Tại Sao Da Bé Bị Khô Và Sần, Xử Lý Thế Nào Cho An Toàn? - VIETSKIN
Có thể bạn quan tâm
Da bé bị khô và sần là trường hợp khá phổ biến, là biểu hiện của một số bệnh da liễu thường gặp ở trẻ em. Triệu chứng kèm theo thường là ngứa ngáy, thậm chí đau rát. Chính vì thế mà các cha mẹ rất lo lắng khi thấy làn da của con gặp triệu chứng bất thường. Vậy, tình trạng da khô và sần ở trẻ em là bị bệnh gì? Và làm thế nào để xử lý một cách an toàn nhất? Bạn đọc hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau của VietSkin!
1. Tại sao da bé bị khô và sần?
Dưới đây là một số nguyên nhân cũng như bệnh lý da liễu dẫn đến tình trạng khô da và sần ở trẻ em:
1.1. Da thiếu độ ẩm
Khi còn nhỏ, cấu trúc da của trẻ rất mỏng và nhạy cảm. Đó là lý do trẻ em thì dễ bị bệnh hơn người lớn. Da của trẻ khó có thể giữ được độ ẩm trong thời gian quá lâu. Sẽ bị mất nước, trở nên khô ráp và sần sùi nếu gặp phải các yếu tố tác động như nhiệt độ, vải quần áo, hóa chất kích thích,… Đặc biệt là vào mùa hanh khô, độ ẩm giảm thấp thì da của bé càng dễ bị khô và sần sùi.
1.2. Bệnh vảy nến
Vảy nến là một trong những căn bệnh tự miễn thường gặp nhất ở trẻ nhỏ. Vảy nến khiến cho da xuất hiện các mảng hoặc đốm khô ráp, có vảy trắng và dễ bong tróc. Tùy vào từng mức độ bệnh mà trẻ có thể bị ngứa nhiều hoặc ít ngứa hơn. Nhưng chắc chắn da bé bị khô và sần sùi sẽ khó có thể điều trị được chỉ trong ngày một ngày hai. Vì thế, nếu bé có biểu hiện của vảy nến, dù chỉ trên diện tích rất nhỏ thì cha mẹ vẫn cần đưa con đi khám và điều trị sớm.
>>> Xem thêm: Bệnh vảy nến ở trẻ: Nguyên nhân và chế độ chăm sóc
1.3. Bệnh vảy cá
Gần giống với vảy nến, vảy cá cũng khiến cho da của trẻ bị sần sùi, bong tróc, ngứa ngáy, thậm chí còn hơi châm chích. Vảy cá xuất hiện và đeo bám dai dẳng trong suốt cuộc đời. Làn da của trẻ sẽ thường xuyên bị khô và bong vảy nhẹ. Tổn thương thường có diện tích lớn và trên da còn có các vết nứt trông giống với vảy cá.
>>> Xem thêm: Bệnh vảy cá là gì? Nguyên nhân và biểu hiện lâm sàng
1.4. Viêm da tiết bã
Trong số các bệnh da liễu thường gặp ở trẻ khiến cho da bé bị khô và sần là viêm da tiết bã. Trên da của bé xuất hiện nhiều mảng đỏ, có dầu nhờn đi kèm và bị bong tróc, ngứa ngáy. Các biểu hiện xuất hiện chủ yếu ở vùng đầu, trán, mũi, má,… Những nơi thường xuyên đổ mồ hôi và có tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Đây không phải căn bệnh nguy hiểm, nhưng sẽ gây ra những cơn ngứa vô cùng khó chịu, khiến cho trẻ ăn ngủ kém, mệt mỏi, thường xuyên quấy khóc.
1.5. Viêm da cơ địa
Đây là căn bệnh mạn tính khiến cho da của trẻ trở nên khô nứt, đỏ, bong vảy, sần sùi và vô cùng ngứa ngáy. Bệnh thường xuất hiện trong những năm đầu đời, ít tái phát hơn khi trưởng thành. Không phải là căn bệnh lây nhiễm, cũng không nguy hiểm. Nhưng viêm da cơ địa lại khiến cho sức khỏe của bé yếu đi. Bé thường cũng dễ bị dị ứng với các tác nhân ngoài môi trường, dễ bị nhiễm trùng và thường bị căng thẳng, khó chịu. Đây là căn bệnh đeo bám dai dẳng, nên cha mẹ nên đưa con đi khám để nhận phác đồ điều trị càng sớm càng tốt.
>>> Xem thêm: Bệnh viêm da cơ địa có tự khỏi được không?
2. Da bé bị khô sần để lâu không chữa có nguy hiểm không?
Hầu hết các bệnh da liễu khiến cho da bé bị khô và sần đều là các bệnh mạn tính. Rất khó để điều trị khỏi hẳn và bệnh sẽ còn tái phát kể cả khi đã trưởng thành. Trong đó, các bệnh nguy hiểm điển hình như vảy cá còn có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu như không điều trị ngay khi có biểu hiện. Không chỉ là bong tróc da, khô nứt nẻ. Mà còn là những cơn đau và căng cứng hành hạ.
Chính vì thế, khi bé có triệu chứng da khô và sần, chưa biết được nguyên nhân tại sao thì cha mẹ nên đưa bé đi khám ngay. Cần tìm ra nguyên nhân gây bệnh để có được phương hướng điều trị kịp thời. Chữa sớm bao nhiêu thì khả năng chữa khỏi càng cao bấy nhiêu. Cha mẹ tuyệt đối không được chủ quan trước hiện tượng da bé bị khô và sần!
3. Chăm sóc ra sao khi da bé bị khô và sần?
Tình trạng da bé bị khô và sần có thể khiến cho con khó chịu, quấy khóc, chán ăn, khó ngủ và bực bội. Cha mẹ và phụ huynh cần có những biện pháp khắc phục để giúp con cảm thấy dễ chịu hơn:
- Cho con uống nhiều nước khoáng, nước hoa quả để bổ sung độ ẩm tự nhiên cho da.
- Sau khi cho con tắm xong, cần lau khô toàn bộ cơ thể bé và thoa kem dưỡng ẩm phù hợp có chiết xuất từ thiên nhiên để dưỡng ẩm, giảm thiểu khô ráp, bong tróc và ngứa ngáy (Nên tham khảo ý kiến bác sĩ để chọn được loại kem dưỡng ẩm phù hợp)
- Thay đổi loại sữa tắm, các sản phẩm vệ sinh cơ thể cho bé nếu cần thiết. Chỉ nên dùng các sản phẩm lành tính, có độ pH vừa phải. Tránh dùng loại có tính tẩy rửa mạnh, dễ khiến da của con bị kích ứng, ngứa ngáy và tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
- Chú ý đến nhiệt độ cơ thể của con. Mặc trang phục rộng rãi, thoáng mát và hút ẩm tốt, tránh cọ xát quá nhiều vào vùng da bị tổn thương.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng giàu chất xơ, vitamin và acid béo.
Tóm lại, da bé bị khô và sần là bị bệnh gì? Chăm sóc ra sao? Chắc hẳn các bậc phụ huynh đã tìm được câu trả lời sau khi tham khảo các thông tin, kiến thức trong bài viết trên đây. Để nhanh chóng giúp con cảm thấy thoải mái nhất, hãy đưa con đi khám bác sĩ da liễu để nhận phác đồ điều trị phù hợp. Tránh chủ quan, để tình trạng da của con nghiêm trọng hơn thì sẽ khó điều trị sau này.
Từ khóa » Da Của Bé Sần Sùi
-
Da Bé Bị Nổi Hạt Sần Sùi Có Nguy Hiểm Hay Không? Cách điều Trị?
-
Da Bé Bị Nổi Hạt Sần Sùi Có Phải Là Bất Thường? - Vinmec
-
Tổng Hợp 15 Bệnh Về Da Em Bé Bố Mẹ Cần Phải Biết - KidsPlaza
-
Những Bất Thường ở Da Thường Gặp - Bệnh Viện Nhi đồng 1
-
Da Bé Bị Khô Và Sần Có Phải Do Viêm Da Cơ địa?
-
Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ Có 4 Loại Da, Mẹ đã Biết Chưa? - Hello Bacsi
-
Da Bé Sơ Sinh Sần Sùi – Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Là Gì Mẹ Có ...
-
Da Bé Bị Nổi Sần Như Da Gà Là Bị Gì Và Cách Chữa Trị
-
Bé Bị Viêm Da Dị ứng Cần Làm Gì để Cải Thiện?
-
Da Bé Bị Nổi Hạt Sần Sùi Vì Bệnh Gì? Làm Sao để điều Trị Dứt điểm?
-
Da Bé Bị Sần Sùi Có Nguy Hiểm Hay Không? - Cẩm Nang Online
-
12 Tổn Thương Da Thường Gặp ở Trẻ
-
Trẻ Bị Nổi Mẩn ở Mặt: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị | TCI Hospital