Tại Sao Có Hiện Tượng Cồn Bay Hơi - Thời Gian - Nhiệt Độ

Tại Sao Có Hiện Tượng Cồn Bay Hơi – Thời Gian – Nhiệt Độ

Bay hơi hay bốc hơi là một dạng hóa hơi của chất lỏng trên bề mặt một chất lỏng. Một dạng hóa hơi khác là đun sôi, loại này thường xảy ra trên toàn bộ khối lượng chất lỏng.

Bình thường, các phân tử trong một cốc nước không có đủ nhiệt năng để thoát khỏi chất lỏng. Nhưng khi có đủ nhiệt độ, chất lỏng sẽ nhanh chóng chuyển thành dạng hơi (xem điểm sôi). Khi các phân tử va chạm với nhau, chúng chuyển hóa năng lượng cho nhau ở nhiều mức độ đa dạng, phụ thuộc vào cách các phân tử va chạm vào nhau. Đôi khi, sự chuyển hóa này là một chiều đối với những phân tử gần bề mặt, cuối cùng nó sẽ tích tụ đủ năng lượng để bay hơi.

Bay hơi là một thành phần then chốt của vòng tuần hoàn nước. Mặt trời (năng lượng mặt trời) làm bay hơi nước từ đại dương, hồ và độ ẩm trong đất và các nguồn nước khác. Trong thủy văn học, bay hơi và thoát hơi nước (một dạng bay hơi từ lỗ khí thực vật) được gọi là sự thoát-bốc hơi nước. Sự bay hơi của nước chỉ diễn ra khi bề mặt nước tiếp xúc với không khí, cho phép các phân tử thoát ra và hình thành hơi nước; hơi nước này sẽ bay lên và tạo ra mây.

Cồn 70 độ cho tác dụng diệt khuẩn tốt hơn cồn 90 độ. Bởi vì cồn 90 độ vừa thoa lên tay đã bay hơi rất nhanh, không đủ thời gian tồn tại trên tay để diệt vi khuẩn. Còn những loại cồn dưới 60 độ lại không đảm bảo để sát khuẩn. Cồn 70 độ là độ cồn có tốc độ bốc hơi chậm hơn, vừa đủ thời gian để tiêu diệt vi khuẩn. Tóm lại, không dùng cồn ở nồng độ cao 90% vì bốc hơi nhanh, không đảm bảo thời gian tiếp xúc và độ an toàn.

Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (CDC) cũng đã khuyến cáo người dân hãy tự bảo vệ mình bằng cách rửa tay với xà phòng và nước sạch, đây là lựa chọn đầu tiên vì phương pháp này giúp làm giảm được tất cả các loại vi trùng. Chỉ trong trường hợp không có xà phòng và nước thì sử dụng sản phẩm sát khuẩn tay nhanh có nồng độ cồn tối thiểu 60%.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bay hơi

Nồng độ của các chất bay hơi trong không khí Nếu không khí đã có nồng độ cao của một chất bay hơi, thì chất đó sẽ bay hơi chậm hơn. Nồng độ các chất khác trong không khí Nếu không khí đã bão hòa với các chất khác, khả năng tiếp nhận chất bay hơi sẽ thấp hơn. Lưu lượng không khí Đây là một phần liên quan đến các nồng độ nói trên. Nếu dòng khí sạch chuyển động trên một chất nào đó liên tục, thì nồng độ của chất đó trong dòng khí sẽ ít có khả năng tăng lên theo thời gian, do vậy sẽ làm chất đó bay hơi nhanh hơn. Đây là kết quả của sự giảm lớp ranh giới tại bề mặt bay hơi do tốc độ dòng chảy, và giảm khoảng cách khuếch tán trong lớp cố định. Lực liên kết phân tử Lực liên kết giữ các phân tử với nhau trong trạng thái lỏng càng mạnh, thì càng cần nhiều năng lượng hơn để phân tử thoát khỏi bề mặt chất lỏng. Điều này được đặc trưng bởi entanpy bay hơi. Áp suất Sự bay hơi xảy ra nhanh hơn nếu có ít lực trên bề mặt để giữ các phân tử lại. Diện tích bề mặt Một chất có diện tích bề mặt lớn hơn sẽ bay hơi nhanh hơn, vì có nhiều phân tử bề mặt có khả năng thoát đi. Nhiệt độ của chất Với chất có nhiệt độ cao hơn, thì các phân tử của nó sẽ có động năng trung bình cao hơn, do đó bay hơi sẽ nhanh hơn. Khối lượng riêng Chất lỏng có khối lượng riêng càng lớn thì sẽ bay hơi càng chậm.

taglọ kín bị gì bao nhiêu dễ

Từ khóa » Tốc độ Bốc Hơi Của Nước