Tại Sao Chuyên Gia Không Dám động Vào Ghế Rồng Trong Tử Cấm ...

Nhắc đến Trung Quốc nhiều người sẽ nghĩ ngay đến Tử Cấm Thành - công trình kiến trúc đồ sộ gắn liền với lịch sử hàng nghìn năm. Tại đây, có một nơi là Chính điện không được mở cho du khách tham quan. Trong Chính điện là một chiếc ghế rồng tinh xảo được đặt chính giữa. 

Đây là chiếc ghế quyền lực nhất thời phong kiến Trung Hoa. Ghế rồng là chiếc ghế dành riêng cho hoàng đế khi thượng triều. Mỗi vị hoàng đế khi ngồi lên ghế rồng đều toát ra sự tôn nghiêm. Nhiều lời đồn đại về chiếc ghế rồng cho thấy, nó chỉ dành cho các vị vua chân chính, các bậc cửu ngũ chí tôn có thân phận cao quý. Những người bình thường không xứng đáng ngồi lên sẽ gặp đại họa. 

tai-sao-chuyen-gia-khong-dam-dong-vao-ghe-rong-trong-tu-cam-thanh-1

Chiếc ghế quyền lực này được chạm khắc rồng cùng nhiều hình trang trí phù điêu khác nhau. Nhìn từ xa, ghế rồng là một kiệt tác màu vàng ánh kim lộng lẫy. Điều này khiến nhiều người tự hỏi, ghế rồng có phải được làm bằng vàng hết từ trong ra ngoài?

Việc ghế rồng được làm 100% từ vàng là điều có khả năng bởi hoàng đế là người đứng đầu một nước, nắm trong tay vô số của cải. Tuy nhiên, nếu đúc hoàn toàn bằng vàng khi ngồi lâu sẽ không thoải mái. Chưa kể hoàng đế ngày nào cũng phải ngồi ghế rồng để xử lý triều chính, lâu ngày sẽ không tốt cho sức khỏe. 

Do đó, ghế rồng sẽ được làm bằng gỗ, sau đó mạ một lớp vàng bên ngoài. Tuy nhiên, gỗ để làm ghế rồng không phải loại gỗ thông thường, đó là một loại gỗ rất quý có tên nanmu. Loại gỗ nanmu được lựa chọn kỹ càng, có lõi vàng, bền bỉ và toát ra mùi thơm thoang thoảng. 

Gỗ nanmu vàng có độ bóng tương tự ánh satin, có khả năng tồn tại lâu dài nên được dùng làm quan tài cho quan lại và quý tộc thời xưa. Loại gỗ này còn có thể ngăn côn trùng, nấm mốc, vi khuẩn có hại, khi đóng thành giường rất tốt cho người gầy yếu vì nó ấm vào mùa đông và mát vào mùa hè. 

tai-sao-chuyen-gia-khong-dam-dong-vao-ghe-rong-trong-tu-cam-thanh-3

Tuy nhiên, qua nhiều biến cố lịch sử, những chiếc ghế rồng do những người tiền nhiệm để lại có thể bị thất truyền. Sau này, con người có muốn sửa chữa cũng khó khăn. Nguyên nhân bởi, những kỹ thuật và nguyên liệu độc đáo có 1-0-2 thời xưa đều đã thất truyền, người sau có cố gắng cũng không thể khôi phục được nguyên trạng. 

Theo Bảo tàng Cố Cung, nếu muốn sửa chữa một lỗi nhỏ trên ghế rồng thì phải mất đến 3 năm. Bởi vậy, đến các chuyên gia cũng không dám đụng vào ghế rồng. Ghế rồng trong Tử Cấm Thành đành cất giữ trong Chính điện và không mở cửa cho khách tham quan.

Xem thêm: Top 5 chuyện chưa kể về cuộc sống xa hoa của Từ Hi Thái hậu bên trong cung cấm

Từ khóa » Ghế Rồng Trong Tử Cấm Thành