Vì Sao Trẻ Sơ Sinh Ngủ Hay Giật Mình? - Huggies
Có thể bạn quan tâm
MỤC LỤC BÀI VIẾT
- Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình
- Những điều cần biết về phản xạ Moro
- Bé ngủ hay giật mình có sao không?
- Mẹ nên làm gì để giúp bé ngủ ngon, sâu giấc?
- Mẹo dân gian trị giật mình khi ngủ cho trẻ sơ sinh
- Cách quấn khăn đúng để tránh trẻ sơ sinh ngủ bị giật mình
- Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
- Câu hỏi thường gặp về trẻ ngủ hay giật mình
Trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ khiến trẻ không ngon giấc, quấy khóc, có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ. Vì sao bé ngủ hay giật mình? Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình có bình thường không? Cùng Huggies và chuyên gia Nguyễn Phước Mỹ Linh giải đáp tại sao trẻ hay giật mình khi ngủ và các cách chữa giật mình cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ trong bài viết dưới đây mẹ nhé!
>> Tham khảo:
- Trẻ khóc đêm: Khi nào là bất thường và 6 mẹo hay mẹ nên biết
- Tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh: Chi phí bao nhiêu và những điều cần biết
Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình
Vì sao trẻ sơ sinh hay giật mình? Hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình quơ tay chân có thể xuất phát từ các nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Dưới đây là chi tiết nguyên nhân gây ra tình trạng này:
Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình do nguyên nhân sinh lý, hoặc từ môi trường
Những tháng đầu khi vừa chào đời, trẻ sơ sinh thường có nhu cầu ngủ nhiều để phát triển, lượng thời gian ngủ này sẽ giảm dần khi trẻ dần lớn lên. Mặc dù mẹ đã tạo điều kiện để bé ngủ ngon giấc nhưng chất lượng giấc ngủ vẫn bị ảnh hưởng vì trẻ hay bị giật mình. Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình? Mẹ có thể tham khảo những yếu tố sau:
- Phản xạ tự nhiên: Khi được sinh ra, bé đã chuyển từ môi trường tử cung của mẹ sang môi trường bên ngoài dẫn đến việc phát triển một số phản xạ tự nhiên để giúp bé tránh khỏi nguy hiểm.
- Tâm lý nhạy cảm: Khi bé có cảm giác lo sợ, bất an, không thoải mái thường sẽ gặp ác mộng khiến trẻ ngủ không sâu giấc hay giật mình.
- Tiếng ồn lớn từ môi trường xung quanh: Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với tiếng động, đặc biệt là những tiếng ồn lớn sẽ khiến bé bị giật mình, khó chịu và khóc lớn. Đây cũng là câu trả lời cho thắc mắc “Tại sao trẻ sơ sinh hay giật mình khóc thét khi ngủ?” được nhiều ba mẹ tìm hỏi.
>> Tham khảo: Trẻ sơ sinh 3 ngày không ị có sao không? Cách xử lý
Bé sơ sinh ngủ hay giật mình do nguyên nhân bệnh lý
Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bé đang mắc phải một bệnh lý nào đó:
- Trào ngược dạ dày: Đây là bệnh lý phổ biến khiến trẻ bị giật mình khi ngủ, kèm theo các triệu chứng khác như: ho, khò khè, nôn trớ,...
- Thiếu canxi: Trẻ sơ sinh thiếu canxi thường bị còi xương, hay giật mình khi ngủ đi kèm với triệu chứng bé chậm mọc răng, hay đổ mồ hôi,...
- Bé có khả năng bị viêm tai giữa (trẻ sốt cao, tiết dịch, mủ,...), viêm họng (trẻ hắt hơi, sổ mũi, ho,...), giun sán (quấy khóc, ngứa hậu môn,...),...
- Mắc một số bệnh như bệnh tim, suy nhược cơ thể, thiếu máu,... cũng khiến bé dễ bị hoảng hốt khi ngủ.
>> Tham khảo: Sốt phát ban ở trẻ em: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết
Nguyên nhân liên quan đến phản xạ Moro
Tất cả trẻ sơ sinh được sinh ra với một số phản xạ bình thường của trẻ nhỏ, trong đó phản xạ giật mình hay còn gọi phản xạ Moro là một trong những phản xạ bình thường đó.
>> Tham khảo: Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu bú có đáng lo không?
Tại sao bé sơ sinh hay giật mình khi ngủ? (Nguồn: Sưu tầm)
Những điều cần biết về phản xạ Moro
Phản xạ Moro là gì?
Khi trẻ sơ sinh bị một kích thích bất kỳ như tiếng ồn hoặc ánh sáng chói, trẻ sẽ phản ứng lại bằng cách đột ngột duỗi tay và chân ra khỏi cơ thể và sang một bên và sau đó kéo chúng lại với nhau như thể một cái ôm. Mẹ có thể thấy phản xạ giật mình của trẻ khi mẹ nghiêng người để đặt con xuống giường, có thể khiến bé có cảm giác như bị ngã. Nó có thể đánh thức bé ngay cả khi chúng đang ngủ ngon.
Phản xạ Moro của trẻ sơ sinh có hai giai đoạn phản ứng:
- Giai đoạn 1: Trẻ có cảm giác như bị rơi tự do, trẻ sẽ phản ứng bằng cách nâng và duỗi tay chân ra, thậm chí bé có thể thở gấp, thở nhanh.
- Giai đoạn 2: Trẻ co tay và chân lại gần cơ thể thành tư thế bào thai, cảm giác như ôm mẹ vào lòng.
Phản xạ Moro là phản xạ bình thường, thậm chí phản xạ Moro thực sự tốt cho sức khỏe, vì nó cho thấy hệ thần kinh của bé đang phát triển đúng cách. Một trẻ sơ sinh nếu không có phản xạ Moro mới là dấu hiệu bệnh lý. Tuy nhiên, phản xạ này có thể làm phiền bé trong thời gian ngủ , vì nó có thể đánh thức con giữa giấc ngủ ngon. Nếu bị thức giấc liên tục và bé không chịu ngủ lại thì sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe.
>> Tham khảo: Thời gian ngủ của trẻ sơ sinh bao nhiêu giờ mỗi ngày là đủ?
>> Mẹ có thể tham khảo thêm cách thay tã cho bé nơi công cộng:
Tại sao phản xạ Moro xảy ra?
Phản xạ Moro xuất hiện vốn để bảo vệ trẻ sơ sinh trong những giai đoạn phát triển ban đầu. Giai đoạn đầu của phản ứng giúp em bé phản ứng với những kích thích khó chịu. Ở giai đoạn thứ hai, bé sẽ bám vào bất cứ thứ gì ở gần, trong nhiều trường hợp là mẹ, như một cách để bảo vệ mình khỏi bị ngã. Hai phản ứng này theo bản năng bảo vệ đứa trẻ khỏi bất kỳ mối nguy hiểm nào liên quan đến các kích thích trong môi trường.
Kích hoạt phản xạ Moro
Phản xạ Moro được kích hoạt bởi bất kỳ thay đổi đột ngột nào gây kích thích các giác quan của trẻ. Có rất nhiều tác nhân, nhưng những tác nhân phổ biến là:
- Tiếng ồn lớn.
- Cú va chạm đột ngột.
- Cường độ ánh sáng thay đổi đột ngột.
- Bất kỳ thay đổi nào khiến em bé mất thăng bằng chẳng hạn như tăng hoặc giảm độ cao (khi được đặt vào cũi, được đưa ra khỏi bồn tắm...).
- Sự thay đổi hướng của cơ thể em bé.
>> Tham khảo: Trẻ sơ sinh ngủ ít có đáng lo không và bố mẹ cần làm gì?
Các kích hoạt này có thể rất nhỏ nên mẹ sẽ không nhận thấy chúng. Tuy nhiên, đối với trẻ sơ sinh từ trước đến nay đã quen với việc sống trong bụng mẹ êm đềm thì những thay đổi dù là nhỏ nhất cũng có thể gợi lên phản xạ giật mình này.
Phản xạ Moro tồn tại trong bao lâu?
Phản xạ Moro bắt đầu từ khi trẻ mới sinh và kết thúc khi trẻ được 4 - 6 tháng. Trong khoảng thời gian đó, mẹ có thể thử áp cụng các cách dỗ trẻ ngủ. Phản xạ sẽ mất dần khi trẻ bắt đầu cứng cáp và có vận động tốt lên. Điển hình là vào bé 6 tuần tuổi, cơ cổ của bé trở nên mạnh hơn và khả năng giữ thăng bằng và tự hỗ trợ của bé bắt đầu cải thiện. Đây là bước khởi đầu của quá trình cải thiện phản xạ Moro.
>> Tham khảo: Trẻ mấy tháng biết đi? Trẻ chậm biết đi phải làm sao?
Phản xạ Moro hiện diện vốn để bảo vệ trẻ sơ sinh trong những giai đoạn phát triển ban đầu (Nguồn: Sưu tầm)
Bé ngủ hay giật mình có sao không?
Phản xạ giật mình vốn bảo vệ trẻ sơ sinh, nhưng nếu phản xạ này xuất hiện liên tục, trẻ thức giấc khi ngủ và quấy khóc giữa đêm xảy ra thường xuyên sẽ gây ra khá nhiều hệ lụy như:
Chậm tăng cân
Giấc ngủ sâu có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phục hồi sức khỏe và phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Nhưng mẹ nên lưu ý là giấc ngủ sâu hoàn toàn khác với trẻ sơ sinh ngủ nhiều. Khi trẻ ngủ say sẽ kích thích tuyến yên tiết hormone tăng trưởng cao gấp 4 - 5 lần so với bình thường, giúp trẻ tăng cân và phát triển chiều cao tốt hơn. Nếu trẻ sơ sinh bị giật mình liên tục, quấy khóc nhiều thì chất lượng giấc ngủ sẽ không đảm bảo, ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất của trẻ.
Giảm khả năng nhận thức
Bộ não của trẻ sơ sinh rất dễ bị tổn thương. Trong năm đầu đời, não bộ trẻ chưa thực sự hoàn thiện và dễ bị ảnh hưởng bởi các kích thích. Những trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ và khóc thét giữa đêm thường có khả năng học hỏi và xử lý tình huống kém hơn so với những bé ngủ ngon trong những tháng đầu đời. Không chỉ vậy, hiện tượng hay giật mình khi ngủ ở trẻ còn là nguyên nhân gây ra hậu quả như suy giảm sản xuất hormone tăng trưởng, ức chế hệ thống miễn dịch và tiêu hóa (trẻ dễ bị ốm và mắc các bệnh nhiễm trùng; ngưng thở, cao huyết áp...)
Ngủ hay giật mình có nguy cơ bé ngừng thở
Hiện tượng bé hay giật mình khi ngủ, khóc liên tục, không dỗ được dễ gây ức chế hô hấp, ngừng thở và nguy cơ đột tử tăng cao.
Trẻ dễ bị đói lả, giảm sữa mẹ
Nhiều trẻ hay bị giật mình và quấy khóc giữa đêm nhưng khi được mẹ cho bú lại không chịu bú. Điều này là do trẻ ngủ không ngon giấc, giảm sản xuất hormone tăng trưởng điều hòa cảm giác thèm ăn, dẫn đến tình trạng giảm phản xạ bú. Và hậu quả là sữa mẹ bị giảm đi, về lâu dài mẹ có thể mất sữa.
>> Tham khảo:
- Những cách chăm sóc trẻ sơ sinh 0-6 tháng mẹ cần biết
- Bổ sung vitamin A cho trẻ như thế nào là đủ?
Trẻ ngủ hay bị giật mình có nguy hiểm không (Nguồn: Sưu tầm)
Mẹ nên làm gì để giúp bé ngủ ngon, sâu giấc?
Bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc hay giật mình, nhiều bậc cha mẹ cũng rất quan tâm đến các biện pháp khắc phục tình trạng này. Dưới đây là một số biện pháp để giúp em bé của mình ngủ ngon và sâu giấc hơn nhé:
1. Cho bé không gian yên tĩnh để ngủ
Khi trẻ ngủ cần để trẻ trong phòng yên tĩnh, ánh sáng dịu, nhiệt độ phòng phù hợp, môi trường phòng ngủ không mùi lạ, ẩm mốc, thuốc lá sẽ kích thích làm trẻ khó ngủ.
2. Tập cách giữ trẻ đúng cách khi đặt xuống
Giữ trẻ gần càng lâu càng tốt khi mẹ đặt chúng xuống. Chỉ nhẹ nhàng thả trẻ ra sau khi lưng bé đã chạm vào nệm. Sự hỗ trợ này phải đủ để ngăn con có cảm giác bị ngã. Sau khi chào đời, bé sẽ làm quen với thế giới bên ngoài rất khác so với không gian chật hẹp bên trong bụng mẹ. Vì vậy, khi phản xạ Moro xảy ra, hãy ôm trẻ vào lòng, co tay và chân trẻ lại như tư thế trong bụng mẹ và giữ như vậy cho đến khi trẻ bình tĩnh lại.
Trẻ ngủ ngon hơn khi mẹ đặt bé nhẹ nhàng và đúng cách (Nguồn: Sưu tầm)
3. Quấn khăn cho bé
Quấn khăn nhằm hạn chế chuyển động của em bé và giúp tay chân trẻ co lại giống tư thế trong bụng mẹ, có thể giúp xoa dịu trẻ sơ sinh. Đây là lý do tại sao quấn khăn được thực hành trên khắp thế giới như một cách phổ biến để làm dịu và tạo cảm giác an toàn cho trẻ sơ sinh.
>> Tham khảo: Quấn khăn cho trẻ sơ sinh đúng cách
Giúp bé ngủ ngon hơn, mẹ có thể quấn khăn cho bé (Nguồn: Sưu tầm)
4. Tập bé vận động nhiều hơn
Đối với bé nhỏ, bạn có thể giúp bé phát triển kỹ năng vận động bằng cách cho bé nằm ngửa và nhẹ nhàng làm động tác đạp xe bằng chân. Đối với bé lớn hơn, hãy chọn các hoạt động giải trí nhẹ nhàng như đọc sách, vẽ tranh, kể chuyện hoặc hát.
Tuy nhiên, cần tránh cho bé chơi đùa quá mức, vận động mạnh hay nô đùa ngay trước giờ đi ngủ. Những hoạt động này có thể làm bé cảm thấy mệt mỏi và gây khó khăn trong giấc ngủ, dẫn đến tình trạng giật mình và quấy khóc trong đêm.
Tập cho bé vận động nhẹ nhàng sẽ tốt cho giấc ngủ của bé (Nguồn: Sưu tầm)
Mẹ có biết:
Đối với bé sơ sinh vốn có làn da nhạy cảm, mẹ nên ưu tiên lựa chọn tã dán có thành phần thiên nhiên dịu nhẹ, đảm bảo an toàn cho làn da của bé. Trong suốt hành trình phát triển của bé yêu không thể thiếu sự đồng hành của Huggies Skin Perfect! Đây là sản phẩm mới nhất của Huggies, cùng bố mẹ trong hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ của gia đình.
Kích ứng da là một trong những vấn đề thường gặp và gây ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé. Chính vì vậy, việc chọn loại tã chất lượng để bảo vệ làn da nhạy cảm của bé sơ sinh rất quan trọng! Thay thế cho dòng tã dán sơ sinh tràm trà, Huggies Skin Perfect đã được nâng cấp với nhiều cải tiến mới. Đây là chiếc tã cho bé đầu tiên tại Việt Nam sở hữu công nghệ DUAL ZONE với 2 vùng thấm hút riêng biệt cho phân và nước tiêu. Tã giúp giảm các tác nhân gây kích ứng da và duy trì pH trên da bé > Tham khảo:
- Lời nhạc hát ru bé ngủ ngon hay và ý nghĩa nhất
- 10 bài nhạc cho trẻ sơ sinh 1-3 tháng ngủ ngon, thông minh
7. Hạn chế cho bé ăn no trước giờ ngủ
Để giúp bé ngủ ngon và tránh bị giật mình khi ngủ, mẹ nên tránh cho bé ăn quá no ngay trước giờ đi ngủ. Đặc biệt, hạn chế cho bé ăn các thực phẩm dễ gây đầy bụng và khó chịu, chẳng hạn như trứng, phô mai và thực phẩm giàu protein. Những thực phẩm này có thể làm bé cảm thấy không thoải mái và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bé.
>> Tham khảo: Chế độ dinh dưỡng 0-12 tháng tuổi: Ăn gì, lượng ăn bao nhiêu
8. Sử dụng núm vú giả
Núm vú giả có thể giúp bé cảm thấy thư giãn và dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu hơn. Tuy nhiên, mẹ nên chọn loại núm vú giả mềm mại và chất lượng cao để đảm bảo an toàn cho bé. Việc sử dụng núm vú giả đúng cách có thể hỗ trợ bé trong việc ổn định tinh thần và cải thiện chất lượng giấc ngủ.
Mẹo dân gian trị giật mình khi ngủ cho trẻ sơ sinh
Một số mẹo dân gian giúp mẹ tránh tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay bị giật mình:
- Treo tỏi ở đầu giường.
- Treo cành dâu trong phòng.
- Sử dụng mùi từ vỏ cam, quýt, bưởi.
- Xông hơi phòng bằng tinh dầu.
- Sử dụng các loại thảo dược làm gối đinh lăng cho bé ngủ
- Đặt dao cùn trên đầu giường giúp trẻ xua đuổi tà khí và ngủ ngon hơn
Tuy nhiên, những cách làm này chưa có cơ sở khoa học và có thể gây ra những rủi ro không đáng có. Thay vào đó, nên tập trung vào việc tạo ra một môi trường ngủ an toàn, thoải mái và ổn định cho trẻ để hỗ trợ giấc ngủ của bé.
>> Tham khảo: Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị nấc cụt và cách chữa trị hiệu quả
Cách quấn khăn đúng để tránh trẻ sơ sinh ngủ bị giật mình
Quấn khăn cho bé sẽ giảm thiểu tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình, mẹ có thể tham khảo quy trình thực hiện đúng cách gồm các bước sau:
- Bước 1: Sử dụng một tấm chăn mỏng và lớn. Trải chăn ra một mặt phẳng.
- Bước 2: Gấp nhẹ một góc. Nhẹ nhàng đặt trẻ lên chăn, đầu ở mép của góc gấp.
- Bước 3: Đưa một góc của chăn lên khắp cơ thể bé và nhét vừa khít bên dưới chúng.
- Bước 4: Gấp mảnh chăn dưới cùng lên, chừa chỗ cho chân và tay của bé cử động.
- Bước 5: Đưa góc cuối cùng của chăn lên khắp cơ thể bé và nhét vào bên dưới chúng. Điều này sẽ chỉ để hở đầu và cổ của chúng.
>> Tham khảo: Trả lời của chuyên gia về chăm sóc giấc ngủ cho trẻ
Mẹ lưu ý là trẻ sơ sinh được quấn khăn cần nằm ngửa khi ngủ. Kiểm tra trẻ thường xuyên để đảm bảo trẻ không quá nóng.
Mẹ lưu ý là trẻ sơ sinh được quấn khăn cần nằm ngửa khi ngủ (Nguồn: Sưu tầm)
Khi nào cần đến gặp bác sĩ?
Mẹ sẽ đưa trẻ đến khám bác sĩ trong các tình huống sau:
- Không có phản xạ giật mình: Sự vắng mặt của phản xạ Moro, ở một bên hoặc cả hai bên, có thể báo hiệu các bất thường trong hệ thần kinh của em bé. Nếu thiếu phản xạ Moro ở một bên cơ thể của bé, đó có thể là hậu quả của việc gãy vai hoặc chấn thương dây thần kinh. Nếu phản xạ bị thiếu ở cả hai bên, nó có thể gợi ý tổn thương não hoặc tủy sống.
- Trẻ giật mình quá mức, sau khi đã thực hiện các biện pháp kể trên, đó có thể là biểu hiện của các bệnh lý.
- Trào ngược dạ dày thực quản: là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ hay giật mình khó ngủ
- Thiếu canxi: Dẫn tới còi xương, bé hay rướn người và giật mình khi ngủ. Trong trường hợp này, trẻ có thêm một số biểu hiện khác như chậm mọc răng, hay ra mồ hôi trộm.
- Trẻ bị ốm: Trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình có thể là do biểu hiện của một số bệnh như viêm tai giữa, viêm họng, giun sán,...
- Mắc một số bệnh lý: Trẻ bị bệnh tim, cơ thể suy nhược, thiếu máu kéo dài,... dễ bị giật mình khi ngủ
- Hệ thần kinh trung ương bị tổn thương: Các vấn đề về thần kinh như dây thần kinh của bé bị tổn thương hoặc rối loạn thần kinh bẩm sinh có thể gây ra triệu chứng trẻ sơ sinh hay giật mình khi ngủ.
>> Tham khảo: 8 cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh tại nhà an toàn hiệu quả
Mẹ hãy đưa bé đến bệnh viện ngay khi bắt gặp những triệu chứng sau (Nguồn: Sưu tầm)
Câu hỏi thường gặp về trẻ ngủ hay giật mình
Tại sao trẻ sơ sinh ngủ hay rặn è è?
Nếu mẹ bắt gặp em bé mới sinh hay vặn người khi ngủ và rặn è è thì cũng không cần lo lắng vì bé chỉ chưa quen với môi trường bên ngoài sau khi được sinh ra từ tử cung của mẹ mà thôi.
Trẻ sơ sinh ngủ bao nhiêu là đủ?
Trẻ sơ sinh thường không có một lịch trình ngủ cố định và có thể ngủ nhiều vào ban ngày hơn là ban đêm. Trong những tuần đầu sau khi sinh, trẻ có thể ngủ lên đến 20 giờ mỗi ngày và không theo một thời gian cụ thể nào. Các giấc ngủ của trẻ có thể kéo dài từ 30 phút đến 3 giờ, tùy thuộc vào từng bé và nhu cầu cụ thể của chúng.
Bé ngủ hay giật mình là thiếu chất gì? Cần bổ sung gì?
Nếu trẻ sơ sinh ngủ hay giật mình, có thể do thiếu canxi, vitamin D, magie, vitamin B12, hoặc sắt. Để cải thiện, hãy bổ sung thực phẩm giàu canxi như sữa và rau xanh, vitamin D qua ánh sáng mặt trời hoặc thực phẩm bổ sung, magie từ hạt và ngũ cốc, vitamin B12 từ thịt và sữa, cùng với sắt từ thịt đỏ và các loại đậu. Nếu tình trạng kéo dài, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định nguyên nhân và điều trị phù hợp.
>> Tham khảo:
- Nên bổ sung vitamin D3 cho trẻ sơ sinh thế nào là đúng?
- Phân trẻ sơ sinh thế nào là bình thường? Phân biệt màu sắc và mùi phân của bé
Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Chăm sóc bé hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.
>> Sản phẩm Huggies được bố mẹ tìm mua nhiều: tã dán Huggies, tã quần Huggies, tã dán Huggies size NB, tã dán Huggies tràm trà size S
>> Nguồn tham khảo:
- https://www.sleepingbaby.com/blogs/news/moro-reflex-how-to-stop-it-so-that-your-baby-can-get-good-night-sleep
- https://www.healthline.com/health/parenting/startle-reflex-in-babies
Từ khóa » Dễ Bị Giật Mình
-
Dù Không "có Tật" Nhưng Vẫn Hay "giật Mình", Kiểm Tra Ngay Kẻo Mắc ...
-
Tại Sao Bạn Hay Bị Giật Mình Khi Ngủ? - Hello Bacsi
-
Lý Do Khiến Bạn Ngủ Hay Bị Giật Mình - Vinmec
-
Cơn Hoảng Sợ Có Thể Là Dấu Hiệu Bệnh Nguy ... - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Tôi Dễ Bị Giật Mình, Phản ứng Mạnh Khi Nghe Tiếng động đột Ngột?
-
Nỗi ám ảnh Khi Ngủ Bị Giật Mình, Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Giật Mình Và Cảnh Báo... - Báo Văn Hóa
-
Phản ứng Giật Mình – Wikipedia Tiếng Việt
-
Giật Mình Khi Ngủ: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục | BvNTP
-
Cơn Hoảng Sợ Có Thể Là Dấu Hiệu Bệnh ... - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Nguyên Nhân Và Cách Cải Thiện Tình Trạng Trẻ Ngủ Hay Bị Giật Mình
-
Làm Thế Nào để Trẻ Hết Giật Mình Khi Ngủ Và Phát Triển Khỏe Mạnh?
-
CÁCH KHẮC PHỤC CHỨNG GIẬT MÌNH KHI NGỦ - King Luxury
-
Tại Sao Trẻ Sơ Sinh Hay Giật Mình Khi Ngủ? - Huggies
-
Trẻ 5 Tuổi Ngủ Hay Giật Mình: Những điều Ba Mẹ Cần Lưu Tâm - Monkey
-
Trẻ 7 Tuổi Ngủ Hay Giật Mình: Nguyên Nhân Và Giải Pháp - Monkey
-
Tìm Hiểu Hiện TượngTrẻ Sơ Sinh Ngủ Hay Giật Mình - Hapacol