Tám Nhánh Yoga – Con đường Của Các Bậc Hành Giả
Có thể bạn quan tâm
Trung Tâm Yoga Tại Nhà
Tám nhánh Yoga được đề cập đến trong Yoga Sutra – một cuốn cổ thư về Yoga do nhà hiền triết Patanjali biên soạn, theo đó, mỗi nhánh là một khía cạnh nhằm đạt được một lối sống lành mạnh và hướng đến viên mãn. Điều bất ngờ là Yoga trong cách hiểu của đa số chúng ta (Asana – tư thế Yoga) chỉ là một trong tám nhánh của Yoga mà thôi. Tám nhánh Yoga bao gồm những gì?
- Yama (5 đạo lý đối xử với người):
- Ahimsa: không bạo lực
- Satya: Trung thực
- Asteya: Không trộm cắp
- Brahmacharya: Tiết dục
- Aparigraha: Không tham lam
- Niyama (5 đạo lý của bản thân):
- Saucha: Trong sạch
- Santosa: Mãn nguyện
- Tapas: Khổ hạnh
- Svadhyhaya: Hiểu về Cái Tôi
- Isvara Pranidhana: Hiến dâng cho Thượng Đế
- Asana (Thực hành các tư thế).
Theo quan điểm Yoga, cơ thể là một ngôi đền tâm linh, vì vậy con người có bổn phận và nghĩa vụ chăm sóc cho cơ thể – đây là một giai đoạn trong quá trình phát triển tâm linh của hành giả.
- Pranayama (Luyện thở):
Pranayama bao gồm các kỹ thuật luyện thở, qua đó hành giả thiết lập phương thức thở đúng nhằm đạt được sự quân bình về trạng thái thể chất và tinh thần. Các Yogi tin rằng kiểm soát được hơi thở cũng có thể giúp con người kéo dài tuổi thọ. Bốn nhánh này là những giai đoạn giúp hành giả rèn luyện các phẩm chất đạo đức cần thiết và thanh lọc cơ thể – thiết lập nền tảng căn bản cho nửa tiếp theo, nửa quan trọng nhất của chặng hành trình.
- Pratyahara (Làm chủ cảm xúc):
Tới giai đoạn này, hành giả không còn bị chi phối bởi cảm xúc, có nghĩa là những giả tượng trong đời sống không còn dẫn động được tâm trí phẳng lặng, trong sáng như gương của hành giả. Thay vào đó, hành giả có được cơ hội để quan sát được thế giới nội tâm trong sâu thẳm chính mình.
- Dharana (Năng lực tập trung):
Tới bước này, hành giả có khả năng tập trung tuyệt đối vào thực tại mình đang hiện diện, vào công việc mình đang làm dẫu nhỏ bé hay lớn lao, hoàn toàn không điều gì có thể làm xao lãng sự tập trung của hành giả.
- Dhyana (Thiền định):
Sau khi đạt được trạng thái Dharana (tập trung), hành giả có thể thâm nhập được trạng thái Dhyana (thiền định). Đây là trạng thái mà tâm trí trở nên yên tĩnh tới mức không còn một suy nghĩ nào.
- Samadhi (Trạng thái Phúc lạc):
Để đạt tới trạng thái này đòi hỏi hành giả đã đạt tới Dhyana. Phúc lạc là mục tiêu cuối cùng của các hành giả Yoga – chính là giai đoạn hành giả được khai sáng, tâm thức hoàn toàn hợp nhất với vũ trụ vô tế vô biên.
Trung Tâm Yoga Tại Nhà
————————————————————————————————————————————-
Chuyên cung cấp Bộ Quần Áo tập Yoga
Hotline: 0987 362 149 – 0934 337 667
Xem thêm hình ảnh tại đây!!!CLICK!!!
Áo Quần do TT YOGA TẠI NHÀ phân phối:
- Vải cao cấp đã xử lý wash, mềm mịn, không ra màu (giặt máy giặt bình thường).
- 100% cotton, không xù lông.
- Mặc thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt, co giãn 2, 4 chiều.
- Quần vải dầy, ôm nhẹ, phù hợp cho mọi tư thế Yoga.
- In hình ảnh, chữ theo yêu cầu của bạn (nếu có).
Quyền lợi của bạn khi mua Bộ Đồ Tập Yoga tại TT Yoga Tại Nhà:
- Bảo hành 1 tháng, đổi trả trong vòng 10 ngày.
- Giao hàng tận nơi, thanh toán khi nhận hàng.
- Tư vấn và thiết kế miễn phí nếu khách hàng muốn in thông điệp trên áo.
- Giảm giá khi mua số lượng lớn.
Bài viết liên quan:
Không có bài viết liên quan.
Từ khóa » Các Cấp Bậc Yoga
-
Yoga Cổ điển Có Bao Nhiêu Cấp?
-
Kiến Thức Các Loại Hình Yoga Cơ Bản Dành Cho Người Mới Bắt đầu ...
-
HIỂU RÕ 8 CẤP BẬC TRONG... - Viya Yoga & Tâm Lý Trị Liệu
-
CÁC CẤP ĐỘ TRONG LUYỆN TẬP YOGA... - YogaPro - Vũng Tàu
-
Kiến Thức Yoga: Giải Thích Các Loại Yoga Phổ Biến Nhất
-
Chương Mười Bốn Cấp Bậc Của Yoga - Kim Cang Thừa
-
Hiểu Rõ Về 8 Loại Yoga Để Lựa Chọn Hình Thức Tập Luyện Đúng ...
-
8 Nhánh (bước) Của Yoga - Beinks
-
Yoga Cổ điển Có Bao Nhiêu Cấp độ? Đó Là Những Cấp Nào? - LXFitness
-
Yoga Cổ Điển Có Bao Nhiêu Cấp? Công Dụng Của Từng Cấp Độ
-
Hiểu Biết Về 8 Bước Của Yoga
-
Cách Phân Biệt 7 Loại Hình Yoga Chính Cho Người Mới Bắt đầu
-
10 Giai đoạn Và 4 Cấp Bậc Của Thiền định - Đồ Tập Yoga Tốt