Tại Sao Trẻ Sơ Sinh Hay Giật Mình Khi Ngủ? - Huggies
Có thể bạn quan tâm
Dù là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh tuy nhiên không phải cha mẹ nào cũng biết cách xử lý khi trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình. Trong bài viết này, Huggies sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về nguyên nhân, hậu quả cũng như cách xử lý để cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng, cùng tìm hiểu nhé!
1. Vì sao trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình?
1.1. Nguyên nhân bệnh lý
1.2. Nguyên nhân sinh lý và môi trường
2. Hậu quả khi trẻ sơ sinh thường xuyên ngủ giật mình
Nếu hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình diễn ra thường xuyên mà cha mẹ không có cách khắc phục sớm thì có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng sau: - Nguy cơ gây đột tử: Trẻ hay giật mình khi tỉnh dậy và khóc liên tục dễ gây ra hiện tượng ức chế hô hấp dẫn đến ngừng thở, từ đó nguy cơ đột tử ở trẻ cũng tăng cao. - Gây nên hiện tượng chậm tăng cân: Khi trẻ ngủ, tuyến yên sẽ tiết hormone tăng trưởng cao hơn khoảng 4 - 5 lần so với bình thường nên việc ngủ sâu giấc rất quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, giúp trẻ tăng cân và chiều cao nhanh hơn. Điều này đồng nghĩa rằng nếu hiện tượng bé ngủ hay giật mình sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất của trẻ. - Trẻ dễ bị đói, gây ra tình trạng mất sữa mẹ: Nhiều mẹ chọn cách cho con bú để con ngừng quấy khóc. Tuy nhiên khi trẻ ngủ không ngon giấc thì cơ thể cũng giảm sản xuất hormone tăng trưởng khiến trẻ mất cảm giác thèm ăn. Từ đó, phản xạ bú mẹ khi đói cũng giảm, về lâu dài có thể khiến giảm hoặc mất sữa ở người mẹ. - Suy giảm khả năng nhận thức của trẻ: Từ khi chào đời, não của trẻ sơ sinh vẫn đang trong giai đoạn hoàn thiện nên rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố. Việc trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ, khả năng học hỏi, tiếp nhận và xử lý tình huống cũng kém hơn so với những trẻ có giấc ngủ sâu.
3. Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình phải làm sao?
Dù mẹ lo cho con đến đâu thì hãy cố gắng đừng ẵm con lên khi bé bị giật mình hoặc có dấu hiệu ngủ không yên. Điều này có thể làm cho bé luôn cần có ba mẹ để ngủ trở lại. Nếu bé thực sự cần vỗ về, bé sẽ thức hẳn và khóc theo một cách rất khác. Hãy có mặt lúc bé thức giấc trong sợ hãi, đồng thời bố mẹ hãy: - Ngồi vào giường ôm bé và trấn an “Bây giờ con không sao, ba mẹ đây rồi”. Vậy là đủ. - Cho bé uống nước, ngồi với bé đến khi bé bình tĩnh kể lại giấc mơ và điều làm bé sợ sẽ giúp bé quên dần những hình ảnh không đẹp trong mơ. - Ba mẹ chủ yếu chỉ cần trấn an bé chứ không cần giải thích về giấc mơ vì các bé cũng quá nhỏ để hiểu hết. - Đừng tự làm mình áp lực, hãy thoải mái. Mẹ chỉ cần trấn an bé để bé ngủ tiếp là đủ. >> Xem thêm bài viết: Cách quấn khăn cho bé sơ sinh ngủ ngon4. Một số câu hỏi liên quan về tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình
4.1. Tại sao có giấc ngủ REM?
Giấc ngủ REM giữ vai trò quan trọng giúp đường dẫn truyền thần kinh ở não bé phát triển đúng. Nó cũng góp phần hỗ trợ xử lý các thông tin góp nhặt trong ngày. Khi não bắt đầu nghỉ ngơi thì giấc ngủ REM lại bắt đầu hoạt động. REM là yếu tố quan trọng của giấc ngủ. Các hình ảnh hình thành trong não sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển lúc nhỏ lẫn khi trưởng thành. Trong giai đoạn ngủ REM, các bé thường xuất hiện tình trạng co giật và nhấp nháy mí mắt, hơi thở không đều và có vẻ ngủ không yên. Nhiều bé sẽ la lên hoặc khóc, có vẻ như thức tới nơi. Dù vậy, ba mẹ chỉ nên quan sát bé và giữ im lặng xem thế nào. Đa số chúng ta đều gặp ác mộng rồi nên cũng dễ suy đoán con chúng ta ngủ không ngon là do ác mộng.
>>>Tham khảo: Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu tiếng
4.2. Hội chứng sợ hãi về đêm có nghiêm trọng không?
Theo sleeping baby, hội chứng sợ hãi về đêm hoàn toàn khác với ác mộng. Các bé thường thức giấc nhưng không tỉnh hẳn nên cũng khó để trấn an bé. Hội chứng này xuất hiện vài giờ sau khi đi ngủ. Lúc đó bé sẽ ngồi dậy, mắt mở, vừa khóc vừa la. Ba mẹ bé sẽ có thể rất căng thẳng. Nhưng sáng thức dậy, mẹ sẽ thấy bé chẳng có vấn đề gì liên quan đến chuyện tối qua cả. Hội chứng sợ hãi về đêm thường xảy ra nhiều nhất vào giai đoạn nhà trẻ. Nó liên qua đến sự tưởng tượng – yếu tố quan trọng trong cuộc sống của các bé. Nó không phản ảnh cảm xúc hay các vấn đề về thần kinh. Nó cũng không phải là vấn đề gì trong tương lai bé cả. Hội chứng này vô hại đối với các bé.4.3. Cách xử lý hội chứng sợ hãi về đêm cho bé
- Một số chuyên gia cho rằng các bé cần được đánh thức một cách nhẹ nhàng và trấn an rồi giúp bé ngủ lại. - Những ý kiến khác cho rằng ba mẹ chỉ cần ở trong phòng quan sát bé, đảm bảo bé không bị gì - vậy là đủ. Hội chứng này chỉ xuất hiện khoảng 10 phút vào giữa đêm thôi. - Ba mẹ cần thật bình tĩnh và làm sao cho bé cảm nhận là bé không hề đơn độc, mặc dù bé không hề tỉnh giấc để biết điều đó. - Một cách khác là ba mẹ có thể đánh thức bé 15 phút trước khi bé bắt đầu xuất hiện hội chứng này hằng đêm. Cách này có thể chặn hội chứng sợ hãi về đêm trước khi nó xuất hiện.Như vậy, trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình có thể do bệnh lý, sinh lý hoặc tác động của môi trường. Do đó, khi trẻ ngủ hay giật mình bố mẹ hãy trấn an bé và dỗ bé ngủ lại nhé! Bên cạnh giấc ngủ, bố mẹ cũng cần luôn cập nhật thông tin về sức khỏe và cách chăm sóc bé đúng khoa học. Hãy ghé thăm Góc chuyên gia của Huggies để tìm hiểu những thông tin cần thiết khi nuôi dạy, chăm sóc bé bố mẹ nhé! >> Xem thêm: - Trẻ sơ sinh hay vặn mình, gồng mình khi ngủ - Nguyên nhân trẻ hay khóc đêm
Tham khảo thêm Vấn đề về giấc ngủ của trẻ và Chăm sóc bé
Tài liệu tham khảo:
- Barker, R. Baby love. Sydney: Pan Macmillan (2007)
- McGirr, M. The lost art of sleep. Sydney: Picador (2009)
- Baby-Place.com – Nightmare, night terrors and fears – Cited August 2009
- ThelaborOfLove.com – Do babies have nightmares? – Cited August 2009
Từ khóa » Dễ Bị Giật Mình
-
Dù Không "có Tật" Nhưng Vẫn Hay "giật Mình", Kiểm Tra Ngay Kẻo Mắc ...
-
Tại Sao Bạn Hay Bị Giật Mình Khi Ngủ? - Hello Bacsi
-
Lý Do Khiến Bạn Ngủ Hay Bị Giật Mình - Vinmec
-
Cơn Hoảng Sợ Có Thể Là Dấu Hiệu Bệnh Nguy ... - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Tôi Dễ Bị Giật Mình, Phản ứng Mạnh Khi Nghe Tiếng động đột Ngột?
-
Nỗi ám ảnh Khi Ngủ Bị Giật Mình, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Giật Mình Và Cảnh Báo... - Báo Văn Hóa
-
Phản ứng Giật Mình – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giật Mình Khi Ngủ: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục | BvNTP
-
Cơn Hoảng Sợ Có Thể Là Dấu Hiệu Bệnh ... - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Nguyên Nhân Và Cách Cải Thiện Tình Trạng Trẻ Ngủ Hay Bị Giật Mình
-
Làm Thế Nào để Trẻ Hết Giật Mình Khi Ngủ Và Phát Triển Khỏe Mạnh?
-
CÁCH KHẮC PHỤC CHỨNG GIẬT MÌNH KHI NGỦ - King Luxury
-
Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Ngủ Hay Giật Mình? - Huggies
-
Trẻ 5 Tuổi Ngủ Hay Giật Mình: Những điều Ba Mẹ Cần Lưu Tâm - Monkey
-
Trẻ 7 Tuổi Ngủ Hay Giật Mình: Nguyên Nhân Và Giải Pháp - Monkey
-
Tìm Hiểu Hiện TượngTrẻ Sơ Sinh Ngủ Hay Giật Mình - Hapacol