Tại Sao Cà Phê Có Vị Chua?
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- 1 Với phong cách uống cà phê của người Việt Nam, cà phê phải có vị đắng đặc trưng. Nếu là cà phê đen thì phải càng đắng càng tốt, còn nâu thì phải đặc, hơi sánh, bám đá, bám thìa… Ít ai cảm thấy cà phê là phải có vị chua, vậy tại sao cà phê lại có vị chua? Có phải do cà phê bị hỏng hay do bản chất của cà phê là như vậy?
- 2 Các loại cà phê chính ở Việt Nam và trên thế giới
- 2.1 Cà phê Arabica
- 2.2 Cà phê Robusta tại Việt Nam
- 3 Tại sao pha cà phê bị chua?
- 3.1 Đặc trưng của cà phê thương hạng
- 3.2 Vậy tại sao Arabica lại chua?
- 4 Cách trộn cà phê thơm ngon
Với phong cách uống cà phê của người Việt Nam, cà phê phải có vị đắng đặc trưng. Nếu là cà phê đen thì phải càng đắng càng tốt, còn nâu thì phải đặc, hơi sánh, bám đá, bám thìa… Ít ai cảm thấy cà phê là phải có vị chua, vậy tại sao cà phê lại có vị chua? Có phải do cà phê bị hỏng hay do bản chất của cà phê là như vậy?
Các loại cà phê chính ở Việt Nam và trên thế giới
Cà phê cũng như những loại cây khác, chúng có rất nhiều chủng loại, không chỉ thuần chủng mà còn lai tạp và từ đó tạo ra rất nhiều giống cà phê khác nhau. Tuy nhiên, tất cả các loại cà phê này đều xoay xung quanh 2 loại cà phê chính đó là Robusta và Arabica.
- Cà phê nguyên chất giá bao nhiêu và hướng dẫn nhận biết cà phê ngon
- Cà phê nguyên chất có vị chua có làm sao không?
- Cách pha cà phê phin truyền thống thơm ngon chuẩn vị
- Tỷ lệ pha cà phê phin thế nào là đạt chuẩn?
- Cách pha cà phê phin không bị chặn
Trên thế giới cũng như ở Việt Nam, 2 loại cà phê này là 2 loại chính và phổ biến nhất.
Tại sao cà phê có vị chua?
Cà phê Arabica
Về Arabica, nếu ai có kiến thức về cà phê cũng sẽ biết đây là loại cà phê cao cấp với mùi vị đặc trưng và vô cùng quyến rũ. Về sản lượng, Arabica cũng chiếm đến ¾ sản lượng cà phê trên thế giới.
Giá cà phê Arabica đắt gấp đôi Robusta do chúng được yêu thích hơn bởi mùi và vị đăc trưng. Loại cà phê này được trồng chủ yếu ở Braxin. Ở Việt Nam, Arabica cũng được trồng những với sản lượng chưa được cao, chỉ chiếm ¼ sản lượng cà phê cả nước.
Nguyên nhân là do độ cao và địa hình ở Việt Nam không hẳn là thích hợp với điều kiện phát triển của Arabica, chỉ có một số vùng có địa hình cao, phù hợp với đặc tính sinh trưởng của cây.
Cà phê Robusta tại Việt Nam
Robusta thì có điều kiện sinh trưởng thích hợp hơn tại Việt Nam. Chỉ với độ cao dưới 800m so với mực nước biển, Robusta đã có thể sống và phát triển rất tốt. Ở Việt Nam, Robusta được trồng với sản lượng lớn hơn rất nhiều so với Arabica, chiếm ¾ sản lượng cà phê trên cả nước.
Hạt cà phê Robusta nhỏ hơn Arabica và có hình tròn trong khi Arabica có hình bầu dục. Về hương vị, Arabica có lợi thế về mùi hương nồng nàn và quyến rũ, còn Robusta thì có vị đắng đặc trưng, đậm đà. Ở Việt Nam, Robusta được trồng chủ yếu nên nó cũng trở thành gu cà phê của người Việt.
Cà phê Robusta
Tại sao pha cà phê bị chua?
Ở Việt Nam, gu cà phê của chúng ta là cà phê phải có vị đắng, đắng mạnh và đậm đà chứ không thể có vị chua, cho nên khi thử cà phê bị chua thì một số người hoang mang không biết vì sao.
Cà phê bị chua có thể có nhiều lý do. Có thể cà phê đã pha để lâu nên hương vị bị biến đổi và có vị chua. Nếu là cà phê bột thì khi pha và để lâu dẫn đến bị chua thì bạn không nên uống nữa vì lúc này cà phê có thể đã hỏng. Còn với với cà phê rang xay thì vị chua có phải là cà phê bị hỏng không?
Vị chua của cà phê là điều ít ai để ý và thường bị nhầm lẫn là cà phê kém chất lượng hoặc nhầm lẫn rằng cà phê đã xảy ra vấn đề trong các khâu chế biến và rang xay. Tuy nhiên, vị đắng của cà phê là điều hoàn toàn bình thường và đó cũng là đặc trưng của cà phê. Vậy tại sao cà phê lại có vị đặc trưng là chua chứ không phải đắng?
Tại sao pha cà phê bị chua?
Đặc trưng của cà phê thương hạng
Như đã biết, cà phê chia làm 2 loại là Robusta và Arabica, mỗi loại lại có hương vị đặc trưng khác nhau.
Đối với Robusta thì đặc trưng của nó là vị đắng, rất đắng, đôi khi mùi vị này được só ánh với mùi lốp ô tô cháy. Đây cũng là hương vị cà phê đậm chất gu Việt. Còn Arabica thì sao? Chúng có mùi thơm rất nồng nàn, rất cà phê, hương thơm lôi cuốn như muốn quyến rũ mọi giác quan.
Còn về vị thì Arabica rất nhẹ nhàng và dịu dàng chứ không đậm và chất như Robusta. Đặc biệt hơn, Arabica có vị chua thanh đăng trưng của dòng cà phê này. Vị chua và đắng trong Arabica được ví như vị socolo, ban đầu là hơi chua nhẹ, sau đó là vị đắng đọng lại sau khi nuốt.
Đặc trưng của cà phê thương hạng
Hậu vị của cà phê làm điều vô cùng đặc biệt, không phải loại cà phê nào cũng có hậu vị như Arabica. Cùng với mùi hương nồng nàn và quyến rũ, vị chua thanh, đắng dịu đặc trưng, Arabica xứng đáng được mệnh danh là “Bà hoàng” của giới cà phê.
Vậy tại sao Arabica lại chua?
Điều này có lẽ nằm ở bản chất của Arabica. Trong mỗi loại cà phê đều có độ pH nhất định và khác nhau đối vưới từng loại. Đối với Arabica, độ pH trong chúng cao hơn các loại cà phê khác nên có vị chua thanh đặc trưng. Đặc biệt hơn, điều làm nên vị chua ấy chính là quy trình chế biến khác biệt của Arabica.
Để chế biến Arabica, người ta phải cho hạt cà phê ngâm trong nước, đây được gọi là quá trình lên men để giúp cho cà phê có mùi vị đặc trưng như chúng ta vẫn thường thưởng thức. Quá trình này khá đơn giản, chỉ cần ngâm hạt cà phê trong nước cho nở ra rồi rửa sạch và đem sấy khô là ta đã có thành phẩm hạt cà phê Arabica.
Vậy tại sao Arabica lại chua?
Đọc đến đây có lẽ các bạn đã phần nào hiểu ra lý do cà phê có vị chua phải không? Đó không phải do cà phê bị hỏng hay gặp các vấn đề về chế biến mà đó chính là hương vị đặc trưng của cà phê.
Cách trộn cà phê thơm ngon
Khi uống cà phê, chắc hẳn các bạn rất khó nhận ra vị chua trong đó mà đa số là vị đắng. Tuy nhiên đối với những người sành điệu về cà phê, họ lại yêu thích vị chua thanh trong đó hòa với vị đắng dịu. Và chắc chắn ít ai uống cà phê Robusta nguyên chất hoặc Arabica nguyên chất.
Để có được một ly cà phê với chất lượng hoàn hảo về cả mùi và vị thì chúng cần phải được pha trộn giữa 2 loại cà phê chủ yếu trên. Tùy vào khẩu vị mà cà phê được pha trộn với tỉ lệ khác nhau giữa Arabica và Robusta để tạo ra hương vị cà phê tuyệt hảo nhất.
Giá thành cũng là một điểm cần lưu ý khi pha trộn cà phê, bởi giá của Arabica đắt gấp đôi so với Robusta nên cà phê có những mức giá rất khác nhau.
Cách trộn cà phê thơm ngon
Cà phê ngon và nguyên chất thường có chút vị chua chứ không phải đắng gắt như một số loại cà phê bị pha tạp, kém chất lượng. Ngoài vị chua thanh là vị đắng dịu nhẹ, hương nồng nàn, không chua gắt, không đắng đậm, dậy mùi thơm chứ không phải mùi hắc.
Ban đầu bạn sẽ cảm nhận được vị chua thanh sau đó là vị đắng dịu và đi kèm với đó là mùi hương nồng nàn, quyến rũ. Thương thức cà phê cần có sự tinh tế và tỉ mỉ, đây không chỉ là thưởng thức một loại thức uống thông thường mà nó là cảm nhận, là nghệ thuật.
Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề tại sao cà phê có vị chua, bạn có thể liên hệ Cà Phê Nguyên Chất để được tư vấn miễn phí nhé.
- Hotline: 0987994567
- Website: https://caphenguyenchat.net/
- Địa chỉ: 192A Chu Văn An, P. 26, Q. Bình Thạnh, TPHCM.
Từ khóa » Cafe Uống Có Vị Chua
-
Tại Sao Cà Phê Có Vị Chua? - Bui Coffee Roasters
-
Vì Sao Cà Phê Có Vị Chua? | Báo Dân Trí
-
TẠI SAO CÀ PHÊ CÓ VỊ CHUA? - The Coffee House
-
Hạt Cà Phê Có Vị Chua: Cà Phê Nguyên Chất Hay Kém Chất Lượng?
-
Bạn Có Biết, Cà Phê Có Vị Chua? - Amino Coffee Roastery
-
Tại Sao Cà Phê Có Vị Chua? - Anni Coffee
-
1. CÀ PHÊ ROBUSTA CÓ VỊ CHUA, Nguyên Nhân Nào Khiến Cho Cà ...
-
NGUYÊN NHÂN KHIẾN CÀ PHÊ BỊ CHUA - - - Một Ngày Tốt Lành
-
Tại Sao Cà Phê Nguyên Chất Có Vị Chua? - Mayaca Coffee
-
Tại Sao Khi Uống Cà Phê Lại Có Vị Chua
-
Tại Sao Cà Phê Nguyên Chất Có Vị Chua? Vị Chua Là Do đâu?
-
Lý Do Cà Phê Arabica Có Vị Chua Khiến Nhiều Người Bất Ngờ
-
Tại Sao Cà Phê Có Vị Chua? - Lê's Path Coffee
-
Vì Sao Cafe Có Vị Chua