Tại Sao Phần Lớn Các QPPL Luật Hiến Pháp Không Có Phần Chế Tài?

Cấu trúc của quy phạm pháp luật bao gồm 3 bộ phận: Giả định, quy định và chế tài. Tuy nhiên, phần lớn các quy phạm pháp luật (QPPL) Luật Hiến pháp không có phần chế tài, tại sao lại như vậy?

Các nội dung liên quan:

  • Xác định cấu trúc của quy phạm pháp luật
  • Bài tập về giả định, quy định, chế tài
  • Mối quan hệ của ngành Luật Hiến pháp với các ngành luật khác
  • Hiến pháp phải là bản văn kiểm soát quyền lực nhà nước

Quy phạm pháp luật Luật Hiến pháp

Mặc dù Hiến pháp là nguồn của tất cả các ngành luật hoặc văn bản dưới luật nhưng hầu như các quy phạm của các ngành luật khác lại nằm trong các luật hoặc văn bản dưới luật chứ không thuộc trong Hiến pháp.

Ví dụ: Các quy phạm của ngành luật dân sự chủ yếu nằm trong “Bộ luật dân sự” hay các quy phạm của ngành luật hình sự chủ yếu nằm trong “Bộ luật hình sự”.

Hiến pháp

>>> Xem thêm: Nguồn của luật hiến pháp

Tại sao phần lớn các quy phạm pháp luật Luật Hiến pháp không phần chế tài?

Thông thường một quy phạm pháp luật có cơ cấu ba thành phần (giả định, quy định và chế tài) nhưng đối với các quy phạm pháp luật Luật Hiến pháp chủ yếu chỉ có phần quy định hoặc giả định và quy định, rất ít các quy phạm pháp luật Luật Hiến pháp có thêm phần chế tài.

Bởi vì với vị trí, vai trò là nguồn chủ yếu của các ngành luật khác nên quy phạm pháp luật Luật Hiến pháp thường chỉ nêu lên những nguyên tắc chung cho mọi trường hợp, nó được khái quát lên từ các trường hợp cụ thể đã được pháp luật của các ngành luật khác quy định. Khi đã là nguyên tắc thì quy phạm pháp luật Luật Hiến pháp thường mất đi hoàn cảnh cụ thể, điều kiện cụ thể nên không có đầy đủ ba bộ phận như các quy phạm pháp luật khác.

Ví dụ: Điều 2 Hiến pháp 2013 “Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.” quy phạm này chỉ có phần quy định xác định bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân và vì dân.

Ví dụ: Khoản 1 điều 61 Luật tổ chức Quốc hội 2014 quy định “Ủy ban thường vụ Quốc hội họp thường kỳ mỗi tháng một phiên.”, quy phạm này cũng chỉ có giả định và quy định, không có chế tài.

Tuy nhiên cũng có một số quy phạm pháp luật Luật Hiến pháp có đủ cơ cấu ba thành phần.

Ví dụ: Khoản 2 điều 7 Hiến pháp 2013 “Đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân bị cử tri hoặc Quốc hội, Hội đồng nhân dân bãi nhiệm khi không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của Nhân dân.”

Ví dụ: Khoản 3 Điều 55 Luật tổ chức Quốc hội 2014 quy định về việc giải tán Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân: “3. Quyết định giải tán hoặc theo đề nghị của Chính phủ quyết định giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của Nhân dân.”

Các tìm kiếm liên quan đến Tại sao phần lớn các QPPL Luật Hiến pháp không có phần chế tài, quan hệ pháp Luật Hiến pháp, ngành Luật Hiến pháp, ví dụ về quy phạm của pháp luật, một quy phạm luôn có đủ 3 bộ phần: giả định, quy định và chế tài, chế tài là gì, Luật Hiến pháp việt nam, ví dụ về chế định pháp luật 5/5 - (10097 bình chọn)
  • Chế tài
  • Giả định
  • Luật hiến pháp
  • Luật tổ chức Quốc hội
  • Quy định
  • Quy phạm pháp luật

Bài viết liên quan

  • Bài tập xác định cấu trúc quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luậtBài tập xác định cấu trúc quy phạm pháp luật, quan hệ pháp luật
  • Phân tích cấu trúc của quy phạm pháp luậtPhân tích cấu trúc của quy phạm pháp luật
  • Bài tập về giả định, quy định, chế tàiBài tập về giả định, quy định, chế tài
  • Tổng hợp các câu hỏi ôn tập môn Luật Hiến pháp (có đáp án)Tổng hợp các câu hỏi ôn tập môn Luật Hiến pháp (có đáp án)
  • Hệ thống pháp luật – Cấu trúc bên trong và hình thức bên ngoàiHệ thống pháp luật – Cấu trúc bên trong và hình thức bên ngoài
  • Giáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam – Đại học Luật Hà NộiGiáo trình Luật Hiến pháp Việt Nam – Đại học Luật Hà Nội
  • 120 câu hỏi trắc nghiệm testonline môn Luật Hiến Pháp120 câu hỏi trắc nghiệm testonline môn Luật Hiến Pháp
  • Hiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhấtHiến pháp là luật cơ bản của nhà nước có hiệu lực pháp lí cao nhất

Từ khóa » đặc điểm Của Quy Phạm Pl Hiến Pháp