Tâm Lý Nhóm Và Tập Thể - .vn

Khái niệm tập thể

Tập thể là một nhóm độc lập về mặt pháp lý có tổ chức chặt chẽ, hoạt động theo một mục đích nhất định phục vụ cho lợi ích của xã hội vì sự tiến bộ của xã hội. Tập thể tồn tại trên một địa bàn và trong một khoảng thời gian nhất định do xã hội qui định.

Các giai đoạ n phát tri ể n c ủ a m ộ t t ậ p t h ể :

Giai đoạn thứ nhất: tập thể mới bắt đầu hình thành. Trong giai đoạn này các thành viên còn giữ nhiều cái riêng chưa có sự phối hợp đồng bộ, mọi người đang làm quen dần với nhau, mọi người trong tập thể chưa biết hết mặt nhau, cả lãnh đạo cũng chưa biết mặt cấp dưới. Trong tập thể đang có sự cạnh tranh để xác định thủ lĩnh của từng nhóm.

Giai đoạn thứ hai: Giai phân hoá về cấu trúc của tập thể. Trong giai đoạn này một số thành viên có ý thức hình thành đội ngũ cốt cán làm chỗ dựa cho nhà quản trị, một số khác thụ động nhưng có ý thức tương đối tốt, một số khác có ý thức tiêu cực. Nói chung trong tập thể chưa có sự thống nhất và tự giác trong hoạt động.

Giai đoạn thứ ba: tập thể đã hình thành trọn vẹn, hoàn chỉnh. Trong giai đoạn này tập thể đã có bầu không khí tâm lý-xã hội tương đối tốt, các thành viên trong tập thể phối hợp ăn ý với nhau, có ý thức kỷ luật và tinh thần tự giác cao.

D ấ u h i ệ u c ủ a m ộ t t ậ p t h ể phát tr i ể n t ố t:

Một tập thể được đánh giá là phát triển tốt khi:

Nhà quản trị xây dựng được cơ cấu chính thức chặt chẽ, phân công, phân nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng; lựa chọn cán bộ, sử dụng người xứng đáng và thích hợp, gắn liền việc phân công trách nhiệm với việc giáo dục, bồi dưỡng, khen thưởng kịp thời; xây dựng được lực lượng nòng cốt có chuyên môn và đáng tin cậy; Vừa tác động giáo dục tới từng cá nhân vừa tới tập thể, gây sự tự hào về tập thể của mình, về truyền thống của đơn vị.

Các thành viên trong tập thể cảm thấy có một dư luận tập thể lành mạnh; có xúc động tập thể- đó là sự hoà đồng về tình cảm và ý chí; có tư duy tập thể; trong tập thể có sự bắt chước học tập lẫn nhau về tác phong làm việc và hành vi tốt đẹp; Trong tập thể có sự khẳng định lẫn nhau và sự giúp nhau khắc phục khuyết điểm; Có sự quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của từng thành viên trong tập thể; Có sự thống nhất về mục đích chung giữa nhóm chính thức và nhóm không chính thức; Có sự đối xử có văn hoá trong giao tiếp.

Từ khóa » Sự Khác Biệt Giữa Nhóm Và Tập Thể