Tâm Lý Học Trong Việc Thiết Kế Logo

Cụm từ “thiết kế logo” thể hiện hoạt động làm ra một logo, và từ “logo” được dình để chỉ bất cứ một biểu tượng nào được tạo ra với mục đích nhận dạng (khác với các biểu tượng khác). Cụm từ “Tâm lý học của thiết kế logo” là mảng nghiên cứu về các ý nghĩa có thể suy ra khi người ta nhìn vào logo, ngoài những điều “hiển nhiên” về nhận dạng như màu sắc, hình dáng vuông hay tròn v.v..

Định nghĩa tâm lý học trong quá trình thiết kế logo

Trước khi tìm hiểu xa hơn, chúng ta hãy bắt đầu với khái niệm cơ bản: “Tâm lý học” trong thiết kế logo là gì?

Việc nắm chắc khái niệm này sẽ giúp bạn ít nhiều kiểm soát được những ngữ nghĩa mà người khác có thể suy ra từ logo của bạn. Bạn nên biết rằng về mặt bản chất, bất kỳ sản phẩm nào chứa đựng nghĩa bổ sung (additional meaning) đều có thể bị sử dụng để tạo ra một ý nghĩa khác.

Một ví dụ là: Khái niệm “logo” được lấy từ từ Hi Lạp “logos”, có nghĩa là “từ” (“word”). Vì thế khi bạn thiết kế một logo, thực tế bạn viết ra một “từ” bằng hình ảnh và “từ” đó sẽ được dùng để khách hàng nhận diện bạn (hay công ty thuê bạn thiết kế logo) với các công ty khác.

thiet_ke_logo_432013

Chữ “logos” trong tiếng Hy Lạp

Khách hàng sẽ hiểu và liên tưởng logo của bạn giống như cách họ làm với từ ngữ: Họ suy ra ý nghĩa từ góc nhìn cá nhân. Mà những điều này lại bị ảnh hưởng chủ yếu từ văn hóa và các trải nghiệm cá nhân. Những người với học vấn khác nhau sẽ nhìn thấy những nghĩa khác nhau của cùng một từ và rất có thể họ sẽ thấy như vậy với logo của bạn. Điều bạn muốn làm là hãy nghĩ từng phần của logo mang một đặc tính riêng và sau đó làm cách nào thể hiện được ý nghĩa với từng đặc tính và nghĩ xem mọi người sẽ hiểu các đặc tính ấy như thế nào. Khi bạn dành càng nhiều thời gian với những đặc tính cần thể hiện, bạn sẽ càng kiểm soát được tốt hơn việc mọi người nghĩ thế nào về logo khi họ thấy nó.

Các đặc điểm của một logo có thể ở vô số dạng khác nhau nên trong bài viết này chỉ tập trung vào hai đặc điểm phổ biến và cơ bản nhất của logo: màu sắc và hình dáng.

Vai trò của màu sắc

Vai trò của màu sắc trong tâm lý học thiết kế logo thường bị chính các công ty hiểu nhầm, nhưng không phải không có lý do. Việc người ta thường quá coi nhẹ việc sử dụng màu sắc dẫn tới các câu đại loại như: “Tôi muốn logo của mình màu đỏ, vàng, xanh, tím và nâu bởi vì…”

Chọn màu đúng cho logo của bạn sẽ đưa bạn lên một tầm cao mới của việc thêm nghĩa cho logo. Nhưng hãy cẩn thận vì màu sắc khác nhau mang những ý nghĩa khác nhau ở các nền văn hóa khác nhau. Hình ảnh bên dưới thể hiện những điều mà người dùng sẽ suy ra khi nhìn thấy màu tương ứng ở xã hội phương Tây.

thiet_ke_logo__1_432013

Lời khuyên là chỉ nên lấy một màu duy nhất cho logo của bạn. Việc này sẽ kiểm soát tốt hơn điều mọi người sẽ nghĩ khi thấy logo của bạn và trên hết bạn có thể dùng nó như một chiến lược quảng bá thương hiệu của mình. Dần dần, người dùng sẽ liên kết màu sắc đó với thương hiệu của bạn. hãy xem các ví dụ sau:

thiet_ke_logo__8_432013

Một lời khuyên khác là dù bạn chọn màu gì, hãy chắc rằng logo của bạn hiện rõ ràng khi in bằng màu đen trên nền trắng cũng như in bằng màu trắng trên nền đen. Tại sao? Nó sẽ giúp bạn có một độ nhận diện thương hiện vững chắc, hơn nữa, dưới góc nhìn tâm lý học, việc bạn thêm màu để thêm ý nghĩa vào logo cũng chỉ là việc phụ và không nên ảnh hưởng đến việc hiểu ý nghĩa chính của logo.

Vai trò của hình dáng

Dưới góc nhìn tâm lý học, hình dáng thể hiện được rất nhiều điều. Bộ não con người được “lập trình” để hiểu và ghi nhớ các hình dáng. Đó là cách chúng ta học hỏi những điều xung quanh. Một hình dáng đặc biệt có thể được nhớ rất lâu sau khi chúng ta thấy nó. Bạn có nhớ hình dáng của logo Nike? McDonald hay biểu tượng Olympic?

thiet_ke_logo__2_432013

Chúng ta thường hay phân biệt chữ viết và các biển tượng như nếu bạn nghĩ một chút thì sẽ thấy các chữ cái về bản chất cũng là các biểu tượng được chúng ta liên kết với ngữ nghĩa và âm thanh. Khi thiết kế logo, bạn nên làm việc với hình dáng của từng chữ một cách riêng biệt và tìm cách đưa các ý nghĩa vào các chi tiết bạn thấy ưng ý nhất. Làm theo cách này, logo của bạn sẽ trở nên dễ nhớ hơn rất nhiều.

Hãy xem qua một vài ví dụ về logo thiết kế tốt và xấu

Thiết kế tốt

thiet_ke_logo__3_432013

Bạn có thấy mũi tên hướng sang phải của logo Fedex?

Đây là một trong những ví dụ tốt nhất về việc áp dụng tâm lý học vào thiết kế logo. Việc đưa mũi tên vào khoảng giữa chữ E và X là hết sức sáng tạo! Lindon Leader đã biết chính xác mũi tên trong logo Fedex thể hiện điều gì. Trong một buổi phỏng vấn, ông nói: “Tôi nghĩ rằng nếu mình có thể phát triển ý tưởng về một mũi tên thì nó sẽ là biểu tượng cho tốc độ và độ chính xác, hai đặc tính của FedEx”.

Sẽ là không nên nếu những người thiết kế lúc nào cũng chăm chăm làm những logo mang tính thẩm mỹ cao và điều này là lý do đằng sau việc một số logo bị coi là “thảm họa” nhưng khi nhìn dưới góc độ tâm lý học, chúng lại chính là những mẫu xuất sắc nhất.

Thiết kế tệ

thiet_ke_logo__4_432013

Đây là một trường hợp rất thú vị. Pepsi đã trả 1 triệu đô cho chi nhánh phát triển thương hiệu Arnell Group để tạo ra logo này. Hình ảnh phía trên thể hiện suy nghĩ của họa sẽ Lawrence Yang khi lần đầu tiên ông nhìn thấy mẫu logo này.

Trường hợp này giải thích cho câu nói ở phần đầu bài: mọi thứ đều có thể sử dụng để tạo nên ý nghĩa nào đó, dù cho bạn có muốn thế hay không. Việc bạn trả 1 triệu đôla không có nghĩa là logo của bạn hoàn hảo. Việc áp dụng tâm lý học và các loại hình dáng logo cho quá trình thiết kế sẽ giúp bạn nhiều đấy!

Thiết kế xấu

Hãy tránh những thiết kế kiểu như thế này

thiet_ke_logo__5_432013

Theo nghiên cứu từ đại học bang Ohio, đàn ông nghĩ về sex trung bình 20 lần một ngày và phụ nữ là 10. Chỉ với riêng điều này, nếu thiết kế của bạn dẫn người xem đến suy nghĩ “nghịch nghịch” một chút, người xem sẽ thấy được những điều bạn ẩn bên trong và sẽ nhớ lâu hơn.

Nếu bạn không chú ý đến điều này khi thiết kế, bạn đáng được hiểu sai về logo!

Một ví dụ khác

Một ví dụ về áp dụng tâm lý học vào logo nhằm tạo giá trị cho nó là thiết kế mới của logo Twitter. Phiên bản mới đơn giản hơn, được chỉnh màu và chỉnh góc độ. Bây giờ, chú chim Larry hướng lên, thể hiện sự phát triển và hướng đến một tương lai tươi sáng. Logo cũng mang hình dáng đặc thù hơn, làm người xem dễ nhớ hơn logo cũ.

thiet_ke_logo__6_432013

Nhưng việc này cũng không thoái khỏi việc khi người ta tương tác với logo, những ý nghĩa mới được tạo ra.

thiet_ke_logo__7_432013

Độc giả Gizmodo Ben Flores đã phát hiện ra ý nghĩa mới của logo Twitter.

Còn gì nữa không?

Nếu có một trường hợp cụ thể khi áp dụng tâm lý học vào thiết kế logo sẽ đem lại hiệu quả hơn bất kỳ điều gì thì đó là việc thiết kế logo cho đối tượng trẻ nhỏ. Có vẻ như khi chúng ta lớn hơn, chúng ta thường có một vỏ bọc bảo vệ khỏi các chiêu marketing của các công ty, nhưng điều này không đúng với các khách hàng nhỏ tuổi. Nhưng đây cũng là vấn đều gây tranh cãi. Vì chúng ta thiết kế các logo cho các công ty, sản phẩm hay dịch vụ hướng đến trẻ em, chúng ta lại phải giữ logo thật dễ hiểu và trung thực.

Kết luận

Có rất ít thứ liên quan đến quá trình thiết kế ngoài cảm xác và cảm giác mà sản phẩm thiết kế khơi gợi cho người xem, ở đây cụ thể là nhóm khác hàng chính của đơn vị thuê chúng ta thiết kế logo.

Việc kết hợp màu, loại chữ và các hình dáng có thể chỉ đơn thuần là một bài tập về mỹ thuật nhưng khi bạn dành thời gian để nghĩ về tâm lý học đằng sau mỗi thiết kế, các sản phẩm tốt sẽ xuất hiện với bạn.

Từ khóa » Slogan Tâm Lý Học