên cơ sở vận dụng các nét chữ cong của Cam-puchia và Mi-an-ma.- Tôn giáo: Đạo Phật Đại thừa ảnh hưởng đến Cam-pu-chia, đạo Phật Tiểu thừa truyền bá vào Lào.- Kiến trúc, điêu khắc: ở Cam-pu-chia và Lào đã xuất hiện một số công trình kiến trúc Phật giáo tiêubiểu như quần thể kiến trúc Ăng-co Vát và Ăng-co Thom, Thạt Luổng...23PHẦN 5: TÂY ÂU THỜI TRUNG ĐẠICâu 1:Chế độ phong kiến ở các nước phương Đông hình thành sớm nhưng kết thúc muộn hơn chếđộ phong kiến ở Tây Âu, đúng hay sai? Lấy dẫn chứng cụ thể chứng minh.* Chế độ phong kiến ở .....là đúng* Vì:- Các nước phương Đông chuyển sang phong kiến từ sớm khoảng mấy thế kỉ cuối trước Côngnguyên. Ví dụ: Trung Quốc...Ấn Độ...Việt Nam...+ Trong xã hội, hình thành hai tầng lớp địa chủ và nông dân lĩnh canh..... phản ánh quan hệ bóc lộtchủ yếu là bóc lột địa tô...+ Nhà nước quân chủ chuyên chế mang tính tập quyền: Vua chuyên chế có mọi quyền....Các vươngquốc thống nhất rộng lớn và tổ chức chặt chẽ...+ Chế độ phong kiến rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng trong các thế kỉ XVII – XIX , trướckhi các nước tư bản phương Tây xâm lược. Đến đầu thế kỉ XX sụp đổ hoặc chuyển sang hình thứcquân chủ lập hiến.- Còn chế độ phong kiến Tây Âu hình thành muộn, đến thế kỉ V khi đế quốc Rôma sụp đổ....+ Chế độ phong kiến ở Tây Âu mang tính chất tản quyền... các vương công địa phương chia nhauruộng đất...thành các lãnh địa, bản thân họ trở thành lãnh chúa...+ Sau cuộc phát kiến địa lý, bắt đầu nảy sinh chủ nghĩa tư bản và giai cấp tư sản....Đến thế kỉ XV –XVI chế độ phong kiến Tây âu đã suy vong..... giữa thế kỉ XIX chủ nghĩa tư bản xác lập trên phạmvi thế giới, chế độ phong kiến sụp đổ.Câu 2:Vì sao giai cấp tư sản mới hình thành đã công khai đấu tranh chống lại giai cấp phong kiến? Nêunhững hình thức đấu tranh đầu tiên của giai cấp tư sản, kết quả và ý nghĩa của nó.* Nguyên nhân:- Đến thời kì trung đại, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa hình thành.....làm này sinh giai cấp tư sảnvà quan hệ sản xuất tư bản nhưng bị chế độ phong kiến kìm hãm.- Giai cấp tư sản trở thành giai cấp giầu có......muốn có hệ tư tưởng riêng, nền văn hoá phù hợp vớiđời sống và lợi ích giai cấp mình.* Những hình thức đấu tranh đầu tiên...- Phong trào văn hoá Phục hưng được coi là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên của giai cấp tư sản....+ Thông qua các lĩnh vực: văn học, nghệ thuật, hội hoạ...tấn công vào hệ tư tưởng lỗi thời phongkiến...giải phong tư tưởng tình cảm cho con người, đề cao tinh thần dân tộc...+ Qua đó, đóng vai trò tích cực trong việc phát động quần chúng tham gia đấu tranh chống lại chế độphong kiến...Mở đường cho sự phát triển cao của văn hoá nhân loại.- Cải cách tôn giáo, tiêu biểu là Lu-thơ và Can-vanh.....nhằm chống lại những hoạt động ngăn cảncủa giáo hội đối với giai cấp phong kiến+ Các tư tưởng cải cách tôn giáo đã tấn công trực tiếp vào giáo hội Thiên chúa và chế độ phongkiến....+ Cổ vũ và mở đường cho nền tư tưởng, văn hoá châu Âu phát triển cao hơn.Câu 3: Tại sao thời sơ kỳ trung đại (thế kỷ V đến thế kỷ X ), ở châu Âu tồn tại chế độ phong kiếnphân quyền ?Cùng với các quý tộc vũ sĩ và quan lại, quý tộc tăng lữ cũng dân dần trở thành tầng lớp riêng, vừa có24đặc quyền vừa giàu có. Họ trở thành các lãnh chúa phong kiến. Nô lệ và nông dân bị biến thànhnông nô, phụ thuộc vào các lãnh chúa, quan hệ sản xuất phong kiến ở châu Âu đã được hình thành,đó là chế độ phong kiến phân quyền.* Chế độ phong kiến phân quyền là: Chế độ phong kiến đứng đầu nhà nước là vua nhưng quyềnlực của cả nước không tập trung vào tay vua mà phân tán ở các lãnh chúa phong kiến- Mỗi lãnhchúa phong kiến có toàn quyền trên lãnh địa của mình về chính trị, tư pháp, tài chính và quân sự. Doquyền lực phân tán như vậy nên gọi là chế độ phong kiến phân quyền.* Ở châu Âu thời sơ kỳ trung đại (TKV-X), tồn tại chế độ phong kiến phân quyền vì những lý dosau:+ Do chính sách phân phong ruộng đất, nhất là việc đất phong được cha truyền con nối. Các lãnh địaphong kiến trở thành quyền sở hữu của các lãnh chúa.+ Trên cơ sở nền kinh tế tự nhiên và chế độ nông nô mang tính chất địa phương biệt lập, mỗi lãnhđịa phong kiến là một đơn vị chính trị độc lập. Các lãnh chúa buộc nhà vua phải thừa nhận cho họnắm toàn bộ quyền hành về chính trị, tư pháp, tài chính và quân sự trong lãnh địa của mình. Nhất làtừ khi vua ban cho quyền bất khả xâm phạm, mối lãnh địa phong kiến như một nước nhỏ, có quânđội, toá án, luật pháp, thuế khoá, tiền tệ riêng. Các lãnh chúa trở thành các "ông vua con" trên "mảnhtrời con" của mình.+ Do sự tồn tại của bậc thang đẳng cấp phong kiến với mối quan hệ trực tiếp giữa phong quân và bồithần, lãnh chúa nhỏ phục tùng lãnh chúa lớn, lãnh chúa lớn phải phục tùng nhà vua. Mỗi lãnh chúachỉ phục tùng một lãnh chúa cao hơn là người trực tiếp phong cấp ruống đất cho mình chứ khôngphục tùng những người khác, dù người đó ở cấp cao hơn kể cả nhà vua. Vì vậy quyền lực của nhàvua hết sức yếu ớt.+ Ngoài ra mỗi lãnh địa như một pháo đài kiên cố bất khả xâm phạm, xung quanh có tường thành,hào sâu. luỹ cao che chở, có kỵ sỹ bảo vệ...Kinh tế trong lãnh địa là kinh tế tự cung tự cấp, không cótrao đổi bên ngoài.Với những lý do trên ta có thể khẳng định chế độ phong kiến châu Âu (V-X) là chế độ phong kiếnphân quyền.Câu 4: Các thành thị Tây Âu thời trung đại ra đời và hoạt động như thế nào? Nêu vai trò của thànhthị đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa khu vực thời kì này.1. Các thành thị Tây Âu thời trung đại ra đời và hoạt động như thế nào?- Các thành thị trung đại Tây Âu xuất hiện (thế kỉ XI)- Từ thế kỉ XI, lực lượng sản xuất trong xã hội Tây Âu có nhiều biến đổi: Trong nông nghiệp, việctạo ra những công cụ mới, sự hoàn thiện về kĩ thuật, mở rộng diện tích gieo trồng, đồng cỏ…. năngxuất lao động tăng, sản phẩm nông nghiệp trở nên phong phú, thừa thãi; Trong các ngành thủ côngnghiệp đã diễn ra quá trình chuyên môn hóa. Một số thợ giỏi chỉ làm một nghề thủ công riêng biệtnhư rèn, mộc, đồ da, đồ gốm… và sống bằng việc trao đổi sản phẩm thủ công của mình với nhữngnông nô khác.- Sự phát triển của lực lượng sản xuất dẫn đến thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp. Sản phẩm củathợ thủ công không những phục vụ cho các lãnh chúa phong kiến mà còn để trao đổi với nông dânquanh vùng.- Dần dần, để có điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động sản xuất, trao đổi sản phẩm, một số thợ thủcông đã tìm cách thoát khỏi lãnh địa bằng cách bỏ trốn hoặc chuộc lại thân phận. Họ đến những nơicó đông người qua lại như ngã ba đường, bến sông… để lập các xưởng sản xuất và buôn bán hànghóa. Từ đó, thành thị ra đời.25
Tài liệu liên quan
- TÀI LIỆU LUYỆN THI đại HỌC môn HÓA HỌC 2014
- 14
- 1
- 2
- tài liệu luyện thi vào lớp 10 môn toán
- 48
- 523
- 1
- TÀI LIỆU TOÁN 8 (CHUYÊN ĐỀ VÀ BT)
- 73
- 518
- 0
- Tài liệu quản lý nhà nước về kinh tế
- 58
- 555
- 0
- bộ tài liệu luyện thi học sinh giỏi các môn văn hoá cấp huyện tham khảo (5)
- 37
- 691
- 1
- bộ tài liệu luyện thi học sinh giỏi các môn văn hoá cấp huyện tham khảo (6)
- 41
- 780
- 0
- bộ tài liệu luyện thi học sinh giỏi các môn văn hoá cấp huyện tham khảo (8)
- 51
- 661
- 0
- bộ tài liệu luyện thi học sinh giỏi các môn văn hoá cấp huyện tham khảo (9)
- 49
- 857
- 0
- bộ tài liệu luyện thi học sinh giỏi các môn văn hoá cấp huyện tham khảo (1)
- 5
- 534
- 0
- bộ tài liệu luyện thi học sinh giỏi các môn văn hoá cấp huyện tham khảo (3)
- 46
- 543
- 0
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(149.41 KB - 80 trang) - TÀI LIỆU ôn THI HSG Lịch sử 10 Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Xô Phốc Lơ
-
Sophocles – Wikipedia Tiếng Việt
-
Vở Bi Kịch "Oedipus Làm Vua" Của Sophocle - IViVi
-
Các Quốc Gia Cổ đại Phương Tây - Hy Lạp Và Rô Ma
-
Tưng Bừng Sân Khấu A-vi-nhon - Báo Nhân Dân
-
7 Tình Huống Nguy Hiểm Không Nên Tắm Cho Chó | Pet Mart
-
Thức ăn Cho Chó Phốc: Nên Và Không Nên ăn Gì?
-
Thức ăn Cho Chó Phốc Hươu Loại Nào Tốt Nhất? - Websosanh
-
Lịch Sử 10 Bài 4: Các Quốc Gia Cổ đại Phương Tây - Hi Lạp Và Rô - Ma
-
[PDF] CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI PHƯƠNG TÂY HY LẠP VÀ RÔ-MA
-
Đánh Giá Vai Trò Của Các Thành Tựu Văn Hóa Của Hy Lạp Và Rô Ma Cổ ...
-
Thức Ăn Cho Chó Phốc: Nên Và Không Nên Cho Ăn Gì?
-
Chơi Bài Tiến Lên【Link Vào Trang Chủ_SODO66.PH】 Casino ...