Tài Nguyên Vị Thế Và Những Kỳ Quan địa Chất, Sinh Thái Tiêu Biểu
Có thể bạn quan tâm
- Trang chủ >>
- Giáo án - Bài giảng >>
- Cao đẳng - Đại học
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (41.77 MB, 312 trang )
VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAMTRẦN ĐỨC THẠNH (Chủ biên)LÊ ĐỨC AN, NGUYỄN HỮU cử , TRẦN ĐÌNH LÃN, NGUYỄN VĂN QUÂN, TẠ HOÀ PHƯONG.BIỂN ĐẢO VIỆT NAM - TÀI NGUYÊN■VỊ THÊ VÀ NHỮNG KỲ QUAN ĐỊA CHẤT,■ ■SINH THÁI TIÊU BIÊU3LỜI GIỚI THIỆUB ộ SÁCH CHUYÊN KHẢO VÈ BIẺN, ĐẢO VIỆT NAMViệt Nam là một quốc gia biển, có vùng biển chủ quyền rộng khoảng một triệu kilômét vuông, đường bờ biển trải dài hon 3.260km, một hệ thống đảo ven bờ và vùng khoi chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng về mặt an ninh quốc phòng cũng như kinh tế-xã hội của đất nước. Chiến lược Biển Việt Nam tói năm 2020 được Đảng và Nhà nước ta xây dựng, đã xác định những nhiệm vụ chiến lược phải hoàn thành, nhằm khẳng định chủ quyền Quốc gia trên biển, phát triển kinh tế biền, khoa học công nghệ biển, đưa nước ta trờ thành một Quốc gia mạnh về biển, phù , họp với xu thế khai thác đại dương của thế giới trong thế ký XXI. Việc thực hiện có kết quả các nhiệm vụ trên, phải dựa trôn một cơ sở khoa học, kỹ thuật đầy đủ, vững chắc về điều kiện tự nhiên, sinh thái môi trường và tiềm năng tài nguyên thiên nhiên biển của nước ta.Công cuộc điều tra nghiên cứu biền ờ nước ta đã được bắt đầu từ những năm 20 của thế kỷ trước, song phải tới giai đoạn từ 1954, và nhất là sau năm 1975, khi chiến tranh kết thúc, đất nước thống nhất, hoạt động điều tra nghiên cứu biển nước ta mới được đẩy mạnh, nhiều Chương trình cấp Nhà nước, các Đề án, Đề tài ờ các Ngành, các địa phương ven biển mới được triển khai. Qua đó, các kết quả nghiên cứu đã được công bố, đáp ứng một phần yêu cầu tư liệu về biển, cũng như gổp phần vào việc thực hiện các nhiệm vụ bào đảm an ninh quốc phòng biển, các hoạt động khai thác, quản lý, bảo vệ tài nguyên môi trường biển trong giai đoạn vừa qua. Tuy nhiên, các nhiệm vụ lớn cùa Chiến lược Biển Việt Nam tới năm 2020 đang đặt ra nhiều yêu cầu cấp bách và to lớn về tư liệu biển nước ta. Đe góp phần đáp ứng nhu cầu trên, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ - Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tổ chức biên soạn và xuất bản bộ sách Chuyên khảo về Biển, Đảo Việt Nam. Việc biên soạn bộ sách này dựa trôn các kết quả đã có từ việc thực hiện các Chương trình điều tra nghiên cứu biển cấp Nhà nước do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì trong nhieu năm, cũng như các kết quả nghiên cứu ờ các Ngành trong thời gian qua. Bộ sách được xuất bản gồm nhiều lĩnh vực:- Khoa học Công nghệ biển- Khí tượng, Thuỷ văn, Động lực biền- Địa lý, Địa mạo, Địa chất biển- Sinh học, Sinh thái, Môi trường biển- Đa dạng sinh học và Bảo tồn thicn nhiên biển- Tài nguyên thiên nhiên biểnvà các lĩnh vực khác.Để đảm bảo chất lượng các ấn phẩm, việc biên soạn và xuất bản được tiến hành nghiêm túc qua các bước tuyển chọn ở Hội đồng xuất bản và bước thẩm định cùa các chuyên gia chuyên ngành có trình độ. Trong các năm 2008, 2009, 2010 và 2011, Nhà nước đặt hàng (thông qua Cục xuất bản - Bộ Thông tin và Truyền thông) cùng với sự hỗ trợ kinh phí biên4Trần Đức Thạnh (Chủ biênsoạn của Viện Khoa học và Công nchệ Việt Nam, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Côn nghệ đã tô chức biên soạn và xuất bản được 20 cuốn đầu tiên của Bộ Chuyên khảo này. Côn việc biên soạn và xuất bản Bộ sách hiện vẫn được tiếp tục trong năm 2012.Đe mục tiêu trôn đạt kết quả tốt, Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ rất mon nhận được sự hưởng ứng rộnc rãi của các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khoa học công ngh biển trong cả nước cùng tham gia bicn soạn và xuất bản Bộ sách Chuyên khảo về Biển, Đà Việt Nam, kịp thời đáp ứng nhu cầu tư liệu biển hiện nay cho công tác nghiên cứu, đào tạo V phục vụ yêu cầu các nhiệm vụ bảo vệ chủ quyên Quốc gia trên biển, đồng thòi phát triển kin tế, khoa học công nchệ biển VÌ1 quản lý tài nguyên, môi trường biển, góp phần thiết thực và việc thực hiện Chiến lược Biển Việt Nam tói năm 2020 của Đàng và Nhà nước, cũng như cá năm tiếp theo.Nhà xuất bảnKhoa học tự nhiên và Công nghệ5MỤC LỤCTrangLỜI GIỚI THIỆU 3MỤC LỤC 5LỜI NÓI ĐÀU 9DANH MỤC CHỮ VIÉT TẮT 11Phần 1. TIÈM NĂNG TÀI NGUYÊN VỊ THÉ, KỲ QUAN ĐỊA CHÁT 13 VÀ SINH THÁI CÁC VÙNG BIỂN ĐẢO VIỆT NAMChưong 1. TỎNG QUAN VỀ TÀI NGUYÊN VỊ THẾ, KỲ QUAN 15ĐỊA CHẤT VÀ SINH THÁI BIỂN ĐẢO VIỆT NAM1.1. Khái niệm cơ bản về tài nguyên vị thế, kỳ quan địa chất và sinh thái 151.2. Tống quan tình hình điều tra và đánh giá tài nguyên vị thế, kỳ quan địa chất 20 và sinh thái1.3. Phương pháp luận đánh giá tài nguyên vị thế, ký quan địa chất và sinh thái 25biển đảo Việt NamChương 2. TÓNG QUAN TIÈM NĂNG HỆ TIIỐNG TÀI NGUYÊN 37VỊ THỂ CÁC VÙNG BIẾN ĐAO VIỆT NAM2.1. Khái quát về vị thế và tài nguyên vị thế biển đảo Việt Nam 372.2. Vị thế và tài nguyên vị thế vùng biển đảo Bắc Bộ 532.3. Vị thế và tài nguyên vị thế vùng biển đảo Bắc Trung Bộ 572.4. Vị thế và tài nguyên vị thế vùng biền đảo Nam Trung Bộ 612.5. Vị thế và tài nguyên vị thế vùng biển Nam Bộ 652.6. Vị thế và tài nguyên vị thế các vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa 70Chưong 3. TỐNG QUAN TIÊM NĂNG HỆ THỐNG KỲ QUAN ĐỊA CIIÁT 75CÁC VÙNG BIỂN ĐẢO VIỆT NAM3.1. Khái quát về tiềm năng kỳ quan địa chất biển đảo Việt Nam 753.2. Kỳ quan địa chất vùng biển đào Bắc Bộ 793.3. Kỳ quan địa chất vùng biển đảo Bắc Trung Bộ 813.4. Kỳ quan địa chất vùng biển đảo Nam Trung Bộ 843.5. Kỳ quan địa chất vùng biển đảo Nam Bộ 873.6. Kỳ quan địa chất vùng biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa 893.7. Đánh giá chung kỳ quan địa chất các vùng biển đảo Việt Nam 916Trần Đửc Thạnh (Chủ biên)Chương 4. TỔNG QUAN TIÈM NĂNG HỆ THỐNG KỲ QUAN SINH THÁI 95CÁC VỪNG BIỂN ĐẢO VIỆT NAM4.1. Khái quát về kỳ quan sinh thái biển đào Việt Nam 954.2. Vùng biền đảo Bắc Bộ 954.3. Vùng biển đảo Bắc Trung Bộ 984.4. Vùng biển đảo Nam Trung Bộ 1004.5. Vùng biển đảo Nam Bộ 1034.6. Vùng biển đảo Hoàng Sa và Trường Sa 1054.7. Đánh giá chung 107Phần 2. TÀI NGUYÊN VỊ THÉ, KỲ QUAN ĐỊA CHÁT 111VÀ SINH THÁI CÁC KHU vực TIÊU BIẺUChương 5. VÙNG BIẾN ĐẢO BẮC BỘ 1135.1. Vịnh Hạ Long - Kỳ quan địa chất-địa mạo 1135.2. Đảo Cát Bà 1235.3. Tài nguyên vị thế vùng cửa song Bạch Đằng 1365.4. Đảo Bạch Long Vĩ 1475.5. Vùng cửa Ba Lạt 157Chương 6. VÙNG BIÊN ĐẢO BẮC TRUNG B ộ 1696.1. Đào Cồn Cỏ 1696.2. Hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai 1776.3. Khu vực Lăng Cô-Hải Vân-Sơn Chà 186Chương 7. VỪNG BIỂN ĐẢO NAM TRUNG BỘ 1977.1. Kỳ quan địa chất và sinh thái Cù Lao Chàm 1977.2. Đảo Phú Quý 2017.3. Đảo biển Hòn Mun - Kỳ quan sinh thái 209Chương 8. VÙNG BIỂN ĐẢO NAM B ộ 213' 8.1. Côn Đ ảo 2138.2. Đảo Phú Quốc 2208.3. Vùng cửa sông Đồng Nai: Tài nguyên vị thế 232Chương 9. VÙNG QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA 2399.1. Đảo Nam Yết - Tài nguyên vị thế và kỳ quan sinh thái239Mục lục7Phần 3. GIẢI PHÁP QUẢN LÝ 249Chưong 10. ĐỊNH HƯỚNG CHIÉN LƯỢC VÀ MÔ HÌNH BẢO VỆ 251VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ10.1. Định hướng chiến lược bảo vệ, sử dụng các khu vực tiêu biểu 25110.2. Mô hình định hướng sử dụng họp lý TNVT, KQĐC và KQST 257Chương 11. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU 26511.1. Giải pháp lập danh mục và xếp hạng để xây dựng hệ thống các khu di sản và 265 khu bảo tồn thiên nhiên biển Việt Nam11.2. Giải pháp phát triển du lịch 273THAY CHO LÒI KÉT 287TÀI LIỆU THAM KHẢO 28<JPHU LUC 3079LỜI NÓI ĐẦUViệt Nam có vị thế đặc biệt quan trọng ờ Đông Nam Á nhờ có vùng lãnh thổ rộng lớn gồm phần đất liền rộng trên ba trăm ngàn kilômét vuông nằm dọc bờ Tây Biển Đông theo hướng á kinh tuyến và phần biển rộng trên một triệu kilômét vuông, gấp ba lần diện tích đất liền. Biển Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, có các sông lớn cỡ thế giới mà lưu vực nằm trên sáu nước đồ vào. Biển Việt Nam giữ vai trò quan trọng về môi trường, sinh thái Biển Đông và khu vực, là vùng chuyền tiếp giữa Ẩn Độ Dương và Thái Bình Dương về mặt địa lý sinh vật và hàng hải. Theo vị trí và hình thái, biển Việt Nam có thể được chia thành các vùng biển nửa kín (vùng biển Vịnh Bắc Bộ và vùng biển Vịnh Thái Lan), các vùng biển hở ven bờ (vùng biển ven bờ Nam Trung Bộ, vùng biển ven bờ phía đông Nam Bộ) và vùng biển khơi (vùng biển quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa). Vùng bờ biển Việt Nam dài trên 3.260km với 114 cửa sông lớn nhỏ, hàng năm đổ ra biển khoảng 847 tỷ m3 nước và 250 triệu tấn bùn cát, chủ yếu từ sông Mê Công và sông Hồng lớn hàng thứ 9 và 14 trên thế giới. Dọc bờ biển có 12 đầm phá ở miền Trung với tổng diện tích trên 400km2 và 48 vũng vịnh với tổng diện tích trên 4.000km2. Việt Nam có gần 3.000 hòn đảo ven bờ với diện tích hơn 1.700 km2, trong đó trên 70 đảo có khoảng 260.000 dân sinh sống, mang lại nhiều giá trị quý giá như đất sinh cư, du lịch sinh thái, xây dựng cơ sờ hạ tầng khai thác biển. Một số đào như Thổ Chư, cồn Cò, v.v. có giá trị nối đường cơ sở để tính lãnh hải. Hai quần đảo xa bờ Hoàng Sa và Trường Sa mang lại lợi ích nhiều mặt và lâu dài cho đất nước. Nhiều vũng vịnh, cửa sông và đầm phá là tâm điểm phát triển cơ sờ hậu cần khai thác biển, các khu chế xuất, mậu dịch tự do, đặc biệt là các cảng biển. Nhiều vùng cửa sông, đầm phá, vũng vịnh, đào, bãi cát biển, v.v. xứng đáng là các kỳ quan thiên nhiên, có tiềm năng lớn phát triển du lịch-dịch vụ. Các bãi đẹp nổi tiếng như Trà cổ, Cửa Lò, Lăng Cô, Nha Trang, Bãi Dài (Phú Quốc), v.v. và các vịnh đẹp như Hạ Long, Nha Trang, Lăng Cô, v.v. đã góp phần thu hút mỗi năm hàng triệu khách trong và ngoài nước đến du lịch biển, ước tính 70% tồng lượng khách của cả nước.Tài nguyên thiên nhiên biển truyền thống của Việt Nam được đánh giá khách quan là đa dạng nhưng kém phong phú và đang có nguy cơ cạn kiệt, điển hình là thuỷ sản và dầu khí mà sản lượng khai thác dự kiến trong nhũng năm tới sẽ giảm. Ngày nay, tài nguyên thiên nhiên không còn được hiểu theo tư duy truyền thống là những dạng vật chất lấy ra được và có giá trị sử dụng cho mục đích cụ thể nào đó, mà được hiểu là tât cả các yếu tồ tự nhiên có thê sử dụng ờ các hình thức khác nhau, hoặc không sử dụng nhưng sự tồn tại của nó mang lại lợi ích cho con người. Để phát triển mạnh kinh tế biển theo hướng bền vững nhằm thực hiện chiến lược biển theo Nghị quyết TW 7, kỳ họp 4, Khoá X của Đàng, ngoài sử dụng hợp lý và quản lý tài nguyên truyền thống, rất cần thiết điều tra, đánh giá để khai thác, sử dụng hiệu quả các dạng tài nguyên mới hoặc còn ít hiểu biết, trong đó có tài nguyên vị thế, kỳ quan địa chất và sinh thái trên vùng biển đảo. Đây là các dạng tài nguyên đặc biệt và có tiềm năng lớn cho phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế dịch vụ ở vùng biền, ven biển và các đảo Việt Nam, mà việc khai thác sử dụng chúng có hiệu quả có thể tạo nên sự bứt phá về kinh tế biển.về khoa học, tài nguyên vị thế, kỳ quan địa chất và sinh thái là vấn đề mới không chỉ đối với Việt Nam mà còn đối với nhiều nước trên thế giới. Nhưng trên thực tế, việc khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên này đang đem lại những lợi ích to lớn, lớn hơn nhiều các tài nguyên10Trần Đức Thạnh (Chủ biên)truyền thống. Đây là vấn đề rất quan trọng mà việc nhận thức đúng đắn sẽ tạo ra một cách nhìn mới về sử dụng họp lý tài nguyên, phát triển bền vững và tổ chức không gian, quy hoạch phát triển kinh tế biển, trọng tâm là kinh tế dịch vụ, thành phần cơ bản của nền kinh tế thị trường. Việc hiểu rõ bản chất, giá trị và việc điều tra, đánh giá toàn diện và hệ thống các tài nguyên này có thể tạo ra bước đột phá đối với phát triển kinh tế, bảo tồn tự nhiên, góp phần bảo vệ an ninh, chủ quyền quốc gia vùng biển đảo; đồng thời còn phát huy được các giá trị văn hoá, khoa học và giáo dục, làm tăng thên niềm tự hào và tình yêu đất nước đối với mồi người Việt Nam.Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nhiệm vụ điều tra, đánh giá các dạng tài nguyên này đã được đặt ra trong Dự án số 14 “Điều tra cơ bản và đánh giá tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái, địa chất vùng biển và các đảo Việt Nam” thuộc đề án tổng thể: “Điều tra cơ bàn và quàn lý tài nguyên-môi trường biền đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” do Thủ tướng chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 47/2006/QĐ-TTg ngày 01 tháng 03 năm 2006. Dự án được thực hiện trong thời gian 2007 - 2011 do Viện Tài nguyên và Môi trường biển chủ trì, với sự tham gia của nhiều chuyên gia thuộc nhiều viện nghiên cứu và trường đại học.Cuốn sách chuyên khảo này được biên soạn chủ yếu dựa trên những kết quả điều tra, nghiên cứu của Dự án. Trong đó, tập thể tác già đã cố gắng trình bày có tính hệ thống những kết quả bước đầu về phương pháp luận nghiên cứu và đánh giá tài nguyên vị thế, kỳ quan địa chất và sinh thái vùng biển đảo Việt Nam, đặc điểm phân bố, bản chất tự nhiên và giá trị của chúng đối với phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn tự nhiên và góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng, chủ quyền quốc gia trên các vùng biển đảo. Cuốn sách cũng đề cập đến các giải pháp quản lý và sử dụng họp lý tài nguyên vị thế, kỳ quan địa chất và sinh thái vùng biển, ven biển và các đảo Việt Nam, đồng thời nêu một số giải pháp cụ thề cho phát triển du lịch địa chất biển và du lịch sinh thái biển một số trọng điểm biển đảo như Cát Bà và Phú Quốc.Tập thể tác giả chân thành cảm ơn Nhà xuất bản Khoa học tự nhiên và Công nghệ, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã xét duyệt và hỗ trợ kinh phí xuất bản cuốn sách này. Xin chân thành cảm ơn Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Tổng Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Văn Phòng Ban chi đạo Nhà nước về Điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên-môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện thành công Dự án 14 và động viên, khuyến khích các tác giả soạn thảo chuyên khảo này.Tập thể tác giả cũng chân thành cảm ơn tất cả các đồng nghiệp, các thành viên của Dự án 14 - Đề án Tồng thể 47, đã giúp đỡ, hỗ trợ tư liệu và đóng góp ý kiến cho việc hoàn thành cuốn sách này. Đặc biệt, xin chân thành cảm ơn PGS. TSKH. Nguyễn Địch Dỹ đã đọc và góp nhiều ý kiến quý báu cho việc biên tập và hoàn thiện cuốn sách.Đây là vấn đề còn mới mè, nên chắc chắn cuốn sách còn có những hạn chế, mong được độc giả lượng thứ và góp ý, trao đổi để nghiên cứu tiếp tục. Chấp nhận nhũng khiếm khuyết khó tránh, hy vọng cuốn sách sẽ là tập tư liệu hữu ích góp phần thúc đẩy nghiên cứu khoa học, giảng dạy, quản lý và thông tin tuyên truyền tới cộng đồng về tài nguyên vị thế, kỳ quan địa chất và sinh thái biển đảo Việt Nam,Các tác giả11ASEANB, N, Đ, TBTTNCVĐCCVSTCTSHDLĐCDLSTDTĐCDWTĐBCLĐNNHSTHTĐVBIƯCNKBTBKCNKCXKDTSQKKTKQĐCKQSTKQTNKT-XHMABMTĐCNGTKNOWQĐHSQĐTSRNMTNVTTNXPTp. HCMUBNDUNESCOVBĐvcsVQGDANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTAssociation of Southeast Asian NationsBắc, Nam, Đông, TâyBảo ton thiên nhiênCông viên địa chấtCông viên sinh tháiChâu thồ Sông HồngDu lịch địa chấtDu lịch sinh tháiDanh thắng địa chấtDeath weight tonnageĐồng bằng Cừu LongĐất ngập nướcHệ sinh tháiHệ thống đảo ven bờInternational Union for the Conservation of Nature and Natural Resources (formerly)Khu bảo tồn biển Khu công nghiệp Khu chế xuất Khu dự trữ sinh quyển Khu kinh tế Kỳ quan địa chất Kỳ quan sinh thái Kỳ quan thiên nhiên Kinh tế-xã hội Man and Biosphere Môi trường địa chất Niên giám thống kê New Open World Quần đảo Hoàng Sa Quần đảo Trường Sa Rừng ngập mặn Tài nguyên vị thế Thanh niên xung phong Thành phố Hồ Chí Minh ủ y ban Nhân dânUnited Nations Educaltional, Scientific and Cultural Organisation Vùng biền đảo Vùng cừa sông Vườn quốc giaPhần 1TIỀM NĂNG TÀI NGUYÊN VỊ THẾ, KỲ QUAN ĐỊA CHÁT VÀ SINH THÁI CÁC VÙNG BIỂN ĐẢO VIỆT NAMChuong 1TỎNG QUAN VÈ TÀI NGUYÊN VỊ THẾ, KỲ QUAN ĐỊA CHÁT VÀ SINH THÁI BIỀN ĐẢO VIỆT NAM1.1. KHÁI NIÊM CO BẢN VÈ TÀI NGUYÊN VỊ THÉ, KỲ QUAN ĐỊA CHẤT VÀ SINH THAI1.1.1. Tài nguyên thỉên nhiên truyền thốngTài nguyên là con người, tài sản, nguyên vật liệu, nguồn Vốn có thể sử dụng để đạt được một mục đích. Tài nguyên thiên nhiên là tài nguyên xuất hiện trong tự nhiên có thể sử dụng để tạo ra lợi ích. Tài nguyên thiên nhiên là một đặc tính hoặc một họp phần của môi trường tự nhiên có giá trị phục vụ cho nhu cầu của con người như đất, nước, động vật, thực vật, V.V. Tài nguyên thiên nhiên có giá trị kinh tế và giá trị phi kinh tế (EEA, 2007)Tài nguyên biến bao gồm các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật như đất, nước, băng nằm trong hoặc nằm dưới một vùng biển và cả động vật hoang dã sống tronẹ một vùng thường xuyên, tạm thời hoặc theo mùa vụ. Tài nguyên biên là một phạm trù rộng đê chỉ các tài nguyên động vật và thực vật biển, nước và dòng chảy, đáy biển và bờ biển có chủ thể. Chúng còn bao gồm các tài nguyên văn hoá có chủ thể, từ xác tàu đấm, đèn biển cho đến các di chi khảo cổ, lịch sử văn hoá của cộng đồng bản địa. Chủ thề được xác lập để bảo vệ các vùng có một hoặc nhiều đặc thù tự nhiên và văn hoá. Tài nguyên biển thường gắn liền với quyền tài phán quốc gia (De Jesus, E.A., et al.,2001; Ebarvia M., 1998).Tài nguyên thiên nhiên biển theo khả năng tái tạo được chia thành tài nguyên tái tạo và không tái tạo, tài nguyên tiêu hao và không tiêu hao. Tài nguyên tái tạo sinh vật như tôm, cá, thực vật ngập mặn, v.v. có thể tự phục hồi tới mức chúng được lấy ra nếu không bị khai thác quá mức. Tài nguyên tái tạo phi sinh vật bao gồm đất và các tài nguyên năng lượng như gió, thuỷ triều, sóng biển và bức xạ mặt trời. Tài nguyên không tái tạo điển hình là khoáng sản.II 1.1.2. Tài nguyên yị thếở Việt Nam, khái niệm vị thế được nhắc nhiều trong các văn liệu kinh tế và xã hội gần đây, mà chủ thể là một địa phương hay một quốc gia. Nguyễn Chu Hồi quan niệm: “Vị thế là những lợi thế so sánh về phương diện địa lý, khả năng khai thác các giá trị phi vật chất và vật chất của một lãnh thổ nhất định” [NC Hồi, 2005]. Theo nghĩa rộng, chúng tôi hiểu “v/ thể là ticơng quan so sánh về vị trí (cho đímg) trong xã hội hay trong tự nhiên của một con ngirời, một cộng đong, một đom vị hành chính, một quốc gia, một liên minh, hay của một không gian (lãnh thố) có quy mô khác nhau”. Trong công trình này, chúng tôi giới hạn khái niệm vị thể ưong khuôn khổ “tương quan so sánh về vị trí địa lý (tự nhiên) của một không gian (lãnh thổ) nào đó có thể khai thác thành các lợi ích về môi trường, kinh tế, chính trị, trong đó bao hàm cả những thách thức mà lãnh thổ đó phải đương đầu”.16Trần Đửc Thạnh (Chủ biên)Cơ sở khoa học của tài nguyên vị thế (TNVT) (position resources) cho phát triển kinh tế-xã hội là vấn đề mới mẻ ờ nước ta và cũng chưa phổ biến rộng trên thế giới. Tuy nhiên, đây là hướng rất quan trọng mà việc nhận thức đúng đắn sẽ tạo ra một cách nhìn mới về sử dụng họp lý tài nguyên, tổ chức không gian và quy hoạch phát triển bền vững kinh tế-xã hội (UNEP, 1996; VH Lâm, 2008). Việc sử dụng TNVT ngày càng mở rộng và có định hướng rõ ràng, nhưng cơ sở lý luận đang được định hình và bàn luận. Trong quá trình thực hiện Dự án 141, chúng tôi đã có định nghĩa: “TNVT là những lợi ích có được từ vị trí địa lý và các thuộc tính về cấu trúc, hình thế son văn và cảnh quan, sinh thái cùa một khu vực, có giá trị sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế-xã hội, đảm báo an ninh, quốc phòng và chủ quyền quốc gia ” (TĐ Thạnh, 2009a; LĐ An và TĐ Thạnh, 2010). Nói một cách khác, có thể hiểu TNVT là những nguồn lợi hoặc giá trị mà một lãnh thổ có thể khai thác được để phục vụ xã hội nhờ lợi thế về vị trí địa lý của mình, bao gồm các nguồn lợi và giá trị về môi trường tự nhiên, về kinh tế, về đất đai, về văn hóa, chính trị, quân sự, về chủ quyền và uy tín quốc tế. Như vậy không gian (lãnh thồ) chính là chủ sờ hữu của TNVT, và do đó giá trị của những tài nguyên vốn có của lãnh thổ đó (như khoáng sản, cảnh quan, các hệ sinh thái, ) có thể được tăng lên gấp bội nhờ lợi thế về vị trí địa lý, và sự gia tăng giá trị đó cũng thuộc về TNVT.Trong hệ thống tài nguyên biển, TNVT biển đóng vai trò then chốt, mà chủ thể chính là không gian biển và đới bờ, là mặt nước và đáy biển, luồng lạch, vũng vịnh, bến bãi, đất đai ven biển, bán đảo và hải đảo, bãi cát biển, thềm đá, vách đá, hang động, v.v. Một vịnh nước sâu, kín nghèo tài nguyên truyền thống, nhưng do ở một vị trí địa lý quan trọng có giá trị sử dụng thành một cảng nước sâu mang lại những lợi ích kinh tế to lớn. TNVT biển không chỉ có nguồn gốc tự nhiên, mà còn liên quan với các di tích lịch sử, khảo cổ, văn hóa, cấu trúc cộng đồng, v.v. TNVT biển còn có quan hệ với cả các yếu tố sinh vật và phi sinh vật, tái tạo và không tái tạo, họp thành hình thể và vị trí trong không gian của chủ thể.TNVT trong các văn bản quản lý tiếng Việt hiện nay thường đề cập đến các giá trị đem lại cùa một không gian liên quan tới vị trí địa lý cùa nó trong quan hệ với các trung tâm, đâu môi kinh tế chính trị khu vực, với các vùnẸ kinh tế trọng điểm, các vành đai, hành lang kinh te, V.V Tài nguyên biển Việt Nam bao gồm tài nguyên sinh vật, phi sinh vật và cà TNVT. TNVT biển chủ đạo là các lợi ích có được từ vị trí không gian và các thuộc tính của các chủ thê là các hệ thống thuỷ hệ và địa hệ (TĐ Thạnh và nnk. 2007) nàm trong phạm vi chủ quyền quốc gia, bao gồm các vùng bờ, vùng biển (NT Sơn và T Phùng, 1979; TĐ Thạnh và nnk, 1997), các đảo (LĐ An và nnk, 1996, LĐ Tố và nnk, 2005), thuỷ vực ven bờ và vùng nước ngoài khơi với cả ba hợp phần: nền đáy, nước và không khí.về mặt nội dung và tính chất tài nguyên, có thể chia TNVT thành 3 dạng tài nguyên khác nhau: tài nguyên địa-tự nhiên, tài nguyên địa-kinh tế, và tài nguyên địa-chính trị. Môi dạng tài nguyên đó có những giá trị riêng biệt và sự kết họp của chúng tạo nên giá trị tông họp cho phát triển kinh tế-xã hội của một lãnh thồ. TNVT được đánh giá theo ba dạng tài nguyên đó cũng đồng thời là ba họp phần của TNVT, được xác định như sau:Tài nguyên địa-tự nhiên (geo-natural resources) là lợi ích có được vê môi tnrỏng tự nhiên từ vị trí địa lý cùa các yếu tố hình thể và cấu trúc không gian của một khu vực nào đó cũng như về tính ổn định cùa các quá trình tự nhiên và khả năng ít chịu tác động của thiên tai.Tài nguyên địa-kỉnh tế (geo-economic resources) là lợi ích có được từ vị trí và các đặc điểm địa lý chi phối quá trình phát triển kinh tế cùa một vùng, một quôc gia, thậm chí một khu vực, gắn với vai trò đầu mổi trong tô chức lãnh thô kinh tế; trong giao lieu và quan hệ kính tê, sức hấp dẫn và không gian ảnh hường.1 Dự án 14: “Điều tra cơ bàn và đánh giá tài nguyên vị thế, kỳ quan sinh thái, địa chất vùng biển và các đảo Việt Nam” (chủ nhiệm: PGS. TS Trằn Đức Thạnh) thuộc “Đề án tổng thể về điều ưa cơ bản và quản lý tài nguyên môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020”.Chương 1. Tổng quan về tài nguyên vị thế, kỳ quan địa chất và sinh thái biển đảo Việt Nam17Tài nguyên địa-chính trị (geo-politic resources) là lợi ích kết hợp cùa lợi thế về vị trí và đặc điếm địa lỵ tự nhiên và nhân vân của một vùng, một quốc gia tạo nên ánh hưởng hoặc ICU thê vê chính trị, quân sự, ngoại giao trong một bói cảnh chính trị và kinh tê nhât định.Tài nguyên địa-tự nhiên có tính ổn định khá cao, trong khi tài nguyên địa-kinh tế có tính ồn định tương đối và tài nguyên địa-chính trị có tính ổn định thấp, có khả năng tạo cơ hội lớn hoặc thách thức lớn đối với phát triển kinh tế-xã hội. Việc phối họp và sử dụng phát huy tốt cà ba giá trị tài nguyên này sẽ tạo nên giá trị hiện thực của một thực thể TNVT. TNVT của một không gian vì vậy không bất biến, mà có tính chất giai đoạn như các dạng tài nguyên khác (như khoáng sản, sinh vật, V.V.), có thể được khai thác kịp thời mang lại lợi ích to lớn, mà cũng có thể bị bò qua một cách đáng tiếc.1.1.3. Kỳ quan địa chất và sinh tháia. Kỳ quanTheo Từ điển Webster’s New World, kỳ quan (wonders) là các sự vật, hiện tượng kỳ diệu, tuyệt vời gây nên sự ngạc nhiên, thán phục. “Kỳ quan ” là một vật thể bất kỳ do thiên nhiên hoặc con người tạo ra nhưng khác xa với những đặc điểm thông thường của chúng mà nhân loại có thể chiêm ngưỡng, thưởng thức và khâm phục bằng tất cả cảm quan cùa con người.Các kỳ quan có nguồn gốc tự nhiên và nhân tạo, mang ý nghĩa di sản, nhìn thấy được và có tính ổn định, bền vừng nhất định.* Kỳ quan nhân tạo (kỳ quan vân hoá)Đó là các công trình xây dựng, kiến trúc, nghệ thuật độc đáo và kỳ vĩ do con người tạo ra. Bảy kỳ quan của thế giới cổ đại (Kim tự tháp Giza ờ Ai Cập; Vườn treo Babylon ở Irăc; Tượng Chúa Giêsu trên đinh Olympia ở Hi Lạp; Đền thờ thần Atemis ở Ephesus; Lăng mộ cùa Mosolos ở Halicanasus; Tượng thần Mặt trời Rhodes; Ngọn Hải đăng ờ Alêcxandria) đều là các công trình kiến trúc nằm quanh Địa Trung Hải, đến nay chi còn tồn tại Kim tự tháp Giza ở Ai Cập. Tồ chức NOWF đã phát động cuộc bình chọn 7 kỳ quan thế giới mới vào năm 1999. Ket quả bình chọn bao gồm: Vạn lý Trường thành của Trung Quốc; Khu Thành cổ bằng đá Petra của Gioocđani; Tượng chúa Giêsu ở Rio de Janero, Braxin; Thành cổ Machu Pichu ở Peru; Kim tự tháp Chichen Itza ờ Mêhicô; Đấu trường Coloseum, Rôma, Ý; Đen Taj Mahal, Ấn Độ. Kim tự tháp Giza của Ai cập, kiến trúc duy nhất còn tồn tại cùa 7 kỳ quan thế giới cổ đại, vẫn được giữ nguyên “danh hiệu” song song cùng với 7 kỳ quan mới của thế giói (NOWF, 2008).* KỲ quan thiên nhiênĐó là những vật thể được tạo ra trong quá trình tồn tại và phát triển của vô Trái Đất, là sản phẩm tồng họp của sinh quyển, dịa quyển, thuỷ quyển và khí quyền dưới tác động của vũ trụ. Theo nguồn gốc sinh thành, kỳ quan thiên nhiên (KQTN) được chia thành các kiểu loại: kỳ quan địa chất (KQĐC) được tạo ra bởi các quá trình địa chất và kỳ quan sinh thái (KQST) được tạo ra bởi các quá trình tiến hóa của sinh vật. KQTN không chỉ có ý nghĩa đối với kinh tế du lịch, mà còn có ý nghĩa lớn về thấm mỹ, văn hoá, khoa học và giáo dục, bảo vệ môi trường, đảm bảo chủ quyền và lợi ích quốc gia.Các đối tượng, khu vực có giá trị KQTN nhóm địa chất và sinh thái có thể tách biệt hoặc trùng chập, khi chi đạt được một nhóm tiêu chí địa chất hay sinh thái, hoặc cả hai. Tiêu chí đánh giá chung giá trị cho cà hai nhóm là: 1- Đa dạng (đa dạng địa chât và đa dạng sinh học); 2- mỹ học; 3- tiêu biểu, độc đáo, đặc sắc và kỳ vĩ.Tồ chức NOWF (2007) vừa tiến hành bình chọn bảy KQTN thế giới, dành cho các danh thắng tự nhiên, không bị con người can thiệp vào một cách đáng kể. Ba tiêu chí (criteria) được đưa ra khá đơn giản: một khu vực tự nhiên; một danh thắng tự nhiên; một cảnh quan. Các kiểu loại (categories) kỳ quan quy tụ về hai nhóm. Nhóm KQĐC bao gồm: hẻm núi;18Trằn Đức Thạnh (Chủ biên)hang động; bờ biển, vách đá; khu vực địa chất; sông băng; núi, núi lửa, đá; thuỷ vực, biển, hồ, sông; thác nước và loại khác. Nhóm KQST gồm: khu dự trữ động vật; rừng, cây; công viên bào tồn tự nhiên; ốc đảo; thế giới dưới nước, rạn; di tích thiên nhiên thời tiền sử và loại khác. Vịnh Hạ Long của Việt Nam đã chính thức lọt vào top bảy KQTN thế giới mới kể từ ngày 29/3/2012.b. Kỳ quan địa chấtKQĐC có những giá trị di sán địa chất (DSĐC) quý giá và nhận biết được bằng trực quan. Những vấn đề về di sản, kỳ quan và bảo tồn địa chất mới được thế giới quan tâm điều tra và đánh giá gần đây, nhưng đã đạt được những thành công to lớn về cả lý luận và thực tiễn. Khái niệm KQĐC (geological wonder) mang ý niệm xã hội nhiều hơn là khoa học (Inntravel, 2008). Theo UNESCO, KQDC (geotope) là: “một phần xác định của địa quyển có giá trị địa chất và địa mạo nổi bật cần được bào vệ khỏi sự tác động hủy hoại về vật chất, hình thể và sự phát triển tự nhiên cùa chúng”. Trong một số tài liệu “geotope” mang nghĩa chung hơn là “địa cảnh”, tương tự “sinh cảnh”. Bào tồn địa chất trong đó có KQĐC là bảo vệ các đặc tính địa chất và cảnh quan có ý nghĩa vì nhũng giá trị khoa học, giáo dục, nghiên cứu và giá trị tinh thần. Một hệ thống điều tra và đánh giá di sản và KQĐC đã hình thành nhanh chóng với cơ sờ lý thuyết khá hoàn thiện về đa dạng địa chất, DSĐC, danh thắng địa chất, KQĐC và công viên địa chất. Việc nhất thể hoá bào tồn địa chất với du lịch sẽ báo vệ được các giá trị di sản độc đáo phục vụ nghiên cứu khoa học, giáo dục môi trường và thúc đẩy phát triển kinh tế dựa vào du lịch địa chất.Di sàn thế giới là những khu có ý nghĩa toàn cầu về tự nhiên hoặc văn hoá do một quốc gia có chủ quyền đề xuất, được UNESCO công nhận và được bảo vệ nghiêm ngặt, đạt được một trong bốn tiêu chí về mỹ học, địa chất học, đa dạng sinh học và văn hoá. Di sàn thiên nhiên là các thành tạo tự nhiên và sinh học, hoặc các nơi sinh sống của sinh vật có các giá trị tổng họp nổi bật về mặt mỹ học và khoa học (UNESCO, 2005). Nhiều khu DSĐC rất có giá trị cho du lịch, đặc biệt là du lịch kết hợp giáo dục, hoặc thích hợp cho hoạt động giải trí có thể mang lại lợi ích kinh tế cao, đồng thời đảm bảo tính bền vững cho sự nghiệp bảo tồn (UNESCO, 1999, 2004).DSĐC là những hợp phần đa dạng địa chất (geodiversity) có giá trị đáng kể cho con người, bao gồm nghiên cứu khoa học, giáo dục, thẩm mỹ và tinh thần, phát triển văn hoá và nhận thức về xứ sờ của cộng đồng (Dixon, 1996). Giá trị DSĐC bao gôm yếu tô đa dạng địa chất cùng với các đặc điểm quan trọng khác như mức độ kết tinh khoáng vật, mức độ báo tồn hoá thạch, kích cỡ và vẻ đẹp của cấu trúc, thạch học, cảnh quan địa hình, v.v. Các giá trị DSĐC thường đi kèm với các giá trị văn hoá (giáo dục, khoa học, lịch sử và khảo cô), mỹ học (vè đẹp tự nhiên, tính độc đáo, kỳ vĩ) hoặc giải trí (vui chơi, thưởng thức). Một DSĐC thế giới, theo UNESCO, phải đàm bào được một trong sô 13 chủ đê cơ bản là: đặc diêm câu trúc và kiến tạo; núi lửa và hệ thông núi lửa; hệ thông sơn văn; địa tâng; hoá thạch; hệ thông sông, hồ và châu thồ; hang động và hệ thống karst; hệ thống bờ biển; các rạn, ám tiêu vòng và các đảo ngoài đại dương; băng hà và mũ băng; tuôi băng hà; hệ thông sa mạc khô hạn và bán khô hạn; tác động thiên thạch. Trong số 71 di sản thế giới liên quan đên địa chât, sông- hồ-châu thổ có 20, rạn-ám tiêu vòng và đảo đại dương - 11, hệ thống bờ - 10, băng hà và mũ băng - 7, hang động và karst - 6, v.v. Di sản Hạ Long (TĐ Thạnh, Waltham Tony, 2001; TV Trị và nnk, 2003) được xếp vào nhóm hệ thống bờ, và Di sản Phong Nha - Kẻ Bàng (T Nghi và nnk, 2004) thuộc nhóm hang động và hệ thống karst.Bên cạnh khái niệm DSĐC, còn có khái niệm di sản Trái Đấu Đó là những di sản về đá, đất và địa hình (thực tại hoặc di tích) và những dẫn liệu có khả năng làm sáng tò lịch sử Trái đât (Elis et al 1996).Chương 1. Tổng quan về tài nguyên vị thế, kỳ quan địa chất và sinh thái biển đảo Việt Nam19Đa dạng địa chắt chỉ mức độ đa dạng các thuộc tính, tổ hợp, hệ thống và các quá trình địa chất và địa mạo, bao gồm đặc trưng về khoáng vật, thạch học, hoá thạch, cấu trúc, địa hình và cả các yếu tố quan trọng khác về thời gian, môi trường địa chất và các quá trình địa chất (Gray Murray, 2004). Theo Hamilton-Smith (2000) và Dixon (1996), đa dạng địa chất là tổ hợp tự nhiên (tính đa dạng) của các thuộc tính, tập hợp, hệ thống và các quá trình địa chất (đá), địa mạo (dịa hình) và thổ nhưỡng. Nó còn bao gồm cả các dẫn liệu về lịch sử Trái Đất, (sự sống, hệ sinh thái và môi trường quá khứ) và tổ hợp các quá trình (sinh học, thuỷ văn và khí quyển) hiện đang tác động đến đá, địa hình và thổ nhưỡng. Bảo tồn địa chất là bảo tồn tính đa dạng vì những giá trị di sản và trạng thái nguyên sơ của chúng.Danh thang địa chắt (geosite) là một khu vực địa chất hoặc địa hình có một họp phần đa dạng địa chất có ý nghĩa và giá trị DSĐC cao.Công viên địa chất (CVĐC) (geopark) là vùng có một hoặc một vài tầm quan trọng khoa học, không chi riêng về địa chất, mà còn cả các giá trị tuyệt vời về văn hoá, sinh thái và khảo cổ học (UNESCO, 1999). Một khu vực có giá trị DSĐC nằm ờ vùng phát triển đô thị hoá với các hoạt động kinh tế sôi động khó có thể bảo tồn nguyên vẹn khu di sàn, mà cần hoà nhập bào tồn địa chất với khuôn khổ quản lý đang có. Quan niệm CVĐC của UNESCO thừa nhận mối quan hệ giữa con người, môi trường địa chất và khả năng sử dụng khu di sản cho phát triền kinh tế. Một CVĐC biển cần hội đủ các yêu cầu: có giới hạn rõ ràng và diện tích đù lớn; có một kế hoạch quản lý theo định hướng phát triển bền vững kinh tế-xã hội, lấy du lịch địa chất làm nòng cốt; có các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị di sàn; có được cách thức giảng dạy về khoa học địa chất và rộng hơn là về môi trường; có những đề xuất phối họp với chính quyền, cộng đồng địa phương và các tổ chức tạo ra khả năng tốt nhất bảo tồn DSĐC và hoà nhập với phát triển bền vững kinh tế-xã hội.c. Kỳ quan sinh tháiTrong khuôn khổ của Dự án 14 chúng tôi đã sơ bộ đưa ra định nghĩa: “KQST là các loài sinh vật có hình thù kỳ lạ hoặc có kích thước, màu sắc khác thường trong moi quan hệ với môi tnrờng sống cùa chúng; các quần thê, quần xã sinh vật có quy mô lớn và tổ chức chặt chẽ; các hệ sinh thái (HST) điên hình hoặc tổ hợp cùa chúng có diện tích đù lớn đế duy trì sự ton tại trong thòi gian dài, có nhũng giá trị đặc biệt vê tài nguyên sinh vật, đa dạng sinh học hoặc noi cư trú cùa sinh vật có giá trị bảo tồn tự nhiên, phục vụ nghiên círu khoa học, giáo dục, lịch sứ; vãn hoá và phát triển kỉnh tế”.Đối tượng KQST bao gồm: 1- Các loài sinh vật hiếm, có hình thù đẹp, kỳ lạ hoặc kích thước khác thường; 2- Các quần thể sinh vật có cấu trúc phức tạp hoặc đơn giản, nhạy cảm, có giá trị đa dạng sinh học cao hoặc tạo nên các cành quan sinh thái tuyệt đẹp; 3- Các HST tiêu biểu có quy mô lớn, cấu trúc phức tạp, đa dạng sinh học cao và bền vững tương đối với thời gian. KQST gắn liền với các đối tượng bào tồn sinh vật (Primack, 1995).Đối tượng lựa chọn của KQST biên đảo rät phong phú, có thể là các loài động thực vật quý, hiếm, có hình thù kỳ lạ, có tuổi thọ cao, các HST đặc trưng có quy mô rộng lớn ờ vùng biển và ven biển như HST rừng trên đảo và vùng ven bờ, HST rừng ngập mặn, HST thảm cò biển, HST vùng đất ngập nước (ĐNN), HST hồ nước mặn, HST vùng triều rạn đá, bãi cát biển, sân chim, HST rạn san hô (kiểu rạn vòng, viền bờ, chắn bờ, dạng tháp, cao nguyên ngầm), v.v. Ở Việt Nam, có thể coi một số loài thú biển (Bò biển, cá Voi), các di sản thiên nhiên, khu dự trữ sinh quyển (KDTSQ), Vườn quốc gia (VQG) ven biển và trên đảo đã được công nhận và các khu bảo tồn biển (KBTB) là các dạng KQST (Bộ Thuỷ sản, 2004; NC Hồi và nnk, 1999; NV Quan et al 2010)20Trần Đức Thạnh (Chủ biên)KQST có những tiêu chuẩn công nhận và bảo vệ tại các quốc gia. Tại Anh, hệ thống các di sàn sinh thái học bao gồm: khu di sản thế giới; KDTSQ; các vùng phát sinh gen; các khu bảo vệ nghiêm ngặt chim hoang dã; các khu bào tồn nghiêm ngặt nơi sinh cư; các vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế; khu dự trữ thiên nhiên quốc gia; các khu có giá trị khoa học đặc biệt; các khu dự trữ thiên nhiên địa phương và các khu sinh vật hoang dã.Trong hệ thống KQST có mặt các kiểu loại sau:KDTSQ. Đó là hệ thống những vùng có các HST trên cạn, ven biển, biển hoặc kết hợp của tât cả các thành phần đó. KDTSQ Thế giới theo đề nghị của các quốc gia và được quốc tế công nhận trong phạm vi chương trình về Con người và Sinh quyển (MAB) của UNESCO và việc thiết lập chúng nhằm thúc đẩy và làm rõ mối quan hệ cân bàng giũa con người và sinh quyển. Tất cả các KDTSQ hình thành một mạng lưới trên toàn thế giới và các thành viên đều là tự nguyện.Khu bcw vệ ĐNN. Theo Công ước quốc tế Ramsar năm 1971, ĐNN là “các vùng đầm lầy, sình lầy, than bùn hoặc nước tự nhiên hay nhân tạo, ngập nước thường xuyên hay định kỳ, nước chảy hay nước tù đọng, nước ngọt, lợ hoặc mặn, kể cả nhũng vùng biển có độ sâu không quá 6m so với mực triều thấp nhất”. Đã có 112 nước ký tham gia Công ước Ramsar và có nhiều tổ chức quốc tế và khu vực, nhiêu chương trình nghiên cứu, hội nghị, hội thào về quản lý và bảo vệ ĐNN, trong đó đặc biệt chú trọng ĐNN ven biển. Khu bảo vệ ĐNN có thể xếp hạng theo tầm quan trọng quốc tế (do IUCN công nhận) hoặc quốc gia.KBTB. Theo IUCN, KBTB là “một khu vực biển chuyên biệt để bào vệ và duy trì đa dạng sinh học và các tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên văn hoá đi kèm, được quản lý bằng luật pháp hoặc bằng các phương thức hữu hiệu khác”. Chúng được chia thành các khu có tầm quan trọng toàn cầu hoặc khu vực (loại A) và có tầm quan trọng quốc gia (loại B) với những tiêu chí cơ bản là: có tính tự nhiên nguyên sơ, có tầm quan trọng địa lý sinh vật, sinh thái, kinh tế, xã hội, khoa học, có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, có tính thực tiễn và khả thi. Theo IUCN, KBTB có 7 kiểu:1 - Khu bảo tồn tự nhiên nghiêm ngặt; 2 - Khu hoang dã; 3 - Công viên quốc gia; 4 - Khu bảo tồn loài và nơi sinh cư; 5 - Khu bào tồn cành quan biển hoặc đất liền; 6 - Khu bảo vệ nguồn lợi; 7 - Khu danh thắng thiên nhiên.1.2. TỐNG QUAN TÌNH HÌNII ĐIÈU TRA VÀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN VỊ THE, KỲ QUAN ĐỊA CHẤT VÀ SINH THÁI1.2.1. Tài nguyên vị thếThực tế, chưa tìm thấy một khái niệm nào trên thế giới đồng nghĩa hoàn toàn với khái niệm TNVT ờ Việt Nam, mà chỉ xuất hiện khái niệm tài nguyên không gian thuộc về tài nguyên thiên nhiên. Tại Singapo đôi khi cũng đã xuất hiện khái niệm TNVT (position resources) trong một số tài liệu quản lý vùng bờ biển, nhưng không thấy xác định rõ nội hàm. Theo Chia Lin Sien (1992), tài nguyên đới bờ Singapo được chia thành ba nhóm: đất ven biển và không gian biển, tài nguyên tái tạo và tài nguyên không tái tạo. Ờ đây đất ven biển và không gian biển ít nhiều liên quan đến nội hàm của TNVT vì chúng là chù thể của TNVT; đó cũng chính là nguồn của các giá trị cơ bản của TNVT mà Singapo đã biết phát huy vị trí đắc địa của chúng để trở thành một quốc đảo giàu có.Theo ủy ban Châu Au (European Commission, 2002), tài nguyên thiên nhiên được chia thành 5 dạng: 1- Tài nguyên tái tạo không tiêu hao (renewable resources - non-extinguishable);2- Tài nguyên tái tạo có tiêu hao (renewable resources - extinguishable); 3- Tài nguyên không tái tạo và không tiêu hao (non-renewable resources - non-extinguishable); 4- Tài nguyên không tái tạo, tiêu hao (non-renewable resources - extinguishable); 5-Tài nguyên không gian (space resources), (bảng 1.1).Chương 1. Tổng quan về tài nguyên vị thế, kỳ quan địa chất và sinh thái biển đảo Việt Nam21Bàng 1.1. Hệ thống tài nguyên thiên nhiên theo ủy ban Châu Âu (2002)Tài nguyên không tiêu hao Tài nguyên tiêu haoTàinguyêntáitạo1Tài nguyên dòng: mặt trời, gió, sóng, nước mưa.Tài nguyên nguồn: Không khí (Oxy, CO2 ), đại dương (nước)2Tài nguyên sinh vật: rừng, cá, sinh khối.Tài nguyên nguồn: các bồn nước ngọt, nước ngầm, đất mầu.5. Tài nguyênkhông gian ' \TàinguyênkhôngtáitạoĐất, biển, khoảng không3Tài nguyên có thể tái chế: Kim loại.Tài nguyên có thể thu hồi: các khoáng sản khác, đất.4Tài nguyên không tái tạo và không thu hoi: Nhiên liệu hoá thạch như dằu mỏ, ga, than.Cách phân loại trên là theo động thái và khả năng tái tạo - tiêu hao tài nguyên. Nếu phân loại theo nguồn gốc thì tài nguyên thiên nhiên gồm có ba nhóm cơ bản: tài nguyên sinh vật, tài nguyên phi sinh vật và tài nguyên không gian. Trong một văn liệu khác với cách phân chia mới, Tổ chức này đã xác định tài nguyên thiên nhiên có 4 loại: nguyên liệu (như khoáng sản, sinh khối); chất liệu môi trường (như không khí, nước, đất); tài nguyên dòng (gió, địa nhiệt, thủy triều, năng lượng mặt trời); và không gian. Trong cả hai cách phân chia, không gian luôn là chủ thể của TNVT theo quan niệm nêu trên cùa chúng tôi.Trong mối quan hệ giữa các nước ló*n và phát triển với các nước nhò và đang phát triển, chủ đề về tài nguyên địa-kinh tế và tài nguyên địa-chính trị là những vấn đề nhạy cảm. Vì vậy, các nước lớn và phát triển ít đề cập đến các yếu tố vị thế kinh tế và vị thế chính trị trong quan hệ quốc tế (mà kỳ thực là họ rất chú trọng), chỉ công khai những mối quan tâm về nghiên cứu tài nguyên địa-tự nhiên trong phạm trù sử dụng không gian cụ thể, (Ehler Charles và Fanny Douvere, 2009). Có lẽ, chỉ những nước đang phát triển như Việt Nam mới nhận thấy rõ ràng hơn cả sự đối mặt và sự cần thiết phải đề cập vấn đề tài nguyên địa-kinh tế và tài nguyên địa- chính trị trong nghiên cứu phát triển kinh tế- xã hội và đối ngoại của mình.Từ nhũng năm 1990, khi nghiên cứu sử dụng họp lý tài nguyên vùng bờ biển, ở Phân Viện Hải dương học tại Hải Phòng, nay là Viện Tài nguyên và Môi trường biển đã xuất hiện xu hướng sử dụng không gian (space) theo hệ thống địa hệ (geosystems) - thuỷ vực (water bodies), tiêu biểu là những điều tra nghiên cửu và đề xuất về sử dụng họp lý các đầm phá (NC Hồi và nnk, 1995) và hệ thống vũng vinh (TĐ Thanh và nnk, 2005). Dần dần, từ ý tưởng về tài nguyên không gian biển, những khái niệm về TNVT biển, vùng bờ biển và hải đảo đã hình thành. Đã có những ý tưởng về TNVT, tương đồng với khái niệm tài nguyên không gian và xếp tài nguyên này vào nhóm tài nguyên phi sinh vật, độc lập với khái niệm không gian biển (NC Hồi, 2005 và 2007).Một số tác giả, trong quá trình điều tra, nghiên cứu sử dụng không gian lãnh thổ cũng đã cố gắng tiếp cập nội dung TNVT, như vị thế và dự báo xu thế phát triển vùng cửa sông ven biển châu thổ sông Mê Công (NĐ Dỹ và nnk, 2009), hay vị thế của hệ thống vũng vịnh ven bờ đáp ứng phát triển bền vững hệ thống càng biển (PV Xuân, 2005). Tuy nhiên, các nghiên cứu đó còn chưa rõ về phương pháp luận và nội dung của TNVT. Chỉ trong quá trình thực hiện Dự án 14, những vấn đề về khái niệm, phương pháp luận và tiêu chí đánh giá tiềm năng và định hướng phát huy giá trị TNVT biển và các đảo mới được xây dựng thành hệ thống, có cơ sờ khoa học (TĐ Thạnh, 2007; TĐ Thạnh và nnk, 2008, 2009a, 2009b, 2010a).22Trần Đức Thạnh (Chủ biên)Trên cơ sở đó, tập thể tham gia thực hiện Dự án đã tiến hành điều tra, đánh giá và công bố các kết quả nghiên cứu về TNVT biển Việt Nam (TĐ Thạnh, 2008; TĐ Thạnh và nnk, 200% và 2010a); một số vùng bờ biển của biền Việt Nam như Bấc Bộ và Bắc Trung Bộ (LĐ An và nnk, 2010); một số tỉnh và thành phố trọng điểm như tinh Bà Rịa - Vũng Tàu (TĐ Thạnh, 2007), thành phố Hải Phòng (TĐ Thạnh 2010) và Thành Thăng Long (LĐ An và TĐ Thạnh, 2010); hệ thống vũng vịnh (TĐ Thạnh, 2009), vùng cửa sông Bạch Đằng (TĐ Thạnh, 2008), hệ thống đảo Việt Nam và các đảo Nam Bộ (LĐ An, 2008b; LĐ An và nnk, 2009). Phân tích khả năng sử dụng TNVT biển còn được đánh giá theo các mue tiêu cụ thể như các khu neo trú tránh gió bão (TĐ Thạnh, 2009) hay rộng hơn phục vụ xây dựng mô hình quản lý tổng họp vùng bờ biển Bắc Bộ (TĐ Thạnh và nnk, 2010c). Mặc dù còn là vấn đề rất mới, vấn đề TNVT đã thu hút được sự chú ý của các nhà khoa học, quản lý và công luận.1.2.2. Kỳ quan địa chất và sinh tháiDanh mục xếp hạng di sản thế giới của UNESCO bắt đầu từ năm 1972 dựa trên Công ước Di sản thế giới với sự tham gia của 160 nước. Đến năm 2010 thế giói đã có 911 di sản được UNESCO công nhận, trong đó có 704 di sản văn hoá, 180 di sản thiên nhiên và 27 di sản hồn họp thuộc về 151 nước và vùng lãnh thổ. Trong số các di sản thế giới, có 71 di sàn thế giới có liên quan đến địa chất học, được xếp vào 13 nhóm.Mạng lưới CVDC Quốc té (INOG) của UNESCO dược lập từ 1998, đến 2006 đã công nhận 48 nơi. Châu Á có 14 CVĐC quốc tế, bao gồm: Malaixia (1), Trung Quốc (12), Iran (1). Châu Au có 28 và Nam Mỹ (Braxin) có 2. Kỳ vọng sẽ có trên 500 CVĐC tham gia vào Mạng lưới Công viên địa chất quốc tế. Mạng lưới này có hoạt động gắn liền với Trung tâm di sản của UNESCO, Mạng lưới thế giới Con người và Sinh quyển cho các KDTSQ và các tổ chức phi chính phủ quốc gia và quốc tế về bảo tồn DSĐC. Các nước úc và Niu Dilen rất chú trọng nghiên cứu và đánh giá DSĐC với tư cách là tài nguyên địa chất quốc gia đầy tiềm năng. Trung Quốc đã thành lập 85 CVĐC quốc gia, trong đó 12 đã trở thành CVĐC thế giới (2005). Các hoạt động bảo tồn DSĐC đã được thực hiện tại Đài Loan và Hong Kong. Tại Malaixia, đến nay đã có 424 DSĐC được xác định, trong đó có 54 di sản đã được mô tả và đánh giá. Đảo Langkawi được coi là CVĐC đầu tiên và đã mang lại lợi ích rất lớn cho du lịch nước này. Thái Lan cũng có những hoạt động điều tra, đánh giá một số danh thắng địa chất để đề nghị bào tồn và một số đã được sử dụng làm công viên quốc gia. Ngày 3-10-2010, tại hội nghị mạng lưới CVĐC Châu Âu tại Lesvos (Hi Lạp), Cao nguyên đá Đồng Văn của Việt Nam được tổ chức Mạng lưới CVĐC toàn cầu (GGN) thuộc UNESCO công nhận là Thành viên của Mạng lưới này. Đây là công viên địa chất đầu tiên của Việt Nam và là công viên thứ hai tại khu vực Đông Nam Á, sau Langkawi của Malaixia.Bên cạnh các khu di sản đa dạng sinh học Thế giới, các KDTSQ cũng có giá trị di sản tầm quốc tế và được UNESCO công nhận. Ngoài ra còn có các khu ĐNN có tầm quan trọng quốc tế do Văn phòng Ramsar của IUCN công nhận, tầm quan trọng khu vực và quốc gia; các KBTB được công nhận ờ các cấp quốc gia và khu vực. Cho đến năm 2010, thế giói đã có trên 5.000 KBTB phân bố trong 18 vùng địa lý sinh vật biển và chiếm đến 8% diện tích bề mặt đại dương, ở khu vực Đông Nam Á, đã có tới 310 KBTB và ven biển (năm 2002). Các nước Đông Nam Á có số lượng các KBTB và ven biển đứng đầu là Philippin (180), Malaixia (40), Inđônêxia (29) và Thái Lan (23).Trong số 77 kỳ quan thế giới được đề xuất để lựa chọn 7 kỳ quan hàng đầu (Danh sách ngày 14/ 6/2008), có: 61 KQĐC và 16 KQST, trong đó có 55 kỳ quan lục địa và 22 kỳ quan biển, đảo và bờ. Các KQĐC lục địa bao gồm: thác nước, sông, hồ, thung lũng, đỉnh núi-dãy núi, núi lửa, hang động, tổ hợp đá, hoang mạc, sông băng, hẻm núi. Các KQST lục địa bao gồm: VQG, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng, ốc đảo. Trong các kỳ quan lục địa, chiếm số lượng đáng kể là: thácChương 1. Tổng quan về tài nguyên vị thế, kỳ quan địa chất và sinh thái biển đảo Việt Nam23nước, núi, sông, hồ, hang động và tổ họp đá các khu bảo tồn sinh thái. Trong số 22 kỳ quan biển, đảo và bờ, nhóm KQĐC bao gồm 16 kỳ quan, trong đó: đảo núi lửa 1; đào 4; quần đảo 4; vịnh biển 2; đầm phá 1; bãi biển 2; hố biển 1 và tồ họp đá 1. Nhóm KQST bao gồm 6 kỳ quan, trong đó: rạn san hô 3; VQG 1 và hồ nước mặn 1. Trung Quốc là quốc gia rộng lớn có nhiều di sản và danh thắng nổi tiếng thế giới, hiện nay rất chú trọng tôn vinh các danh thắng, kỳ quan, di sản đê làm nền tảng phát triển du lịch. Quốc Vụ Viện đã nhiều lần xếp hạng và công nhận danh sách các danh thắng phong cảnh thiên nhiên, thực chất là các KQTN cấp quốc gia. Trong đó, có nhiều danh thắng biển đảo nồi tiếng như bờ Đại Liên, đảo Thừa Tứ, đảo cổ Lãng, bãi biển Giao Đông. v.v. (TT Bình và nnk, 2003).Liên quan đến cơ sờ pháp lý bảo vệ và phát triển các KQTN, Việt Nam đã có nhiều bộ luật quan trọng như: Luật Di sản Văn hoá, 2000; Luật đa dạng Sinh học năm 2008; Luật Bảo vệ môi trường, 1993, sửa đổi và bổ sung năm 2004; Luật Thuỷ sản năm 2003; Luật Khoáng sản năm 1998, sửa đổi và bổ sung năm 2005. Đồng thời, Việt Nam còn tham gia một số công ước Quốc tế có liên quan như: Công ước Bảo tồn di sàn tự nhiên và văn hoá thế giới (1972), ký tham gia năm 1982; Công ước Ramsar về các vùng ĐNN có tầm quan trọng quốc tế (1971), ký tham gia năm 1989; Công ước Liên họp quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS, 1982), ký tham gia năm 1994; Tuyên bố của Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển 1992 và Chương trình Nghị sự 21 (Chương 17), ký tham gia năm 1992; Công ước Bảo tồn đa dạng sinh học (1992), ký tham gia năm 1994. Ngoài ra, nhiều Chiến lược, Nghị định của Chính phủ, thông tư của các bộ ngành đã được ban hành nhằm bảo vệ các di sản và bảo tồn tự nhiên biển. Thủ tuứng Chính phủ đã ký Quyết định số 47/2006/QĐ - TTg ngày 01 tháng 3 năm 2006 phê duyệt “Để án tổng thể về điều tra cơ bcm và quàn lý tài nguyên - môi tncỏng biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020” với danh mục 20 nhiệm vụ - dự án, trong đó có Dự án số 14 “Điều tra cơ bàn và đánh giá TNVT, KQST, địa chất vùng biển và các đảo Việt Nam” đã hoàn thành vào cuối 2011.Tài nguyên di sản đã được quan tâm điều tra, đánh giá phục vụ xây dựng và công nhận các danh thắng, các VQG và các khu bảo tồn tự nhiên. Các khu bảo tồn tự nhiên bắt đầu được thành lập từ năm 1962 trên đất liền. Đến tháng 6 năm 2006 có tổng số 212 khu bảo tôn trên cả nước, đã được công nhận (126 khu) hoặc đang trình chính phù phê duyệt với diện tích trên 2 triệu ha, chiếm khoảng 6% diện tích tự nhiên của lãnh thổ đất liền Việt Nam (IUCN đê xuất mức 10%), trong đó có 20 KBTB và ven biển với diện tích 226.400 ha (khoảng 0,22% diện tích vùng biên Việt Nam, tỷ lệ này của cà thế giới là 1%). Hệ thống này bao gồm 17 VQG (4 VQG biển là Cát Bà, Bái Tử Long, Côn Đảo và Phú Quốc), 71 khu dự trữ thiên nhiên, 33 khu văn hoá - lịch sử - môi trường, 51 vùng do địa phương quản lý, 14 khu bảo vệ ĐNN, 15 KBTB, 7 di sản văn hoá và thiên nhiên thế giới, 4 khu di sản thiên nhiên điên hình khu vực châu A.Các khu bảo tồn thiên nhiên biển còn rất ít nhưng ngày càng được chú ý và chiếm vị trí, cấp bậc quan trọng vì nhũng giá trị to lớn và khả năng kết hợp phát triển du lịch sinh thái. Một số khu đã được công nhận ờ cấp quốc tế (UNESCO, IUCN) và khu vực (ASEAN) dưới dạng các di sản thiên nhiên, KDTSQ và ĐNN có tầm quan trọng quốc tế. Một sô khu được tôn vinh vê mặt xã hội trên cơ sở vẻ đẹp của thiên nhiên, ví dụ vịnh Nha Trang và vịnh Lăng Cô được bình chọn tham gia Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới.Do nỗ lực nhiều năm của các cơ quan nghiên cứu và bộ ngành, một danh mục đáng kể các khu bào tồn tự nhiên biển thuộc các hệ thống khác nhau đã được hình thành, kê cả cấp quôc gia và quốc tế. Đây là một đóng góp quan trọng và thiết thực cho việc bảo vệ tài nguyên và môi trương biển theo định hướng phát triển bền vững và khẳng định sự tham gia tích cực vào các công ước quốc tế về bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học. Viện Tài nguyên và Môi trường biển là một đơn vị đã có nhiều nỗ lực đóng góp xây dựng cơ sở khoa học cho việc bảo tồn tự nhiên biển với các loại hình và tiêu chí khác nhau như: Khu di sản thế giới (Vịnh Hạ Long); KDTSQ Thế giới (Quần đảo Cát Bà); VQG (Cát Bà, Côn Đảo, Phú Quốc và Bái Tử Long); đê24Trần Đức Thạnh (Chủ biên)xuất hệ thống 15 KBTB và khu bào tồn ĐNN ven biển (Tam Giang-Cầu Hai) (TĐ Thạnh, NV Quân và nnk, 2008) v.v.UNESCO đã công nhận 8 KDTSQ là Quần đào Cát Bà, Châu thổ Sông Hồng, Tây Nghệ An, Cù Lao Chàm, Cát Tiên, cần Giờ, Mũi Cà Mau và Kiên Giang. Trừ Tây Nghệ An và Cát Tiên, 6 khu còn lại đêu thuộc vùng biển và ven biển.Từ năm 1989, Việt Nam tham gia vào Công ước Ramsar và xây dựng ở Xuân Thủy một khu bảo vệ ĐNN có tầm quan trọng quốc tế (Ramsar site) đầu tiên của Việt Nam.Trong công trình của dự án Ngăn ngừa suy thoái môi trường Biển Đông và Vịnh Thái Lan (MT Nhuận và nnk, 2003), các khu vực ĐNN ven biển được ưu tiên quy hoạch bào vệ là: cửa sông Ba Lạt (Nam Định), cửa sông Tiên Yên (Quảng Ninh), cửa sông Bạch Đằng (Hải Phòng); cửa sông Văn úc (Hải Phòng); bãi triều Kim Sơn (Ninh Bình); đầm phá Tam Giang - cầu Hai (Thừa Thiên-Huế); đầm Đê Gi (Bình Định), đầm Thị Nại (Bình Định); đầm Trà Ổ (Bình Định); cửa sông Đồng Nai (Đồng Nai); cửa sông Tiền (Trà Vinh); bãi triều lầy Tây Nam Cà Mau.So với hệ thống 7 kiểu loại bảo tồn biển của IUCN, Việt Nam mới xác lập 3 kiểu loại chủ yếu là (3), (4) và (6) theo Luật Thuỳ sàn là: 1- VQG; 2- Khu bào tồn loài và nơi cư trú; 3- Khu dự trừ tài nguyên. Danh sách đề xuất đầu tiên cùa Viện Tài nguyên và Môi trường biển là 15 khu (NC Hồi, 1999; TD Thanh et all., 2008), sau này đã có những chỉnh sửa và xếp hạng (Bộ Thuý sản, 2004). Quyết định số 742/QĐ-TTg ngày 26 tháng 5 năm 2010 về việc phê duyệt Quy hoạch hệ thống KBTB Việt Nam đến năm 2020 có 16 khu, gồm các khu dự trữ tài nguyên: Đảo Trần (Quảng Ninh), Bạch Long Vĩ (Hải Phòng), Hòn Mê (Thanh Hoá), Cù Lao Chàm (Quảng Nam), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Phú Quý (Bình Thuận), Phú Quốc (Kiên Giang); các khu báo ton loài: Cô Tô (Quảng Ninh), cồn Cò (Quảng Trị), Sơn Chà - Hải Vân (Thừa Thiên-Huế), Nam Yết (Khánh Hoà), Hòn Cau (Bình Thuận), Núi Chúa (Ninh Thuận); các VQG: Cát Bà (Hải Phòng), Hòn Mun (Khánh Hoà), Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu). Nhiều trong số 16 khu này còn có những giá trị nổi bật về vị thế và KQĐC. Tuy nhiên, mới chi có 3 khu đã được thiết lập và đi vào hoạt động, gồm Phú Quốc, Hòn Mun và Cù Lao Chàm.So với các thành tựu về di sản và KQST, thì thành tựu về di sàn và KQĐC vùng biển và các đào còn rất hạn chế. Thành tựu nổi bật nhất là Di sản thiên nhiên Vịnh Hạ Long được công nhận lần đầu năm 1994 theo tiêu chí mỹ học và lẩn thứ hai năm 2000 theo tiêu chí địa chất học. Năm 2003, UNESCO công nhận Di sàn thiên nhiên Thế giới Phong Nha-Kẻ Bàng. Các hoạt động nghiên cứu và đánh giá phục vụ xây dựng hồ sơ trình UNESCO công nhận hai khu DSĐC này đã góp phần xây dựng phương pháp nghiên cứu, đánh giá DSĐC (TĐ Thạnh và Waltham Tony, 2001, TĐ Thạnh và nnk, 2004; T Nghi và nnk, 2003 và 2004). Gần đây nhất (2010), Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sàn đã thành công trong việc đề xuất và được UNESCO công nhận Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) là thành viên của Mạng lưới CVĐC toàn câu.Một công trình nghiên cứu sớm về kỳ quan thiên nhiên là chuyên khảo “Kỳ quan hang động Việt Nam” của Nguyễn Quang Mỹ và Haward Limbert (2001). Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản đã thực hiện đề tài nghiên cún địa chất môi trường trên một sổ vùng trọng điểm ở miền Bắc Việt Nam (2004) và quan tâm đến VQG Ba Bể.Trong đề án nghiên cứu các khu bào tồn địa chất ở Việt Nam, Trịnh Dánh và đồng nghiệp (2004) đã có nhiều đóng góp về nghiên cứu DSĐC. Ngoài ra, còn có một số nghiên cún quan trọng khác đã tập trung vào DSĐC và vấn đề xây dựng CVĐC để phát triển du lịch địa chất trong đó có các vùng biển và hải đào (LĐ An, 2005; LĐ An, 2008a; NH Cử, 2008; NĐ Dỹ, 2006; TĐ Thạnh và nnk, 2008; TT Văn, 2008; TT Van & NX Khien, 2006).Tuy nhiên, việc xây dựng khái niệm, tiêu chí và phương pháp luận điều tra, đánh giá KQĐC vùng biển và các đảo Việt Nam chỉ chính thức được thực hiện với Dự án 14 (TĐ Thạnh và nnk, 2008 và 2009a). Ket quả cho thấy KQĐC ở vùng biển đảo phong phú và đa dạng, thuộc về 3Chương 1. Tồng quan về tài nguyên vị thế, kỳ quan địa chất và sinh thái biển đảo Việt Nam25nhóm: nhóm thuỷ vực; nhóm đảo và bán đảo; nhóm các thành tạo ven biển. Lần đầu tiên, danh mục 10 kỳ quan được giới thiệu tiêu biểu cho các nhóm, kiểu khác nhau, đó là: 1- Bán đảo Hải Vân; 2- Đảo Cát Bà; 3- Quần đảo Bái Tử Long; 4- Vùng cửa sông Đồng Nai; 5- Hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai; 6- Vịnh Hạ Long; 7- Ghềnh Đá Đĩa Tuy An; 8- Bãi biển Lăng Cô; 9- cồn cát ven biền Bình Trị Thiên; 10- Rạn san hô Trường Sa. Các đặc điểm nổi bật của các kỳ quan này là tính thẩm mỹ, tiếp đến là tính kỳ vĩ, tính độc đáo và tính tiêu biểu. Trong đó, nhiều kỳ quan đạt được 3-4 thuộc tính. Một số kỳ quan có tiềm năng xây dựng thành CVĐC quốc tế hoặc quốc gia. Một bộ tiêu chí đánh giá cho KQTN vịnh Hạ Long đã nhanh chóng được xây dựng và tiến hành phân tích, đánh giá các giá trị đa dạng địa chất, mỹ học để phục vụ cuộc bình chọn bảy kỳ quan thiên nhiên của Thế giới (TĐ Thạnh, 2008b và 2Q08c). Dự án 14 cũng đã công bố một loạt kết quả điều tra và đánh giá tài nguyên đa dạng địa chất, di sản và KQĐC cho các địa phương như Thừa Thiên-Huế (TĐ Thạnh và nnk, 2008; LV Kèn và nnk, 2009), Cát Bà và Đồ Sơn (TH Phương và nnk, 2009a, 2009b và 2009c), vùng Mũi Lạy - Hồ Xá (UĐ Khanh và nnk, 2010); đảo Phú Quý (TT Hiếu, 2008), v.v.1.3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN VỊ THE, KỲ QUAN ĐỊA CHÁT VÀ SINH TH Á I BIỂN ĐẢO VIỆT NAM1.3.1. Phưong pháp tiếp cận đánh giá tài nguyên vị thế, kỳ quan địa chất và sinh tháia. Tiếp cận hệ thốngMỗi khu vực hoặc đối tượng có giá trị đặc biệt về TNVT hay một KQĐC, KQST đều là một hệ thống tự nhiên, một hệ thống tài nguyên có các giá trị nổi bật và các giá trị đi kèm. Một kỳ quan có thề đồng thời có hai hoặc ba giá trị nổi bật về vị thế, địa chất và sinh thái có mối liên hệ với nhau, ví dụ Vịnh Hạ Long. Vì thế, khi điều tra và đánh giá yếu tố nổi bật, cần phải đánh giá toàn diện các yếu tố trong hệ thống đề thấy cơ sờ tồn tại của các giá trị nổi bật. Cũng theo quan diêm hệ thống, các điếm vị thế, kỳ quan cân được điều tra, đánh giá tổng thể các yếu tố tự nhiên, môi trường, tài nguyên, các giá trị di sản và giá trị kỳ quan nổi bật, hiện trạng kinh tế-xã hội và những vấn đề về quản lý.b. Tiếp cận liên ngànhTính chất liên ngành đàm bào cho định hướng sử dụng TNVT có hiệu quà kinh tế, dung hoà mâu thuẫn lợi ích sử dụng, tôn trọng các yếu tố cấu trúc cộng đồng, truyền thống sử dụng, bảo tồn và phát huy được các giá trị tự nhiên và nhân văn. Do bản chất của đối tượng và định hướng sử dụng họp lý, các lĩnh vực khoa học tự nhiên và xã hội sẽ được kết họp chặt chẽ trong điều tra, khảo sát theo hướng này. cần có sự phối họp tốt giữa các cơ quan khoa học chuyên ngành, các bộ ngành địa phương và trung ương, chuyên gia và các tổ chức trong và ngoài nước để tư vấn, điều tra, đánh giá và xây dựng cơ sờ khoa học cho việc sử dụng họp lý, lập luận chứng trình công nhận các khu bào tồn tự nhiên có giá trị kỳ quan với các hình loại khác nhau như khu di sản; KDTSQ, KBTB (bảo tồn loài, dự trữ tài nguyên, VQG biển); khu bảo tồn ĐNN; KQĐC, danh thắng địa chất và CVĐC biển và các đảo.c. Tiếp cận phát triển bền vũng két hợp với đảm bảo an ninh, quốc phòng và chủ quyền quốc gia trên biểnViệc điều tra và đánh giá TNVT, KQĐC và KQST tạo dựng cơ sở tài liệu cho phát triển kinh tế-xã hội và bảo vệ tài nguyên và môi trường nói chung, đồng thòi có định hướng xây dựng vùng kinh tế trọng điểm, tôn vinh các kỳ quan biển như là một giải pháp hiệu quả cao nhằm bảo vệ môi trường và tài nguyên biển theo định hướng phát triển bền vững (UNCED, 1992; ƯNEP, 1996) về cả kinh tế (dịch vụ và du lịch là trọng tâm), xã hội (khoa học, văn hoá và giáo dục) và môi trường (bảo vệ cảnh quan sinh thái và đa dạng sinh học, bảo vệ các giá trị di sản, V.V.). Việc xây dựng hệ thống các khu bảo tồn kỳ quan không chỉ bảo tồn, gìn giữ lâu dài các giá trị quý giá26Trần Đửc Thạnh (Chủ biên)cho đất nước và nhân loại trước áp lực phát triền mạnh kinh tế và dân số, mà còn mang lại hiệu quả và lợi ích thiết thực cho du lịch sinh thái, duy trì bền vững nghề cá (nuôi trồng và đánh bắt ven bờ), phòng tránh thiên tai và giảm thiểu các tác động môi trường. Việc lồng ghép các giá trị bảo tồn với đảm bảo an ninh, quốc phòng và chủ quyền quốc gia trên biển làm tăng giá trị vị thế, đồng thời bảo tồn là một giải pháp đảm bảo chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biền.d. Tiếp cận nhận thức mới về đánh giá và sừdụng tài nguyênTNVT là kết quả của cách tiếp cận mới, là những giá trị và lợi ích có được nhờ sử dụng vị trí, không gian của một khu vực nào đó vào các mục đích phát triển kinh tế-xã hội, phòng thủ và các lợi ích quốc gia khác. Vì vậy, việc điều tra đánh giá TNVT cần có cách tiếp cận khác với tài nguyên truyền thống, coi trọng hình thể và cấu trúc không gian và có cách nhìn tổng thể. Với KQĐC, tài nguyên điều tra được tiếp cận dưới góc độ sử dụng các giá trị di sản được bào tồn theo phuong thức các khu di sản, danh thắng hoặc CVĐC nhằm giữ gìn vè đẹp cảnh quan, tính đa dạng địa chất và các yếu tố kỳ quan nổi bật. Với KQST, tài nguyên điều tra được tiếp cận dưới góc độ sử dụng HST, sinh cảnh và đa dạng sinh học, chú trọng đánh giá theo các nhóm, giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị lưu tồn.Hiện nay, tài nguyên thiên nhiên không còn hiểu theo tư duy truyền thống, chỉ là những dạng vật chất lấy ra được và có giá trị sử dụng cho mục tiêu kinh tế nào đó, mà đã được hiểu là tất cả các yếu tố tự nhiên có thề sử dụng ở các hình thức khác nhau, hoặc không sử dụng nhưng sự tồn tại của tự nó mang lại lợi ích cho con người. Theo cách hiểu truyền thống, nhiều lợi ích lớn, đặc biệt là trong quá trình phát triển kết cấu hạ tầng và các khu kinh tế trọng điềm, được tạo ra từ các yếu tố, hiện tượng và quá trình tự nhiên có tính tổng họp theo vị trí không gian vùng đất, vùng biển không gắn với tài nguyên cụ thể nào, chi được coi là lợi thế phát triển. Đó là nguồn gốc dẫn đến thiếu tư duy khoa học trong tổ chức lãnh thổ và quy hoạch phát triển. Đã có những quy hoạch, nền tảng của các quyết sách kinh tế lại thiếu cơ sờ tài nguyên, mà chỉ dựa vào một số yếu tố, được coi là lợi thế tự nhiên, được đánh giá thiếu hệ thống và tuỳ thuộc vào nhận thức ngẫu nhiên của người làm quy hoạch. Thực tế, những quyết sách kinh tế quan trọng nhất cùa một vùng chính là dựa vào TNVT, nhưng lại không được ghi nhận một cách chính thức. Tinh trạng này không chi ở Việt Nam, mà còn ờ nhiều nước đang phát triển.e. Tiếp cận nền kinh tế dịch vụKinh tế dịch vụ là yếu tố cơ bản cùa nền kinh tế thị trường mà Việt Nam đang hướng tới và TNVT là nhân tố vô cùng quan trọng để thúc đẩy sự phát triển của kinh tế dịch vụ - kinh tế thị trường. Đó là các hoạt động cần đến sử dụng hợp lý và hiệu quả vị trí không gian biển và phát huy các lợi ích của tài nguyên địa-kinh tế và địa-chính trị vùng biển và các đảo cho du lịch (VT Cảnh và nnk, 1995), cảng-hàng hải (V cần và nnk, 1996), dịch vụ hậu cần nghề cá, dịch vụ viễn thông, các khu trung chuyển, mậu dịch tự do, các hoạt động kinh tế liên kết vùng miền, đất liền và vùng biển như các tuyến vành đai và hành lang kinh tế (TĐ Thạnh và nnk, 2010), v.v.Xây dựng hệ thống công viên biển cũng là một định hướng tiếp cận kinh tế dịch vụ. Công viên biển là một hình thức tích cực kết họp giữa bảo tồn và phát triển (chủ yếu là văn hoá và du lịch). Ở Việt Nam có thể coi công viên biển là một nhóm KQST biển (VQG biển) và CVĐC biển.1.3.2. Giá trị tàỉ nguyên vị thế, kỳ quan địa chất và sinh tháia. Giá trị tài nguyênTổng giá trị kinh tế của tài nguyên thiên nhiên là tổng lượng tài nguyên tính bằng các đơn vị tiền tệ phổ biến mà xã hội bị thiệt hại nếu tài nguyên bị mất, bao gồm các giá trị sử dụng và phi sử dụng.* Giá trị sử dụngGiá trị sử dụng bao gồm các giá trị sử dụng trực tiếp, giá trị sử dụng gián tiếp và giá trị để dành, hay còn gọi là giá trị tiềm năng (Ebarvia M., 1998; White and Cruz-Trinidad, 1998).Chương 1. Tổng quan về tài nguyên vị thế, kỳ quan địa chất và sinh thái biển đảo Việt Nam27+ Giá trị sử dụng trực tiếp là lợi ích thực có từ các sản phẩm hoặc dịch vụ có thể tiêu dùng, sử dụng trực tiếp. Các đối tượng tài nguyên lấy ra được bao gồm khoáng sản, thực phẩm, dược liệu, vật liệu mỹ nghệ, v.v. từ tài nguyên phi sinh vật và sinh vật. Các đối tượng tài nguyên, sản phẩm không lấy ra được bao gồm các tài nguyên phục vụ phát triển giao thông-cảng, du lịch, văn hóa, khoa học, giáo dục, nghiên cứu và thẳm mỹ.+ Giá trị sử dụng gián tiếp (indirect use value) là các lợi ích riêng biệt có được mộtcách gián tiếp, ví dụ: 1- hỗ trợ sinh học cho cá biển, chim biển, rùa biển và các HST khácnhờ chức năng quý giá về môi trường và sinh thái; 2- có được nhờ vai trò và chức năngbảo vệ tự nhiên, làm sạch môi trường (rạn san hô, rừng ngập mặn, ĐNN), ổn định luôngbến, hạn chế tai biến, hỗ trợ nguồn tài nguyên hoặc HST khác; 3- hỗ trợ cho sự sống toàn cầu, ví dụ lưu trữ cacbon; 4- có được do hưởng dụng gián tiếp như đa dạng sinh học, nguồn gen quí hiếm, bãi giống, bãi đẻ.+ Giá trị lựa chọn (option value) là các giá trị được giữ lại để sử dụng trực tiếp hoặc gián tiếp trong tương lai như giá trị các loài, các nơi cư trú và đa dạng sinh học, có được từ ý thức lưu tồn tài nguyên vì thế hệ mai sau, vì thực tiễn của nhu cầu và trình độ công nghệ khai thác và căn cứ vào đặc tính cùa tài nguyên. Đẻ dành vì lý do hiệu quà và công nghệ khai thác hiện tại chưa cao, giá trị tài nguyên có thể tăng nhiều trong tương lai. Đề dành vì có khi đối tượng tài nguyên có thể mất vĩnh viễn, không có khả năng tái tạo (các loài quí hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng, cảnh quan thiên nhiên độc đáo và đặc sắc không thề tái tạo, v.v).* Giá trị phi sử dụng (non-use value)4- Giá trị bán lựa chọn (quasi-option value) có được nhờ giữ lại, tránh được khả năng biến mất của đối tượng tài nguyên: các loài, các habitat và đa dạng sinh học, nhất là các sinh vật quí hiếm, có nguy cơ tuyệt chủng.+ Giá trị để lại (bequest value) là những giá trị sử dụng và phi sử dụng để lại phục vụ cho thế hệ mai sau, ví dụ các loài, các habitat, các khu rùng nguyên sinh, rừng ngập mặn.+ Giá trị tồn tại (existence value) có được từ ý thức lun tồn tài nguyên dựa trên đức tin: các habitat bị đe doạ, các loài có nguy cơ tuyệt chủng, các loài hấp dẫn, các sinh cảnh đẹp, các giá trị phi vật thể liên quan đến đời sống văn hóa, tinh thần (truyền thống, tôn giáo, tâm linh), như hình thể đào, cá voi, đền, miếu, v.v.b. Giá trị tài nguyên vị thếGiá trị tài nguyên địa-tự nhiên có tính ổn định khá cao, phụ thuộc vào sự ổn định của hình thể không gian. Suốt cà nghìn năm qua, từ thời Lý-Trần, vùng vịnh Bái Tử Long luôn có tầm quan trọng đặc biệt đối với kinh tế thương mại, hàng hải và phòng thủ. Trong khi đó, thương câng Hội An thịnh vượng một thời đã bị suy tàn do bồi lấp Cửa Đại gây cản trở tàu thuyền ra vào và ngập lụt ven bờ. Nội lực và ưu thế phát triển của một khu vực hay một vùng miền có được trên thực tế là nhờ phát huy giá trị tài nguyên địa-tự nhiên, bao hàm cả các tài nguyên sinh vật và phi sinh vật khác nằm trong cùng phạm vi không gian nội tại của khu vực.Giá trị tài nguyên địa-kinh tế có tính ồn định tương đối, phụ thuộc vào vị thế tự nhiên và bối cảnh kinh tế-xã hội. Vương quốc cổ Phù Nam phồn thịnh vào khoảng thế kỷ III-X gắn với “con đường tơ lụa” trên biển xuyên Ẩn Độ Dương-Thái Bình Dương. “Con đường tơ lụa” nay vẫn còn đó với hoạt động hàng hải từ Ẩn Độ Dương qua eo Malacca, sang Biển Đông và tới Đông Bắc Á thuộc loại nhộn nhịp nhất thế giới với 13 trong số 20 cảng container lớn nhất thế giới nằm trên hành lang tàu biển Singapo - Nhật Bàn. Tuy nhiên, cửa ngõ hướng biển hoà nhập vào “con đường tơ lụa” bây giờ không phải là các cửa sông châu thổ miền Tây Nam Bộ bị sa bồi mà là vùng cửa sông hình phễu Đồng Nai với cụm cảng nước sâu Sài Gòn-Thị Vải. Mặt khác cũng thấy rằng bên cạnh hiện tượng “sa bồi”còn có hiện tượng tiến bộ của kỹ nghệ đóng tầu biển, vói28Trần Đức Thạnh (Chủ biên)những con tầu công suất lớn không cần đi men theo bờ biển nữa, mà có hải trình mới ngắn hon, bò lại phía xa các thưong càng sầm uất một thời, như Vân Đồn, Óc Eo, Cửa Đại, nói lên tính ổn định tương đối của dạng tài nguyên này.Giá trị tài nguyên ãịa-chính trị có tính ổn định thấp. Tài nguyên địa-chính trị của Việt Nam là một tổng thể hết sức đa dạng và phức tạp, cấu thành từ rất nhiều yếu tố, trong đó yếu tố vị thế biển dường như có vai trò quan trọng hàng đầu, nhưng giá trị của chúng không bất biến. Việt Nam là một cửa ngõ của Lào và Campuchia ra biển, nhưng mức độ quan trọng của cửa ngõ còn phụ thuộc vào khả năng phát triển của các nước này. Tài nguyên địa-chính trị, không chỉ là địa thế, cũng không chỉ là cục diện, mà luôn là sự kết họp của cả thế về địa lý tự nhiên và nhân văn, với một bối cảnh chính trị và kinh tế quốc tế cụ thể. Sự thịnh vượng về kinh tế của một đất nước, một vùng lãnh thổ phụ thuộc rất nhiều vào việc phát huy giá trị tài nguyên địa-kinh tế trong mối quan hệ không gian kinh tế trong phạm vi vùng miền, quốc gia và khu vực, quốc tế. Vận mệnh của một dân tộc, sự thịnh suy của một quốc gia phụ thuộc khá nhiều vào tài nguyên địa-chính trị của quốc gia ấy và khả năng nhận thức nhậy bén, khai thác, sử dụng họp lý nguồn tài nguyên này.TNVT biển Việt Nam có tiềm năng sử dụng to lớn cho các lợi ích phát triển kinh tế-xã hội như giao thông-cảng, du lịch và dịch vụ, nghề cá biển, công nghiệp, cơ sở hạ tầng và đô thị hóa và các lĩnh vực kinh tế khác. Để phát triển, trước hết là cần sử dụng yếu tố vị trí địa lý đặc thù của không gian biển đảo, sau đó là sử dụng hợp lý các yếu tố tài nguyên đi kèm sinh vật và phi sinh vật trong không gian nội tại và ngoài không gian phát triển (sức hút). Phát triển các khu bảo tồn tự nhiên biển cũng là một hình thức sử dụng các giá trị sử dụng gián tiếp hoặc duy trì các giá trị để dành, lưu tồn của TNVT biển. TNVT có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đảm bảo an ninh quốc phòng và chủ quyền quốc gia trên biển. Không gian biển và đới bờ biển Việt Nam là một dạng tài nguyên quân sự, được khai thác và sử dụng triệt để trong chiến tranh chống ngoại xâm. Việc bố trí phòng thủ cũng như lập các phương án tác chiến trước hết phải dựa vào các yếu tố của vị thế như vị trí địa lý cùng với đặc điểm tự nhiên, đặc biệt là địa hình. Các đảo, vùng cửa sông, vùng thềm lục địa rất có giá trị phân định ranh giới và chủ quyền quốc gia trên biển.TNVT biển cũng bao hàm các giá trị sử dụng trực tiếp, sử dụng gián tiếp, giá trị đề dành và các giá trị phi sử dụng (Ebarvia, 1998; White & Cruz-Trinidad. 1998). Đến nay, tài nguyên biển nói chung, TNVT biển nói riêng chủ yếu được quan tâm đến các giá trị sử dụng trực tiếp, chưa chú ý đến các giá trị gián tiếp và giá trị lưu tôn mà đôi khi lớn hơn nhiều các giá trị sử dụng trực tiếp (bảng 1.2). Đẻ phát huy tiềm năng TNVT cân phải hiêu rõ thế mạnh của một địa phương, vùng lãnh thổ và của cả nước vê tiêm năng và khả năng phát huy giá trị của tài nguyên thiên nhiên và nhân văn và các nguồn lực nội tại vê vôn, lực lượng lao động và khoa học - công nghệ trong môi quan hệ với các địa phương, vùng lãnh thổ và quốc gia khác. Mặt khác, phải xác định được vị trí đúng đăn của thực thê không gian trong tổ chức lãnh thổ và quy hoạch phát triển tổng thể của không gian cấp cao hơn, của cả nước và khu vực, quốc tế. Đồng thời, hiểu rõ được mặt mạnh, mặt yêu nói chung, và về TNVT nói riêng của các địa phương, vùng lãnh thổ hoặc quôc gia khác đê có những quyết sách phù hợp cho liên kêt, hợp tác và cạnh tranh. Cân năm băt và găn kêt được với xu thế phát triển chung của vùng lãnh thổ, quốc gia, khu vực và quôc tê đê xác định được những lợi thế có thể tận dụng, lợi ích và trách nhiệm tham gia và những rủi ro có thể tránh được.Chương 1. Tổng quan về tài nguyên vị thế, kỳ quan địa chẩt và sinh thái biển đảo Việt Nam29Bảng 1.2. Giá trị TNVT biển đảo Việt NamLoại giá trịSử dụng trực tiếpSử dụng gián tiếp Chưa sử dụng*Tài nguyên địa-tự nhiênĐất đai và vùng nước xây dựng cơ sờ hạ tầng, dịch vụ và phòng thủ, các cảng bến, khu trung chuyển, dịch vụ và phòng thủ; không gian bờ, biển và đảo phát triển du lịch; các hình thức khai thác tài nguyên tại chỗ (năng lượng, khoáng sản, thuỷ sản, lâm sản), các khu neo trú, cứu hộ.Tác động hai chiều đến các tuyến vành đai và các hành lang kinh tế, các tuyến hàng hải và hàng không; các vùng hấp dẫn và các khu kinh tế trọng điểm. Không gian vũ trụ và các hoạt động vệ tinh, thám không.Lựa chọn và dự báo theo chiến lược phát triển và quy hoạch tổ chức không gian lãnh thổ cấp địa phương, vùng và quôc gia.Tài nguyên địa-kinh tếCác trung tâm kinh tế và đô thị; các nút giao điểm của các tuyến hành lang và vành đai kinh tế.Vệ tinh và vành đai mờ rộng của các siêu đồ thị, các trung tâm kinh tế lớn trong nước, khu vực.Lựa chọn và dự báo theo xu thế phát triển kinh tế khu vực và chiến lược quốc gia.Tài nguyên địa-chính trịVùng nước nội thuỷ và lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế; Các cửa ngõ hướng ra biển và các trung tâm vản hoáPhạm vi quyền tài phán và các vùng chồng lấn; các vùng cấm bay. Các vị trí, cản cứ phòng vệ từ xa.Lựa chọn và dự báo theo xu thế phát triển kinh tế và mối CỊuan hệ chính trị quốc tế và khu vực.* Giá trị chưa sứ dụng là tông giá trị lựa chọn và giá trị phỉ sứ dụngc. Giá trị kỳ quan địa chất và sinh thái* Giá trị kinh tế- Giá trị đa dạng: Giá trị đa dạng địa chất chỉ mức độ đa dạng các thuộc tính, tổ họp, hệ thống và các quá trình địa chất, bao gồm đa dạng về vật chất (thạch học, khoáng vật, hoá thạch, V.V.); đa dạng về địa hình-địa mạo và kiến trúc, cấu tạo; đa dạng về môi trường địa chất (cổ và hiện đại); đa dạng về quá trình và lịch sử tiến hoá địa chất. Giá trị đa dạng sinh học chỉ đa dạng HST, đa dạng loài, các loài quý hiếm, đặc hữu, v.v. tồn tại ờ quy mô đủ để duy trì sự bền vững của các HST, các quần xã sinh vật.- Giá trị mỹ học: đó là nhũng nét đẹp về các cành quan thiên nhiên đẹp, về cò cây, hoa, lá nói chung hoặc theo mùa; các giá trị thẩm mỹ phục vụ du lịch địa chất và sinh thái, hoạt động giải trí và các giá trị cho cảm hứng nghệ thuật (thơ ca, nhạc, hoạ, V.V.).- Giá trị độc đáo, đặc sắc và kỷ vĩ: đó là các vật thể hoặc hiện tượng địa chất hiếm và độc đáo; tiêu biểu và đặc sắc; có quy mô không gian đồ sộ và có tầm cỡ đại diện cho địa phương, quốc gia, khu vực hoặc quốc tế. Đó là những loài, nhóm loài, các sinh cảnh hoặc các HST có những đặc điểm nồi bật, đại diện về đa dạng sinh học và sinh thái học cảnh quan.- Các giá trị đi kèm: bao gồm các giá trị kinh tế tạo ra các sản phẩm vật chất, hàng hoá hoặc dịch vụ; các giá trị văn hoá (truyền thuyết dân gian, khảo cổ - lịch sử, giá trị tinh thần, tâm linh, cảm xúc, V.V.); các giá trị môi trường (bảo v ệ tài nguyên đất, nước, điều hoà khí hậu, phân huỷ các chất thài); các giá trị tiện ích môi trường, giá trị đa dạng địa chất và giá trị đa dạng sinh học, v.v.Giá trị kinh tế của mỗi di sản, KQĐC và KQST có những đặc thù riêng, tuy nhiên có thể tập họp chung như thể hiện trong bàng 1.3:Giá trị sử dụng cho tiêu thụ của các KQST bao gồm các sản phẩm của các HST được con người sử dụng trong cuộc sống hàng ngày (gỗ, củi, thực phẩm, làm thuốc, V.V.). Chúng không tham gia vào quá trình mua-bán nên không đóng góp cho GDP của quôc gia. Giá trị kinh tế của chúng được xác định theo phương pháp quy đổi tương đương với giá trên thị trường.
Tài liệu liên quan
- Tài Nguyên Vị Thế Biển Việt Nam: Định Dạng, Tiềm Năng Và Định Hướng Phát Huy Giá Trị
- 14
- 421
- 1
- VIỆT NAM- TÀI NGUYÊN SINH VẬT
- 1
- 255
- 0
- TÌM HIỂU BIỂN - ĐẢO VIỆT NAM potx
- 7
- 445
- 3
- BIEN DAO VIET NAM
- 44
- 425
- 2
- BÀI DỰ THI BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
- 11
- 451
- 3
- Tài liệu Tìm hiểu về biển đảo Việt Nam
- 5
- 916
- 8
- BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
- 29
- 347
- 4
- Biển đảo Việt Nam - Tài nguyên vị thế và những kỳ quan địa chất, sinh thái tiêu biểu
- 312
- 1
- 7
- Hệ thống đảo ven bờ Việt Nam -Tài nguyên và phát triển
- 203
- 1
- 7
- TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÁC MÔN TOÁN, ĐỊA LÍ, LỊCH SỬ, GDCD, ... VÀO TÌNH HUỐNG BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
- 3
- 1
- 2
Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về
(41.77 MB - 312 trang) - Biển đảo Việt Nam - Tài nguyên vị thế và những kỳ quan địa chất, sinh thái tiêu biểu Tải bản đầy đủ ngay ×Từ khóa » Ví Dụ Về Tài Nguyên Vị Thế
-
[PDF] TÀI NGUYÊN VỊ THẾ BIỂN VIỆT NAM: ĐỊNH DẠNG, TIỀM ... - VNU
-
[PDF] Tài Nguyên Vị Thế Vùng Bờ Khánh Hòa: Tiềm Năng Và - VJS
-
[PDF] Phương Pháp Luận đánh Giá Tài Nguyên Vị Thế Và Kỳ Quan Sinh Thái ...
-
[PDF] Tài Nguyên Vị Thế Khu Vực Cửa Sông - Nghiên Cứu
-
Biển đảo Việt Nam Tài Nguyên Vị Thế Và Những Kỳ Quan địa Chất, Sinh ...
-
Điều Tra đánh Giá Tài Nguyên Vị Thế, Kỳ Quan Sinh Thái, địa Chất Vùng ...
-
Khan Hiếm Nguồn Tài Nguyên Và Các Tác động Tới Việc Sản Xuất
-
Khai Thác Hiệu Quả Tiềm Năng Từ Biển
-
VỀ VỊ TRÍ, VAI TRÒ VÀ TIỀM NĂNG CỦA BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM
-
Vai Trò Của Tài Nguyên Thiên Nhiên đối Với Tăng Trưởng Kinh Tế ở Việt ...
-
Tài Nguyên Du Lịch Là Gì? Đặc điểm, Phân Loại Và ý Nghĩa?
-
Vị Thế đầu Tư Quốc Tế Ròng Là Gì? Đặc điểm Và Ví Dụ ... - Luật Dương Gia
-
[PDF] Tài Nguyên Thiên Nhiên Và Văn Hóa ở Quần đảo Trường Sa, định ...