Tâm Linh – Wikipedia Tiếng Việt

Bài viết này có nhiều vấn đề. Xin vui lòng giúp đỡ cải thiện nó hoặc thảo luận về những vấn đề này trên trang thảo luận.
Bài viết hoặc đoạn này cần người am hiểu về chủ đề này trợ giúp biên tập mở rộng hoặc cải thiện. Bạn có thể giúp cải thiện trang này nếu có thể. Xem trang thảo luận để biết thêm chi tiết.
Bài viết này cần thêm chú thích nguồn gốc để kiểm chứng thông tin. Mời bạn giúp hoàn thiện bài viết này bằng cách bổ sung chú thích tới các nguồn đáng tin cậy. Các nội dung không có nguồn có thể bị nghi ngờ và xóa bỏ.
Bài viết hoặc đoạn này cần được wiki hóa để đáp ứng tiêu chuẩn quy cách định dạng và văn phong của Wikipedia. Xin hãy giúp sửa bài viết này bằng cách thêm bớt liên kết hoặc cải thiện bố cục và cách trình bày bài.
Bài viết hay đoạn này có thể chứa nghiên cứu chưa được công bố. Xin hãy cải thiện bài viết bằng cách xác minh các khẳng định và thêm vào các chú thích tham khảo. Những khẳng định chứa các nghiên cứu chưa công bố cần được loại bỏ.
Thomas Aquinas phát triển tâm linh chiêm niệm
Tượng Phật đứng, Gandhara, đầu Công nguyên.

Tâm linh là một khái niệm được phát triển, thay đổi theo thời gian và có nhiều cách hiểu khác nhau. Nó được hiểu một cách truyền thống như là một tiến trình tôn giáo nhằm tái tạo dạng thức nguyên gốc của con người, hướng tới hình ảnh "chúa trời" như là một đấng sáng thế, cùng với các văn bản tôn giáo thiêng liêng của các tôn giáo trên thế giới.

Ngày nay, tâm linh được hiểu rộng rãi như là các trải niệm chủ quan của con người về các khía cạnh thiêng liêng[1], là các giá trị và ý nghĩa sâu sắc nhất mà vì đó người ta sống. Điều này có liên quan hệ thống niềm tin về một cõi siêu nhiên vượt ra bên ngoài thế giới thông thường có thể quan sát được của loài người[2], sự tu luyện nhân cách, sự tìm kiếm một ý nghĩa thiêng liêng và tối thượng, v.v...

Ngoài ra tâm linh có thể bị hiểu một cách lệch lạc[3] là các hiện tượng và khả năng siêu thường của con người như ngoại cảm, đầu thai, lên đồng, ma nhập,... mà ngày nay được xem là giả khoa học, mê tín dị đoan.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Vốn từ tiếng Việt từ xưa (được ghi trong các từ điển của A. de Rhodes năm 1561, của P. de Béhaine năm 1772, của J. L. Taberd năm 1838) có đề cập đến “hồn”, “tâm”, “linh hồn”, nhưng không có từ “tâm linh”. Đến nửa đầu thế kỷ XX, mới thấy một số nhà soạn từ điển ghi từ “tâm linh”, nhưng nội hàm lại mang nhiều khác biệt.[4] Theo Hán Việt Từ điển của Đào Duy Anh xuất bản lần đầu năm 1932 thì tâm linh là “cái trí tuệ tự có trong lòng người”[5].

Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên)[6], thì tâm linh hiểu theo hai nghĩa: “ tâm hồn, tinh thần" và "khả năng biết trước một biến cố nào đó sẽ xảy ra đối với mình, theo quan niệm duy tâm".

Góc nhìn tôn giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Hồi giáo và Kitô giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Phật giáo

[sửa | sửa mã nguồn]

Sự thực hành Phật giáo trong tiếng Phạn được gọi là bhavana, có nghĩa tiến triển, phát triển hay trau dồi. Đây là một khái niệm quan trong trong phật giáo. Từ bhavana thường ghép với các từ khác thành các cụm từ, thí dụ như citta-bhavana (phát triển trau dồi tâm) or metta-bhavana (phát triển trao dồi lòng từ bi). Khi đứng một mình thì từ bhavana là để chỉ về "tu luyện tâm linh" nói chung.

Các con đường tu luyện Phật giáo để được giải thoát khỏi vòng luân hồi để đến đến niết bàn được biết đến rộng rãi nhất là Bát chính đạo, Thập địa và và Bồ tát đạo thứ đệ.

Góc nhìn khoa học

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên quan đến sức khỏe tinh thần

[sửa | sửa mã nguồn]

Trải niệm tâm linh

[sửa | sửa mã nguồn]

Xem thêm

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Linh hồn
  • Siêu thường
  • Ngoại cảm
  • Siêu tâm lý học
  • Tôn giáo
  • Chủ nghĩa duy tâm
  • Ngụy khoa học

Chú thích

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Saucier, Gerard; Skrzypińska, Katarzyna (tháng 10 năm 2006). “Spiritual But Not Religious? Evidence for Two Independent Dispositions”. Journal of Personality (bằng tiếng Anh). 74 (5): 1257–1292. doi:10.1111/j.1467-6494.2006.00409.x. ISSN 0022-3506.
  2. ^ Schuurmans-Stekhoven, James (12 tháng 8 năm 2014). “Measuring Spirituality as Personal Belief in Supernatural Forces: Is the Character Strength Inventory-Spirituality subscale a brief, reliable and valid measure?”. Implicit Religion (bằng tiếng Anh). 17 (2): 211–222. doi:10.1558/imre.v17i2.211. ISSN 1743-1697.
  3. ^ “Văn hóa tâm linh - di sản của tài nguyên văn hóa Việt Nam”. Báo Thanh Niên. 11 tháng 8 năm 2022. Truy cập ngày 29 tháng 6 năm 2023.
  4. ^ Hồ Bá Thâm (2014). “Tìm hiểu các định nghĩa khác nhau về tâm linh”. Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo. Tập 137, số 11: 32–43.
  5. ^ Đào Duy Anh (2001). Hán Việt từ điển. Nhà xuất bản Văn hóa Thông Tin.
  6. ^ Viện Ngôn ngữ học (2006). Từ điển Tiếng Việt. Nhà xuất bản Đà Năng.
Hình tượng sơ khai Bài viết liên quan đến triết học này vẫn còn sơ khai. Bạn có thể giúp Wikipedia mở rộng nội dung để bài được hoàn chỉnh hơn.
  • x
  • t
  • s
Tiêu đề chuẩn Sửa dữ liệu tại Wikidata
  • GND: 4116568-8
  • LCCN: sh85126779
  • NKC: ph116237

Từ khóa » Từ Ghép Với Linh