TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO
Có thể bạn quan tâm
Hàng tồn kho là gì?
Hàng tồn kho (Inventory) là thuật ngữ dùng để chỉ những tài sản dự trữ của doanh nghiệp được lưu lại trong kho nhằm mục đích phục vụ cho việc sản xuất hay buôn bán về sau. Tùy theo vai trò cụ thể mà Inventory- hàng tồn kho được chia thành 3 loại khác nhau như sau:
- Nguyên vật liệu: Là những vật đầu tư tồn kho nhằm mục đích phục vụ cho sản xuất sau này.
- Bán thành phẩm: Là những vật phẩm lưu kho đang trong quá trình sản xuất nhằm chuẩn bị bán ra thị trường.
- Sản phẩm: Là những mặt hàng đã được hoàn thiện, sẵn sàng phục vụ cho mục đích kinh doanh tuy nhiên vẫn đang được lưu kho chưa bán ra thị trường.
Lý do công ty cần có giải pháp quản lý hàng tồn kho
Có 5 lý do chính khiến doanh nghiệp có nhu cầu về hàng tồn kho.
- Thời gian: Có độ trễ về thời gian trong chuỗi cung ứng (gọi thời gian thực hiện – tiếng Anh: lead time), từ người cung ứng đến người sử dụng ở mọi khâu, đòi hỏi doanh nghiệp phải tích trữ một lượng hàng nhất định để đảm bảo nguồn nguyên vật liệu cho sản xuất hoặc đảm bảo có sản phẩm cung ứng cho người mua.
- Nhu cầu theo mùa: Nhu cầu thay đổi theo chu kỳ, nhưng năng lực sản xuất là cố định. Điều này có thể dẫn đến tích trữ hàng tồn kho, như ví dụ về hàng hóa tiêu thụ chỉ trong các ngày lễ có thể dẫn đến sự tích trữ hàng tồn kho lớn với dự đoán tiêu thụ trong tương lai.
- Tính bất định: Có những bất trắc nhất định trong nguồn cung, nguồn cầu, trong giao nhận hàng khiến doanh nghiệp muốn trữ một lượng hàng nhất định để dự phòng. Trong trường hợp này, hàng tồn kho giống như một cái giảm sốc.
- Tính kinh tế nhờ quy mô: Để khai thác tính kinh tế nhờ quy mô. Nếu không có hàng tồn kho, doanh nghiệp sẽ cần tăng cường hoạt động logistics để nhận hay giao hàng. Điều này khiến cho chi phí logistics tăng lên. Vì thế, doanh nghiệp có thể muốn trữ hàng đợi đến một lượng nhất định thì mới giao hàng nhằm giảm chi phí logistics.
- Tăng giá trị: Trong một số trường hợp, một số hàng tồn kho đạt được giá trị yêu cầu khi nó được giữ trong một khoảng thời gian để cho phép nó đạt được tiêu chuẩn mong muốn để tiêu thụ hoặc sản xuất. Ví dụ bia trong ngành công nghiệp sản xuất bia.
Những lợi ích của quản lý hàng tồn kho
Cân bằng lượng hàng tồn kho
Quản lý tốt số lượng hàng tồn kho sẽ giúp bạn biết chính xác lượng hàng mà bạn cần, tránh việc để lượng hàng quá ít hoặc quá nhiều so với yêu cầu thực tế.
Quay vòng tồn kho
Nắm được lượng hàng tồn kho, bạn có thể cân đối, giữ tỉ lệ quay vòng hàng tồn kho cao, tránh tình trạng hàng hỏng / quá hạn sử dụng hoặc đọng vốn quá lâu.
Giữ chân khách hàng
Bạn muốn khách hàng sẽ tiếp tục quay lại cửa hàng của bạn? Hãy giữ chân khách hàng bằng cách luôn đáp ứng các sản phẩm mà khách hàng cần. Quản lý chính xác lượng hàng tồn kho sẽ giúp bạn tránh khỏi nguy cơ “cháy hàng’, khi khách hàng không thể tìm thấy sản phẩm họ muốn khi đến với bạn.
Lập kế hoạch chính xác
Quản lý tốt lịch sử tồn kho giúp bạn dễ dàng dự đoán được nhu cầu của khách hàng, giữ lượng hàng tồn kho vừa đủ và phù hợp với từng giai đoạn.
Đặt hàng
Khi có thể quản lý chính xác lượng hàng tồn kho hiện tại, bạn có thể đưa ra quyết định đặt hàng một cách nhanh chóng và chính xác. Sử dụng các phần mềm quản lý hàng tồn kho chuyên nghiệp với chức năng quản lý tồn kho đơn giản giúp bạn nhanh chóng hoàn thành quy trình đặt hàng. Chỉ cần quét mã vạch sản phẩm, và thêm thông tin về số lượng hàng muốn nhập là có thể tiến hành tạo đơn đặt hàng và hóa đơn 1 cách nhanh chóng.
Theo dõi tồn kho
Nếu doanh nghiệp, cửa hàng của bạn có nhiều chi nhánh, việc quản lý tồn kho càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết bởi bạn cần cân đối hàng hóa giữa các chi nhánh, sắp xếp số lượng hàng hóa phù hợp với từng địa điểm, tại từng thời điểm khác nhau, căn cứ trên nhu cầu thực tế của khách hàng.
Tiết kiệm thời gian
Quản lý tồn kho của doanh nghiệp trên hệ thống là một công cụ tuyệt vời giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bằng việc thường xuyên theo dõi số lượng hàng hóa và đặt hàng trên hệ thống, bạn không cần phải tự tổng hợp thông tin của từng hàng hóa, tiết kiệm cho bạn nhiêu thời gian quý giá và tránh các sai sót trong kiểm kê, tính toán.
Tiết kiệm chi phí
Căn cứ trên các số liệu tồn kho, bạn có thể biết chính xác những mặt hàng nào bán chậm, gây nguy cơ quá hạn tồn đọng vốn. Bằng việc điều chỉnh hợp lý số lượng hàng hóa này đưa hàng hóa này ra khỏi danh sách của bạn, bạn sẽ có thể tiết kiệm chi phí và đầu tư vào các mặt hàng đem lại lợi ích cao hơn.
Dự đoán nhu cầu thị trường trong tương lai gần
Các doanh nghiệp dựa trên các thông tin về hàng tồn kho để đưa ra các chiến lược kinh doanh trong tương lai, đồng thời dùng nó để đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Các phương pháp quản lí hàng tồn kho
Giai đoạn 2021 và những biến động do Covid 19 gây ra đã thay đồi phần nào các quy trình các phương pháp quản lí hàng tồn kho. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của các chuyên gia, các phương pháp sau đây vẫn rất hữu ích.
Kiểm tra hàng tồn kho thực tế
Hàng năm nhà bán lẻ nên thực hiện việc kiểm kê hàng hóa thực tế từ 1 đến 2 lần nhằm so sánh, đối chiếu số lượng hàng hóa thực tế và hàng trong kho. Quá trình này tốn khá nhiều thời gian, công sức, tuy nhiên lợi ích mà nó mang đến lại vô cùng tốt. Tránh được tình trạng thất thoát hoặc sai lệch hàng hóa thực tế và hàng tồn trong kho.
Kiểm tra điểm
Kiểm tra điểm hay còn gọi là kiểm tra tại chỗ, với hình thức này nhà bán lẻ sẽ chọn 1 vài mặt hàng trong kho, sau đó đếm xem số lượng có khớp với ghi chép hay không. Trong trường hợp số liệu có sự chênh lệch dù chỉ là biên độ nhỏ, nhà quản lý cần sửa cho đến khi chúng khớp. Còn nếu số liệu sai lệch quá nhiều cần kiểm tra lại và tìm ra nguyên nhân.
FIFO và LIFO
FIFO là phương pháp hàng nhập trước xuất bán trước được áp dụng cho tất cả các loại hàng hoá. LIFO là phương pháp hàng nhập sau, xuất bán trước, thường được áp dụng đối với hàng hóa không có hạn sử dụng, trong khi nhà bán lẻ không có kho, không đủ thời gian xoay lô trong kho.
Lên kế hoạch trước
Nhà bán lẻ cần lên kế hoạch cụ thể mặt hàng nào cần bán trước. Ví dụ các loại hàng hóa cận date hoặc date ngắn cần bán ra trước. Hoặc các mặt hàng thời trang hiện đang là xu hướng cần bán nhanh hơn những mẫu thông thường. Nhà bán lẻ cần lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm dựa trên thị hiếu của thị trường.
Phần mềm quản lý bán lẻ
Cuối cùng để giải tỏa áp lực công việc cũng như thách thức hàng tồn kho, các doanh nghiệp bán lẻ cần sử dụng phần mềm quản lý bán hàng. Thông qua công cụ này số lượng hàng hóa bán ra mỗi ngày, tuần, tháng,… sẽ được tổng hợp một cách nhanh chóng. Từ đó cung cấp thông tin về hàng hóa tồn trong kho mà không cần kiểm kê mất thời gian.
Quản lý hàng tồn kho là bài toán nan giải mà bất cứ nhà bán lẻ thành công nào cũng phải vượt qua. Các phần mềm và giải pháp quản lý mà chúng tôi vừa cung cấp sẽ giúp các doanh nghiệp SME hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ có thêm kinh nghiệm và kiến thức hữu ích.
Từ khóa » Hàng Tồn Kho Trong Doanh Nghiệp Thương Mại
-
Hàng Hóa Tồn Kho Bao Gồm Những Gì?
-
Kế Toán Hàng Tồn Kho Trong Doanh Nghiệp Thương Mại
-
QUẢN LÝ HÀNG TỒN KHO CHO CÁC DOANH NGHIỆP TMĐT
-
Hàng Tồn Kho Của Doanh Nghiệp Là Gì ? Nguyên Tắc Kế Toán Hàng ...
-
Đề Tài: Kế Toán Quản Lý Hàng Tồn Kho Tại Công Ty Thương Mại, HAY
-
[PDF] LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN HÀNG TỒN KHO TRONG CÁC ...
-
QUY ĐỊNH VỀ HÀNG TỒN KHO TRONG DOANH NGHIỆP VÀ KỸ ...
-
Tính Giá Hàng Tồn Kho Trong Doanh Nghiệp Thương Mại Và Sản Xuất
-
Hàng Tồn Kho Là Gì? Cơ Sở Lý Luận Chung Về Quản Trị Hàng Tồn Kho
-
Kế Toán Hàng Tồn Kho Trong Doanh Nghiệp Thương Mại - Tài Liệu Text
-
Hàng Tồn Kho Trong Doanh Nghiệp Thương Mại KHÔNG Bao Gồm:
-
Tất Cả Mọi Thứ Về Tồn Kho, Nhập Kho Và Vòng Quay Hàng Tồn Kho
-
Cách Quản Lý Hàng Tồn Kho Hiệu Quả Trong Doanh Nghiệp - Bravo
-
Kế Toán Hàng Tồn Kho Trong Doanh Nghiệp Thương Mại