Tâm Lí Học Phát Triển Và ứng Dụng Trong Giáo Dục đặc Biệt - 123doc

Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)
  1. Trang chủ
  2. >>
  3. Giáo án - Bài giảng
  4. >>
  5. Giáo dục hướng nhiệp
Tâm lí học phát triển và ứng dụng trong giáo dục đặc biệt: Bài 1. Đối tượng, nhiệm vụ và sự hình thành của tâm lí học phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.33 KB, 5 trang )

Tên học phần: Tâm lí học phát triển và ứng dụng trong giáo dục đặc biệt(Developmental Psychology and Application of Special Education)Mã học phần : SPEC 231Bài 1. Đối tượng, nhiệm vụ và sự hình thành củatâm lí học phát triểnThời lượng: 90 phútHọc xong nội dung này, người học có thể:- Nắm bắt được đối tượng, nhiệm vụ của tâm lí học phát triển- Có hiểu biết về sự hình thành, các giai đoạn hình thành của tâm líhọc phát triển trên thế giới .- Sinh viên có quan điểm đúng về sự phát triển của trẻ, các quan điểmphát triển tâm lí con người.Chương 1. Những vấn đề chung của tâm lí học phát triển1.1. Nhập môn tâm lí học phát triển1.1.1. Đối tượng, nhiệm vụ của tâm lí học phát triển (TLHPT)a.Đối tượng:- TLHPT tuân theo nguyên tắc, cơ sở lý luận của tâm lý học đại cương vàchịu sự tác động của những quy luật riêngcó những đặc điểm đặc trưng tạonên nhiệm vụ đặc biệt của TLHPT.- Tâm lý học phát triển là một trong những chuyên ngành cơ bản, quantrọng của tâm lý học. Đối tượng nghiên cứu của nó là những động lực,điều kiện, những quy luật phát triển, những sự biến đổi quá trình, cácthuộc tính, các phẩm chất tâm lý trong sự hình thành nhân cách của conngười với tư cách là một thành viên của xã hội, theo sự trưởng thành củalứa tuổi.Tâm lý học phát triển là một chuyên ngành của Tâm lý học, ra đời vào đầuthế kỉ XX, cùng với sự xuất hiện của các lí thuyết khoa học lớn về sự pháttriển tâm lý con người như thuyết phân tâm, thuyết hành vi, thuyết phátsinh nhận thức, thuyết hoạt động. Những tri thức trong lĩnh vực Tâm lý họcphát triển có khả năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đặc biệt là trong giáodục nhân cách con người nói chung, trong tham vấn tâm lý, công tác xãhội, quản lý nhân sự.1Là một chuyên ngành của Tâm lý học, Tâm lý học phát triển kế thừa mọithành tựu của lĩnh vực khoa học chuyên nghiên cứu đời sống tinh thầncủa con người và có mối liên hệ chặt chẽ với các chuyên ngành Tâm lýhọc khác như Tâm lý học đại cương, Tâm lý học giáo dục, Tâm lý họcnhân cách, Tâm lý học nhận thức, Tâm sinh lý học,...Bên cạnh đó, Tâm lýhọc phát triển có sự độc lập tương đối và có đối tượng nghiên cứu riêng.Một cách chung nhất, Tâm lý học phát triển nghiên cứu sự phát triển tâmlý của con người với tư cách là thành viên của xã hội.Nói một cách chi tiết hơn, Tâm lí học phát triển nghiên cứu nguồn gốc,động lực, cơ chế, quy luật và các điều kiện của sự phát triển tâm lý conngười, với tư cách là thành viên của xã hội, qua các giai đoạn lứa tuổi.Đôi khi Tâm lý học phát triển được cho là cách gọi khác của Tâm lý họclứa tuổi vì chúng đều nghiên cứu quy luật, đặc điểm sự phát triển tâm lýcủa con người theo lứa tuổi. Tuy nhiên, mỗi môn học có những điểm nhấnkhác nhau.Tâm lý học lứa tuổi thường được dạy trong các trường sư phạm,nhấn mạnh những quy luật vận động và phát triển tâm lý tạo nền tảng chocác hoạt động sư phạm, và chú trọng đến trẻ em, học sinh, sinh viên hơncác giai đoạn trưởng thành, tuổi trung niên và người cao tuổi. Trong khiđó, Tâm lý học phát triển chú trọng đến tất cả các giai đoạn phát triển tâmlý con người, từ khi sinh ra đến khi mất đi, như một quá trình phát triển liêntục, tích cực của mỗi cá nhân trong xã hội, nhằm hiện thực hóa bản thânvà đạt đến những mục tiêu cuối cùng của cuộc đời con người.Tâm lý học lứa tuổi gồm các ngành học sau:- TLH trong thời kỳ bào thai (thai giáo học)-TLH tuổi thơ (tuổi hài nhi)-TLH trước tuổi học – tuổi mẫu giáo-TLH học sinh tiểu học-TLH người trưởng thành-TLH người già-TLH của những trẻ em phát triển không bình thườngb. Nhiệm vụ của TLHPT: Nghiên cứu những đặc điểm phát triển các quá trìnhtâm lý, những thuộc tính, những phẩm chất nhân cách, những khả năng, điềukiện phát triển theo lứa tuổi cũng như quy luật, con đường hình thành và pháttriển của chúng.1.1.2. Sự hình thành và phát triển của tâm lí học phát triển2* Trên thế giới, các nước phương Tây- Khoảng giữa cuối thế kỷ XIX, các nhà nghiên cứu tự nhiên đã chúý đến nguồc con người (Charlen DarUyn), ông đã nghiên cứu svà giả địnhsự giống nhau giữa hành vi con người với hành vi các loài khác có cùng tổtiên tiến hoá. Wihem Preyer (Đức) quan tâm đến sự phát triển của phôithai, sau đó ông mở rộng các nghiên cứu về sự phát triển hành vi sausinh.- Cuối thế kỷ XIX, các nhà khoa học của Mỹ và châu Âu đã bắt đầunghiên cứu về trẻ em và áp dụng nhiều phương pháp khác nhau, đặc biệt làphương pháp quan sát.- 1878, nhà tâm lý học Mỹ G.Stanley Hall được coi là người sáng lậpTLH trẻ em hiện đại ở Mỹ, 1891, ông đã phát hành tạp chí về TLPT vàTâm lí di truyền ở Mỹ, ông là người đầu tiên áp dụng bảng hỏi và lập bảngcâu trả lời theo giới tính, môi trường sống..- 1890, Sigmund Freud, là người sử dụng những ý tưởng của phântâm học nghiên cứu về những trải nghiệm tuổi thơ ảnh hưởng đến suynghĩ và hành động khi trưởng thành- Alfred Binet là nhà tâm lí học người Pháp đầu tiên đưa ra phươngpháp đánh giá trí thông minh. Là người tiên phong trong nghiên cứu đặcđiểm khác biệt giữa các cá nhân.- John .B.Watson quan sát những kích thích phản ứng từ cháu trai 9tháng tuổi để nghiên cứunhững kích thích mà người lớn có thể kiểm soátđược trẻ.- Piaget nhấn mạnh đến sự thích nghi và thăng bằng môi trường ởtuổi ấu thơ. Ông là người chú trọng nghiên cứu nhận thức của trẻ* Trên thế giới – các nhà nghiên cứu TLH Nga- Từ năm 1896, Tâm lý học ở Nga đã phát triển không ngừng vàđược nghiên cứu về phản xạ tâm lí, ý thức của người trưởng thành, bảnchất xã hội tâm lí người và các quy luật hình thành ngôn ngữ trẻ em điểnhình là Pavlop, Blonxki, Vưgôtxki, Encolin, Leonchiev... Ngoài ra, các ôngcòn nghiên cứu về hoạt động chủ đạo, trò chơi, tính tích cực, chủ độngcủa các cá nhân.* Tâm lý học phát triển ở Việt Nam: Còn rất non trẻ với những người tiênphong như: GS.TS. Hồ Ngọc Đại. bác sỹ Nguyễn Khắc Viện, GS. NguyễnÁnh Tuyết.3Tài liệu tham khảo[1] Nguyễn Văn Đồng (2004). Tâm lí học phát triển, NXB chính trị quốc gia,2004.[2] Nguyễn Thạc (2003). Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu sự pháttriển của trẻ em. ĐHSP HN.[3] Nguyễn Ánh Tuyết chủ biên (2002), Tâm lí học trẻ em lứa tuổi mầmnon, NXB ĐHSPHN.[4] Nguyễn Quang Uẩn chủ biên (2003), Tâm lí học lứa tuổi và tâm lí họcsư phạm, ĐHSPHN.[5]*. Berger K.S (2000). The developing person, 2nd ED. NY.[6]*. Vasta, Haith M, Miler S, Child psychology (1999), 3rdEd, NY.45

Tài liệu liên quan

  • Hoạt động giao tiếp và sự hình thành, phát triển tâm lý, ý thức pot Hoạt động giao tiếp và sự hình thành, phát triển tâm lý, ý thức pot
    • 44
    • 1
    • 9
  • Chương 1 Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển, đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa học tập tư tưởng Hồ Chí Minh Chương 1 Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển, đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
    • 55
    • 1
    • 2
  • Chương 1 Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển, đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa học tập tư tưởng Hồ Chí Minh Chương 1 Nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển, đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa học tập tư tưởng Hồ Chí Minh
    • 86
    • 1
    • 1
  • slide bài giảng môn kinh tế vùng - chương 3: phân công lao động theo lãnh thổ và sự hình thành của vùng kinh tế slide bài giảng môn kinh tế vùng - chương 3: phân công lao động theo lãnh thổ và sự hình thành của vùng kinh tế
    • 17
    • 1
    • 15
  • Chương1: nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển, đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa học tập tư tưởng Hồ Chí Minh docx Chương1: nguồn gốc, quá trình hình thành và phát triển, đối tượng, nhiệm vụ và ý nghĩa học tập tư tưởng Hồ Chí Minh docx
    • 36
    • 684
    • 0
  • Ôn tập chương 2: CƠ SỞ VÀ SỰ HÌNH THÀNH , PHÁT TRIỂN CỦA TÂM LÝ potx Ôn tập chương 2: CƠ SỞ VÀ SỰ HÌNH THÀNH , PHÁT TRIỂN CỦA TÂM LÝ potx
    • 14
    • 683
    • 1
  • Chương 1: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ pptx Chương 1: ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ pptx
    • 16
    • 1
    • 9
  • NGUỒN GỐC, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN, ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP TƯ TƯỞNG HỒ Chí MINH pps NGUỒN GỐC, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN, ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC HỌC TẬP TƯ TƯỞNG HỒ Chí MINH pps
    • 84
    • 1
    • 5
  • Lịch sử lớp 6 - Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành của chủ nghĩa tư bản ở châu âu doc Lịch sử lớp 6 - Sự suy vong của chế độ phong kiến và sự hình thành của chủ nghĩa tư bản ở châu âu doc
    • 5
    • 1
    • 0
  • Chương 1: NGUỒN GỐC, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN, ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ Ý NGHĨA HỌC TẬP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH pps Chương 1: NGUỒN GỐC, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN, ĐỐI TƯỢNG, NHIỆM VỤ VÀ Ý NGHĨA HỌC TẬP TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH pps
    • 25
    • 824
    • 1

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

(72.5 KB - 5 trang) - Tâm lí học phát triển và ứng dụng trong giáo dục đặc biệt: Bài 1. Đối tượng, nhiệm vụ và sự hình thành của tâm lí học phát triển Tải bản đầy đủ ngay ×

Từ khóa » Slide Tâm Lý Học Phát Triển