Trẻ Sơ Sinh Và Trẻ Nhỏ Có 4 Loại Da, Mẹ đã Biết Chưa? - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh không phải là một điều đơn giản, ngoài việc nắm vững một số nguyên tắc nhất định, bạn cần hiểu rõ các loại da của bé để có thể xác định được bé cưng nhà mình thuộc loại da nào và có cách chăm sóc phù hợp.
Làn da của bé vốn rất mong manh và dễ bị tổn thương. Mặc dù có cấu trúc giống như da của người lớn, nhưng các chức năng của da bé vẫn chưa được hoàn thiện. Chính vì vậy, dù mềm mại và mịn màng nhưng da bé lại hết sức mỏng manh và cần sự chăm sóc đặc biệt, tỉ mỉ từ cha mẹ. Da bé có đến 4 loại, mỗi loại sẽ có những cách chăm sóc khác nhau. Nếu bạn vẫn còn đang băn khoăn không biết bé cưng nhà mình thuộc loại da nào trong các loại da và có những đặc điểm gì, vậy hãy cùng xem tiếp những chia sẻ sau của Hello Bacsi nhé.
Da em bé khác da người lớn như thế nào?
Da em bé rất khác với da người lớn. Làn da của bé không chỉ mềm, mịn hơn mà còn có một mùi rất đặc trưng – “mùi da em bé” – khiến bạn luôn muốn âu yếm và ôm hôn bé mọi lúc mọi nơi. Ngoài những đặc điểm bên ngoài, da em bé còn khác da người lớn ở 5 đặc điểm sau:
- Mất nước nhanh hơn
- Mỏng hơn
- Nhạy cảm hơn
- Chưa thể tự kiểm soát nhiệt độ
- Dễ mắc bệnh hơn.
Ngoài ra, lớp biểu bì của bé vẫn còn đang phát triển và sẽ hoàn thiện cho đến khi bé được khoảng 2 tuổi. Da bé cũng có ít chất béo và độ pH hơn so với da người lớn, chính những điều này khiến cho làn da của bé cực kỳ mỏng manh và dễ bị tổn thương. Do đó, trong những năm tháng đầu đời, cha mẹ cần chú ý chăm sóc để làn da mỏng manh của bé yêu luôn khỏe mạnh và mịn màng.
Các loại da thường gặp ở trẻ nhỏ
Chăm sóc da bé tưởng chừng là việc khá đơn giản nhưng lại khiến nhiều bậc cha mẹ cảm thấy bối rối. Bởi đa phần, ít ai biết rằng bước đầu tiên và quan trọng nhất mà cha mẹ cần làm là xác định xem da bé cưng nhà mình thuộc loại da nào trong số các loại da và có những đặc điểm gì.
Thông thường, da em bé sẽ có 4 loại: da thường, da khô, da chàm thể tạng và da nhạy cảm. Mỗi loại da sẽ có những đặc điểm riêng, chính vì vậy, việc xác định được da bé thuộc loại da nào sẽ giúp bạn biết được cách chăm sóc phù hợp nhất.
1. Da thường – Mềm mại và mịn màng
Da vốn được xem là một lớp màng giúp ngăn cách và bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân bên ngoài. Không những vậy, với em bé, da còn cung cấp sự bảo vệ và hỗ trợ sự phát triển cảm giác nên cần được cha mẹ chăm sóc cẩn thận và tỉ mỉ ngay từ khi bé chào đời. Da thường là loại da khá phổ biến ở trẻ sơ sinh, bé cưng nhà bạn sẽ sở hữu loại da này nếu có những đặc điểm sau:
- Da bé mềm mại, mịn màng và độ đàn hồi tốt
- Bé có một làn da hồng hào
- Không có dấu hiệu bị khô, bong tróc hoặc ít khi bị nổi các đốm da đỏ
- Ít khi bị kích ứng.
Có thể nói, da thường là loại da khá lý tưởng và bạn sẽ không cần phải lo lắng quá nhiều về việc bé sẽ dễ gặp phải các vấn đề rắc rối liên quan đến da như da chàm thể tạng (viêm da dị ứng) hay da nhạy cảm. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc bạn chỉ chăm sóc da bé một cách qua loa, tùy tiện bởi trước khi được 2 tuổi, làn da của bé vẫn chưa “trưởng thành” hoàn toàn nên rất mỏng manh và dễ bị tổn thương. Không những vậy, ở thời điểm này, da bé vẫn chưa có khả năng tự duy trì độ ẩm cần thiết để các tế bào hoạt động bình thường. Thế nên, việc chú ý chăm sóc da bé cẩn thận khi bé còn nhỏ là việc hết sức quan trọng và cần thiết dù bé sở hữu một làn da khỏe mạnh và hiếm khi bị kích ứng đi nữa. Nếu bé nhà bạn sở hữu làn da thường, bạn cần lưu ý một số bí quyết chăm sóc sau:
- Cho bé bú đủ/uống nhiều nước
- Cho bé ăn nhiều các loại thực phẩm giàu axit béo omega-6 để củng cố hàng rào bảo vệ da tự nhiên của bé
- Tránh cho bé tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng
- Chăm sóc da cho bé hàng ngày, tắm và giữ ẩm cho da bé bằng những sản phẩm có đặc tính dịu nhẹ, không có mùi quá nồng và gần gũi với thiên nhiên.
2. Da khô – Giữ ẩm thường xuyên
Da khô cũng là một loại da khá thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Bé cưng nhà bạn sẽ có làn da này nếu da của bé có các đặc điểm sau:
- Thô ráp
- Thường xuyên bị bong tróc khi bị cọ xát
- Hay xuất hiện các đốm da đỏ
- Có các vết nứt nhỏ da.
Những bé có làn da hay bị khô thường sẽ dễ gặp phải các bệnh sau:
- Bệnh chàm: xuất hiện các chấm đỏ li ti nằm riêng lẻ hoặc tụ lại thành từng mảng, gây ngứa dữ dội, chủ yếu ở má, trán, cánh tay, thân mình…
- Bệnh vẩy nến: xuất hiện các mảng màu đỏ, có vảy, viền ngoài sắc và màu xám khiến bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu nếu không được can thiệp kịp thời.
- Viêm da tiết bã: xuất hiện vảy nhờn, màu vàng hay mảng tróc như gàu trên da đầu của trẻ. Bệnh này rất phổ biến ở trẻ nhỏ, thường không gây ngứa và rất dễ điều trị.
- Chứng dày sừng nang lông: Khi da quá khô, da sẽ tích cực tiết ra chất sừng (keratin), một loại protein có trong da, tóc và móng tay để phòng vệ. Nếu chất này được sản xuất quá nhiều sẽ làm cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn, tạo nên những hột sừng cứng tại lỗ chân lông, làm cho da trẻ sơ sinh sần sùi như da gà. Mặc dù căn bệnh này không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé nhưng đôi khi lại gây mất thẩm mỹ.
Tình trạng da khô ở trẻ nhỏ thường không kéo dài mãi mãi trừ khi bé cưng nhà bạn được thừa hưởng làn da dễ bị dị ứng từ bạn hoặc chồng. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc bạn không làm gì cả và chỉ chờ cho nó biến mất bởi nếu không được chăm sóc cẩn thận, làn da khô có thể khiến bé cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu, thậm chí có thể bị nhiễm trùng. Nếu bé cưng có làn da khô, bạn hãy thử các bí quyết sau:
- Sử dụng các sản phẩm dưỡng da dịu nhẹ để tăng cường độ ẩm cho làn da của bé.
- Cho bé mặc những bộ quần áo được làm từ vải mềm để tránh bị kích thích. Mỗi khi trẻ tắm xong, dùng khăn cotton 100% lau nhẹ nhàng để tránh cọ xát.
- Cho bé tắm nước ấm (36°C) trong vòng 5 – 10 phút, sử dụng các sản phẩm làm sạch không có xà phòng và không có mùi thơm.
- Bạn có thể bổ sung độ ẩm cho không khí bằng cách sử dụng máy xông hơi hoặc máy làm ẩm để ngăn không cho hơi nước trong da bé bốc hơi quá nhanh.
- Cho bé bú đủ/uống đủ nước để làn da của bé có thể duy trì một độ ẩm nhất định.
- Các yếu tố môi trường như: nhiệt độ thấp, nhiệt độ cao, gió, mặt trời có thể làm cho tình trạng da khô trở nên tồi tệ hơn. Chính vì vậy, bạn nên tránh để bé tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Khi bé ra ngoài trời, hãy cho bé thoa kem chống nắng và đội mũ rộng vành.
3. Da chàm thể tạng – Chăm sóc và điều trị đúng cách
Theo nghiên cứu, làn da của bé thường mỏng hơn 20% so với làn da của bạn, chính vì vậy da bé rất dễ bị mất nước và khô. Với những bé có làn da dễ bị chàm, bạn cần phải chú ý chăm sóc nhiều hơn bởi da của bé rất dễ bị kích ứng so với những bé khác. Bé cưng nhà bạn sở hữu loại da chàm thể tạng nếu làn da của bé có những đặc điểm sau:
- Da bé cực kỳ khô
- Sần sùi và có những vết bong da
- Các vết đỏ, khô và sần sùi xuất hiện thường xuyên hoặc theo chu kỳ, đặc biệt là ở mặt, ở các vùng da có nếp gấp (cổ, khuỷu tay, đầu gối) và trên các chi (tay, cổ tay, mắt cá chân)
- Da rất ngứa, đôi khi dẫn đến mất ngủ.
Nếu cha hoặc mẹ có tiền sử bị bệnh chàm thì bé cũng rất dễ có loại da này. Ngoài ra, loại da này cũng thường gặp ở những bé bị hen suyễn, viêm mũi dị ứng và dị ứng thực phẩm. Da chàm thể tạng là loại da khá phổ biến, ảnh hưởng đến 10 – 20% số trẻ. Nếu làn da bé cưng là da chàm thể tạng, bạn đừng quá lo lắng. Bạn có thể giúp bé cảm thấy tốt hơn thông qua một số bí quyết đơn giản sau:
- Rút ngắn thời gian tắm cho bé (dưới 5 phút) và hãy thử sử dụng sữa tắm dành cho da chàm để làm mềm da, giúp giảm cảm giác ngứa ngáy.
- Giữ ẩm cho làn da của bé bằng cách thoa kem dưỡng ẩm dành riêng cho da chàm thể tạng sau khi tắm cho bé xong. Điều này sẽ giúp củng cố hàng rào bảo vệ da tự nhiên của bé, đồng thời giúp giữ ẩm cho làn da.
- Đặt máy tạo độ ẩm trong phòng bé vào mùa lạnh nếu bé có làn da dễ bị chàm. Nguyên nhân là do trong những tháng này, độ ẩm trong không khí có thể giảm xuống rất thấp, dễ làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh chàm.
- Chỉ cho bé sử dụng các sản phẩm không mùi và không gây dị ứng bởi các chất tạo hương thơm là những chất gây dị ứng hàng đầu.
- Cho bé mặc những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát, được làm từ các loại vải mềm như cotton để tránh bị kích ứng.
- Cắt móng tay cho bé thường xuyên để tránh tình trạng bé gãi có thể gây trầy xước và làm tổn thương da.
4. Da rất nhạy cảm – Hay bị dị ứng
Phần lớn trẻ sơ sinh đều có làn da rất mỏng manh và rất dễ bị tổn thương. Thế nhưng, có những bé sẽ có làn da còn nhạy cảm hơn so với những bé khác. Việc xác định làn da của bé có phải là da nhạy cảm hay không rất đơn giản. Những bé có loại da này sẽ rất dễ bị ửng đỏ và kích ứng với các loại sữa tắm, kem dưỡng, thời tiết, thậm chí nhiệt độ thay đổi cũng có thể khiến da bé bị kích ứng. Điều này khiến bé dễ gặp phải các vấn đề sau:
- Hăm tã: là tình trạng viêm ở vùng da mặc tã, nguyên nhân có thể là do bé mặc tã ướt thường xuyên hoặc loại tã mà bé đang sử dụng có chứa chất gây kích ứng da.
- Rôm sảy: Xuất hiện các mụn nhỏ, màu hồng ở những vùng dễ ra mồ hôi như cổ, vùng tã, nách và trán. Thời tiết ẩm có thể nguyên nhân gây ra vấn đề này. Những bé có làn da nhạy cảm thường dễ gặp phải tình trạng này mỗi khi vào mùa nóng.
Chăm sóc da cho những bé có làn da nhạy cảm là công việc đòi hỏi sự cẩn thận và tỉ mỉ rất cao. Để giảm nguy cơ bị kích ứng, bạn nên tránh để bé tiếp xúc với các tác nhân có thể gây dị ứng. Do đó, bạn nên:
- Sử dụng sữa tắm, kem dưỡng và các sản phẩm chăm sóc khác được thiết kế dành riêng cho trẻ sơ sinh có làn da nhạy cảm.
- Sử dụng các loại nước giặt, nước xả không có mùi quá nồng và không chứa chất tẩy rửa quá mạnh để giặt đồ cho bé.
- Bạn không nên tắm cho bé quá thường xuyên, chỉ nên tắm từ 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần tắm chỉ nên kéo dài từ 10 – 15 phút.
Hy vọng với những chia sẻ ở trên đã phần nào cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích về các loại da ở trẻ. Từ đó, bạn biết làn da bé thuộc loại nào, biết cách chăm sóc làn da cho bé cưng tốt hơn.
[embed-health-tool-vaccination-tool]
Từ khóa » Da Của Bé Sần Sùi
-
Da Bé Bị Nổi Hạt Sần Sùi Có Nguy Hiểm Hay Không? Cách điều Trị?
-
Da Bé Bị Nổi Hạt Sần Sùi Có Phải Là Bất Thường? - Vinmec
-
Tổng Hợp 15 Bệnh Về Da Em Bé Bố Mẹ Cần Phải Biết - KidsPlaza
-
Những Bất Thường ở Da Thường Gặp - Bệnh Viện Nhi đồng 1
-
Da Bé Bị Khô Và Sần Có Phải Do Viêm Da Cơ địa?
-
Da Bé Sơ Sinh Sần Sùi – Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị Là Gì Mẹ Có ...
-
Da Bé Bị Nổi Sần Như Da Gà Là Bị Gì Và Cách Chữa Trị
-
Bé Bị Viêm Da Dị ứng Cần Làm Gì để Cải Thiện?
-
Da Bé Bị Nổi Hạt Sần Sùi Vì Bệnh Gì? Làm Sao để điều Trị Dứt điểm?
-
Tại Sao Da Bé Bị Khô Và Sần, Xử Lý Thế Nào Cho An Toàn? - VIETSKIN
-
Da Bé Bị Sần Sùi Có Nguy Hiểm Hay Không? - Cẩm Nang Online
-
12 Tổn Thương Da Thường Gặp ở Trẻ
-
Trẻ Bị Nổi Mẩn ở Mặt: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị | TCI Hospital