Tần Số Là Gì? Công Thức Tính Tần Số - Thuận Nhật
Có thể bạn quan tâm
Tần số là gì? Công thức tính tần số dựa theo những yếu tố nào. Cùng theo dõi bài viết này để tìm hiểu về tần số là gì? nhé
1. Tần số là gì?
Tần số (tiếng Anh là Frequency) có nghĩa là số lần lặp lại của một hiện tượng trong một khoảng thời gian. Để tính tần số, đếm số lần xuất hiện của hiện tượng và chia cho khoảng thời gian đã chọn. Trong hệ đo lường quốc tế, đơn vị đo tần số Hz được đặt theo tên của nhà vật lý người Đức, Heinrich Rudolf Hertz. 1 Hz là tần số lặp lại của hiện tượng đúng bằng 1 lần trong mỗi giây
Chu kì dao động là thời gian để vật thực hiện hết một dao động toàn phần. Kí hiệu: T.
Mối quan hệ của chu kỳ và tần số:
Chu kì nghịch đảo với tần số dao động. Ta có thể tính chu chu kì từ tần số và ngược lại. T = 1/f, f =1/T.
2. Các thông tin cơ bản về tần số
Các khái niệm liên quan
- Hertz (Hz): là đơn vị đo tần số.
- Chu kỳ: là một làn sóng hoàn chỉnh của điện áp hoặc dòng điện xoay chiều
- Luân phiên: là một nửa chu kỳ
- Thời gian: là thời gian cần thiết để tạo ra một chu kỳ hoàn chỉnh của làn sóng
- Tần số âm thanh: từ 15 Hz đến 20kHz (phạm vi tần số âm thanh tai người nghe được)
- Tần số vô tuyến: từ 30 – 300 kHz
- Tần số thấp: 300 kHz – 3 MHz
- Tần số trung bình: 3-30 MHz
- Tần số cao: 30-300 MHz
Tần số liên hệ với chu kỳ
Tần số được tính qua liên hệ với chu kỳ là thời gian giữa hai lần xuất hiện liên tiếp của hiện tượng. Tần số f bằng nghịch đảo chu kỳ T theo công thức là f= 1/T.
Tần số trong chuyển động sóng
Là số lần thấy đỉnh sóng tại một điểm trong một thời gian nhất định. Bước sóng bằng chu kỳ nhân với vận tốc sóng, tần số f bằng vận tốc sóng v chia cho bước sóng = f = v / λ.
Tần số quét màn hình
Là các thông số kỹ thuật của các thiết bị điện tử có dạng màn hình như tần số quét tivi, smartphone, laptop,… ở màn hình LCD hoặc màn hình LED.
Tần số âm thanh nghe được
Là một dạng năng lượng cảm nhận thông qua sóng lan truyền trong không gian, dẫn đến thích giác con người, con người có thể nghe được trong khoảng từ 20 – 20.000 Hz.
3. Công thức tính tần số
Dựa vào bước sóng
Khi có được bước sóng và vận tốc dao động của tần số, bạn có thể áp dụng theo công thức nhau sau f = V / λ
Trong đó:
V: vận tốc sóng
f: tần số
λ: bước sóng.
Khi tính bằng bước sóng bạn nên chú ý đơn vị đã được cho và đổi thành đơn vị m để dễ dàng tính toán hơn.
Dựa vào tần số sóng điện từ trong chân không
Đối với môi trường chân không, vận tốc sóng sẽ không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác. Chúng khác với môi trường ngoài chân không. Công thức sẽ là
f = C/ λ
Trong đó:
λ: bước sóng.
C: vận tốc ánh sáng
f: tần số
Dựa trên thời gian hoặc chu kỳ
Đối với công thức này thì thời gian và tần số là hai đại lượng chính cần thiết để hoàn thành một dao động sóng và tỉ lệ nghịch với nhau.
Công thức sẽ là: f= 1/T
Trong đó
f: tần số
T: chu kỳ thời gian cần để hoàn thành một dao động.
Dựa trên tần số góc
Công thức tần số khi biết tần số góc của một sóng là: f = ω/(2π)
Trong đó, ω là tần số góc, f là tần số chuẩn, π là hằng số pi, có giá trị khoảng 3,14.
Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về tần số là gì? Để có thể áp dụng chúng vào trong đời sống thực tế nhé.
>>> Tham khảo: Technology là gì? bao gồm những gì?
Từ khóa » Công Thức Lamda
-
Bước Sóng – Wikipedia Tiếng Việt
-
Tất Tần Tật Công Thức Tính Tần Số Bạn Cần Phải Biết - Kiến Guru
-
Cách để Tính Bước Sóng - WikiHow
-
Bước Sóng Là Gì? Công Thức Tính Bước Sóng CHUẨN NHẤT
-
Công Thức Tính Bước Sóng Và Bài Tập Vận Dụng - Chăm Học Bài
-
Cơ Bản - Công Thức Giải Nhanh Vật Lý Chương Sóng ánh Sáng
-
Bước Sóng Là Gì? Công Thức Tính Bước Sóng CHUẨN NHẤT - Mobitool
-
Viết Công Thức Liên Hệ Giữa Bước Sóng điện Từ (lamda) Với Tần Số ...
-
Top 9 Công Thức Tính Lamda - Ôn Thi HSG
-
Công Thức Liên Hệ Giữa Tốc độ Sóng U, Bước Sóng Lamda , Chu Kì T Và ...
-
Tất Tần Tật Công Thức Tính Bước Sóng Điện Từ, Trắc Nghiệm Vật ...
-
Xác định Các đại Lượng Của Dao động điện Từ
-
Những Công Thức Sóng Dừng Hay Dùng - Songco