Tốc độ Bay Hơi Phụ Thuộc Vào Yếu Tố Nào? - TopLoigiai

Câu hỏi: Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào?

Lời giải

Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào 4 yếu tố: nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng và tính chất của từng loại chất lỏng.

Cùng Top lời giải tìm hiểu chi tiết hơn cho câu hỏi Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào? nhé:

Mục lục nội dung * Sự bay hơi là gi?* Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào các yếu tố sau:

* Sự bay hơi là gi?

- Bay hơi ( bốc hơi) là một dạng hóa hơi của chất lỏng trên bề mặt một chất lỏng. Một dạng hóa hơi khác là đun sôi, loại này thường xảy ra trên toàn bộ khối lượng chất lỏng.

- Bay hơi là một thành phần then chốt của vòng tuần hoàn nước. Mặt trời (năng lượng mặt trời) làm bay hơi nước từ đại dương, hồ và độ ẩm trong đất và các nguồn nước khác. Trong thủy văn học, bay hơi và thoát hơi nước (một dạng bay hơi từ lỗ khí thực vật) được gọi là sự thoát-bốc hơi nước. Sự bay hơi của nước chỉ diễn ra khi bề mặt nước tiếp xúc với không khí, cho phép các phân tử thoát ra và hình thành hơi nước; hơi nước này sẽ bay lên và tạo ra mây.

=> Bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi (thể khí).

Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào?

Ví dụ:

- Sau cơn mưa đường phố thường bị ướt và có đọng những vũng nước. Tuy nhiên sau một thời gian thì nước không còn và đường phố khô ráo => Đó là sự bay hơi của nước.

- Để làm muối người ta cho nước biển vào trong ruộng muối, nước trong nước biển bay hơi còn muối đọng lại trên ruộng.

Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào yếu tố nào? (ảnh 2)

Vậy sự bay hơi của chất lỏng nhanh hay chậm người ta gọi là tốc độ bay hơi.

* Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào các yếu tố sau:

Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào 4 yếu tố: nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng và tính chất của từng loại chất lỏng.

– Nhiệt độ của môi trường càng cao (khí hậu, thời tiết nắng nóng), tốc độ bay hơi diễn ra càng nhanh.

Ví dụ: khi phơi ngoài trời nắng, nóng thì áo quần nhanh khô hơn khi phơi trong nhà râm mát.

- Gió càng mạnh, tốc độ bay hơi diễn ra càng nhanh.

Ví dụ: Phơi quần áo vào trời gió thì nhanh khô hơn lúc không có gió.

- Diện tích mặt khoáng : Diện tích mặt thoáng càng rộng thì tốc độ bay hơi càng nhanh.

Ví dụ: Ta đổ cùng một lượng nước như nhau vào một đĩa nhôm và một mâm nhôm (diện tích mặt thoáng của mâm lớn hơn của đĩa). Để chúng trong cùng một căn phòng kín gió, sau một thời gian thì thấy nước ở trong đĩa nhôm vẫn còn nhưng trong mâm nhôm đã hết. Chứng tỏ diện tích mặt thoáng càng rộng thì tốc độ bay hơi càng nhanh.

- Tính chất của từng loại chất lỏng khác nhau thì tốc độ bay hơi cũng khác nhau. Trong những điều kiện như nhau thì các chất lỏng khác nhau có tốc độ bay hơi khác nhau.

+ Nhiệt độ của chất: Với chất có nhiệt độ cao hơn, thì các phân tử của nó sẽ có động năng trung bình cao hơn, do đó bay hơi sẽ nhanh hơn.

+ Khối lượng riêng của chất: Chất lỏng có khối lượng riêng càng lớn thì sẽ bay hơi càng chậm.

Từ khóa » Tốc độ Bốc Hơi Của Nước