Tại Sao Triết Lý Giáo Dục Lại Quan Trọng Với Mỗi Giáo Viên - IDJ Group
Có thể bạn quan tâm
Giáo viên là người cố vấn trong quá trình học tập, đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy học sinh suy nghĩ độc lập. Tuy nhiên, để làm điều đó, bạn phải có một triết lý giảng dạy của riêng mình. Học sinh luôn coi giáo viên là “hình mẫu” và do đó, bạn cần phải có những “tư tưởng” riêng để truyền cảm hứng cho chúng. Dưới đây là những lý do cụ thể tại sao bạn nên có một triết lý giáo dục nếu bạn là giáo viên.
1. Giúp giải mã con đường học tập Triết lý giảng dạy đã được coi như tấm bản đồ, chỉ ra hướng để tiến về phía trước. Người ta có thể cảm thấy bị lạc lối, mất phương hướng nếu không có bản đồ. Có thể một ngày nào đó, một thời điểm nào đó khi những áp lực của công việc giảng dạy kéo bạn đi. Bạn phải giảng dạy theo những cách mà nhà trường, phụ huynh yêu cầu hay những cách mà học sinh thích. Và như vậy, bạn đi xa dần so với con đường giảng dạy mà bạn lựa chọn ban đầu. Do đó, một bản đồ là điều cần thiết để bạn biết rằng bạn đang giảng dạy như thế nào và vì điều gì. Bạn sẽ không thể mang đến cho học sinh học một điều gì đó cho đến khi bạn biết tại sao bạn phải giảng dạy nó và làm thế nào bạn có thể dạy tốt được nó. Một khi bạn biết con đường của mình, bạn cũng sẽ giúp học sinh lên kế hoạch để đến đích.
2. Ảnh hưởng đến xã hội Giáo viên được coi là những kĩ sư tâm hồn, là người kiến tạo nên tương lai. Vai trò của giáo viên là giúp học sinh thể hiện được bản sắc cá nhân và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Một giáo viên có thể để lại tác động sâu sắc đến học sinh và giúp học sinh đưa ra quyết định độc lập trong tương lai. Các giá trị cốt lõi mà học sinh học được từ giáo viên ngày hôm nay sẽ được áp dụng và sử dụng trong tương lai khi học sinh trưởng thành. Một triết lý giáo dục tốt sẽ giúp bạn trao truyền được các giá trị tích cực đến học sinh. Nếu bạn tin vào việc tư duy độc lập, dám dũng cảm phá vỡ định kiến, thì học sinh của bạn sẽ đi theo con đường tương tự. Nếu triết lý của bạn chấp nhận những điều sẵn có, thay vì đặt câu hỏi và tư duy thì học sinh cũng bạn cũng sẽ lặp lại y chang. Triết lý giáo dục sẽ dạy cho học sinh sự cần thiết phải nhận biết và giải quyết các vấn đề. Cùng với sự phát triển của học sinh, nó sẽ cải thiện và thay đổi các chuẩn mực của xã hội chúng ta và làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.
3. Đặt mình ở vị trí của học sinh Bằng cách xây dựng và hình thành triết lý giảng dạy của bản thân, một giáo viên sẽ phải luôn xem xét và phân tích từ quan điểm của học sinh. Ngoài việc hiểu được tâm lý và hành vi của học sinh, giáo viên cũng có thể biết được học sinh cảm nhận hành động của mình như thế nào. Điều này giúp học sinh thích nghi với các chiến lược giảng dạy tốt hơn, cuối cùng dẫn đến kết quả học tập được cải thiện. Trên hết, một giáo viên sẽ có thể phân tích hành động của mình và hiểu được những mặt tích cực và tiêu cực của phương pháp mà mình đang áp dụng. Nói cách khác, việc xây dựng triết lý giảng dạy nhằm góp phần khám phá tâm trí của người học (học sinh), hỗ trợ học sinh phát hiện những khả năng của bản thân chúng.
4. Để tránh thói quen “phán xét” Triết lý giáo dục cũng dạy cho một giáo viên bài học về việc không làm tổn thương đến tính cách của mỗi học sinh. Hãy nhớ rằng bạn cần phải nhìn nhận tất cả học sinh giống như nhau. Nhưng, điều này vẫn sẽ không ảnh hưởng đến tiềm năng và khả năng độc đáo của mỗi học sinh. Là nhà giáo dục, bạn được yêu cầu sự sáng tạo, tự chủ và tò mò cho tất cả học sinh mà không ảnh hưởng đến trình độ trí tuệ của chúng. Bạn không được phép từ bỏ một học sinh kém hay không chấp nhận dạy những học sinh có trình độ thấp hơn. Triết lý giáo dục dạy bạn điều đó, nơi bạn dạy học với sự kiên trì bền bỉ mà không “phán xét” hay “định kiến”.
5. Chấp nhận sự đa dạng của các đối tượng học sinh Triết lý giảng dạy cũng là cách bạn nhìn nhận về các đối tượng học sinh. Nó giúp giáo viên có ý thức về sự đa dạng các đối tượng học sinh trong lớp học. Giáo viên không coi những học sinh kém là phần thừa của xã hội. Thông qua triết lý giáo dục, giáo viên có thể hiểu làm thế nào để đối phó với các học sinh và xây dựng một cộng đồng lớp học tích cực bất chấp sự khác biệt về nguồn gốc, nền tảng gia đình, điều kiện kinh tế và trình độ học vấn.
Cuối cùng… Thông qua triết lý giáo dục, bạn trả lời câu hỏi, bạn dạy học để làm gì? Hay theo quan điểm của bạn thì mục đích cuối cùng của giáo dục nói chung của công việc mà bạn làm nói riêng là gì? Từ đó, bạn có thể đảm bảo rằng học sinh không chỉ có được những kiến thức để đi thi, để tốt nghiệp mà còn phát triển ý thức về bản thân, về cộng đồng, về các giá trị nhân đạo và đạo đức. Những giá trị này sẽ là nền tảng để học sinh học tập suốt đời và có được thành công thực sự. Nó cũng giúp cho học sinh sẽ trở thành những công dân có trách nhiệm trong tương lai. Triết lý giảng dạy của bạn là gì? Bạn đã chia sẻ triết lý đó đến với phụ huynh, học sinh và các đồng nghiệp như thế nào? Hãy chia sẻ cùng chúng tôi. Bạn cũng có thể tham khảo khóa học về “Triết lý giảng dạy của giáo viên” để có thêm những ý tưởng cho công việc của mình.
[content_block id=4692 slug=chan-trang-cac-bai-viet-kien-thuc-truong-hoc] GIỚI THIỆU VỀ IDJ GROUPTừ khi thành lập, IDJ Group đã khẳng định thương hiệu của mình với tư cách là một tập đoàn đầu tư sáng tạo, hiệu quả và uy tín hàng đầu trên thị trường. Những dấu ấn quan trọng trong chặng đường của IDJ Group gồm:
– 16/08/2004: IDJ được thành lập với sự ra đời của công ty IDJ Connection – Một công ty tư vấn đầu tư, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam.
– 15/03/2007: IDJ Financial (IDJF) được thành lập với số vốn điều lệ là 149,6 tỷ đồng (Nay là IDJ Investment).
– Tháng 07/2007: Đầu tư và phát triển dự án Trường Hanoi Academy thông qua Công ty IDJ Education (Nay là Trường Song ngữ Quốc tế Hanoi Academy).
– Tháng 6 năm 2008: Công ty Cổ phần Xây dựng Dân dụng và Công Nghiệp IDJ (IDJ Construction) được thành lập với vốn điều lệ 5,000,000 USD.
– 22/9/2008: Công ty Cổ phần Quản lý Tài sản IDJ (IDJ Asset) ra đời.
– 05/01/2009: IDJ Investment đầu tư phát triển khối Trung tâm Thương mại và 3 tầng văn phòng tại Tổ hợp Khách sạn 5 sao – Văn phòng Hạng A – Trung tâm thương mại cao cấp Grand Plaza mua lại từ Tập đoàn CharmVit, Hàn Quốc (IDJ Financial là đơn vị quản lý).
– 09/09/2009: Hà Nội Academy khai giảng niên khóa đầu tiên với trên 500 học sinh.
– 05/06/2010: IDJF tăng vốn điều lệ lên 326 tỷ đồng.
– 13/09/2010: IDJF niêm yết trên Sàn Giao dịch Chứng khoán Hà Nội HNX với mã chứng khoán IDJ.
– 15/01/2011: Được công nhận là một trong 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam theo Bảng xếp hạng VNR 500 (Tính theo số thuế nộp cho Nhà Nước). Đồng thời giá trị tài sản của tập đoàn vượt mốc 1.200 tỷ đồng
– 23/06/2014: IDJ Group nhận giải thưởng “Doanh nghiệp Sáng tạo và Chất lượng” do Hiệp hội Quản trị Paris, Pháp trao tặng.
– 14/11/2016: Học viện Quản trị Kinh doanh IDJ được thành lập. Học viện IDJ có quan hệ hợp tác chiến lược với các trường, các trung tâm đào tạo quản trị kinh doanh cũng như các doanh nghiệp thành công tại nước ngoài để triển khai chương trình đào tạo quản trị kinh doanh thực tế ngắn hạn dành cho các cấp lãnh đạo và cán bộ doanh nghiệp trên cả nước, học tại nước ngoài.
– 12/5/2017: IDJ Group thành lập pháp nhân mới mang tên TẬP ĐOÀN IDJ (IDJ Group) nhằm kết nối các công ty thành viên, đồng thời đảm nhận vai trò kết nối giao thương quốc tế cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.
– 25/10/2017: Thành lập công ty IDJ Real tập trung đầu tư vào các dự án bất động sản giá trị và tăng trưởng trên thị trường.
Giới thiệu Sản phẩm dịch vụ Liên hệ- Trang chủ
- Giới thiệu
- Về chúng tôi
- Nhân sự chủ chốt
- Công ty thành viên
- Dự án tiêu biểu
- Hoạt động xã hội
- Sản phẩm & Dịch vụ
- Môi giới mua bán dự án bất động sản
- Tái cấu trúc, mua bán sáp nhập, gọi đầu tư cho các công ty
- Viết kế hoạch kinh doanh
- Tư vấn dự án
- Đầu tư vào các cơ hội tăng trưởng
- Tư vấn chiến lược niêm yết công ty
- Tìm kiếm nhà đầu tư
- Tin tức & sự kiện
- Liên hệ
Từ khóa » Triết Lý Giáo Dục Của Bạn Là Gì
-
Triết Lí Giáo Dục Của Bạn Là Gì? - Táo Trường Học
-
Là Giáo Viên, Triết Lí Giáo Dục Của Bạn Là Gì?
-
TRIẾT LÝ GIÁO DỤC CỦA BẠN LÀ GÌ? | Horizon Tesol
-
Triết Lý Giáo Dục Của Việt Nam Là Gì? - Báo Tuổi Trẻ
-
Triết Lý Giảng Dạy Của Bạn Là Gì? - TopLoigiai
-
Thiết Kế Triết Lý Giáo Dục Của Bạn - EFERRIT.COM
-
Triết Lí Giáo Dục Của Bạn Là Gì?
-
Một Số Luận Giải Về Triết Lý Giáo Dục
-
Triết Lý Giáo Dục Sẽ Giúp Tạo Ra Ai, Cái Gì?
-
TRIẾT LÝ GIÁO DỤC - Gia Sư Tâm Tài Đức
-
Góp Phần Bàn Về Triết Lý Giáo Dục Là Gì ? Là ... - Hồ Nam Photo
-
Góp Phần Bàn Về Triết Lý Giáo Dục Việt Nam Hiện Nay
-
Triết Lý Và Phương Pháp Giảng Dạy
-
Triết Lý Là Gì? Một Số Triết Lý Trong Giáo Dục | Ngoại Ngữ Cộng đồng