Tăng Cường Cảnh Giác, Không Chủ Quan, Lơ Là Trước Diễn Biến Mới ...
Có thể bạn quan tâm
Đây là năm thứ ba dịch Covid-19 hoành hành trên phạm vi toàn cầu, khiến nền kinh tế của thế giới bị ảnh hưởng nghiêm trọng; cướp đi mạng sống của trên 5 triệu người trên khắp thế giới. Còn nhớ vào cuối năm 2020 khi biến thể Delta lần đầu tiên được ghi nhận tại Ấn Độ và nhanh chóng trở thành biến thể thống trị ở nhiều quốc gia với mức độ lây lan khủng khiếp và có độc lực cao hơn chủng ban đầu. Thì đến nay, khi Nam Phi thông báo về sự xuất hiện của biến thể mới có chứa một số lượng lớn đột biến bất thường – biến thể Omicron (B.1.1.529) đã khiến làn sóng dịch Covid-19 mới bùng phát trở lại với số người nhiễm tiếp tục tăng cao; bất chấp nỗ lực kiểm soát và khống chế của các quốc gia.
Từ những trận dịch và đại dịch trước đây, các nhà dịch tễ học đã nghiên cứu để tạo ra những công thức phòng, chống dịch gần như bất di bất dịch là: Phát hiện – phong tỏa – truy vết – cách ly – điều trị – dập dịch. Thời gian đầu, chúng ta đã áp dụng và có một số thành công nhất định khi thực hiện hiện công tác phòng, chống dịch Covid-19 theo công thức này. Tuy nhiên, khi virus biến đổi liên tục, số người nhiễm không ngừng tăng; thời gian dài chống dịch khiến kinh tế thiệt hại, nguồn lực kiệt quệ, không thể sử dụng hiệu quả công thức như trước đây để chống dịch. Buộc chúng ta phải thay đổi chiến lược, do đó ngày 11/10, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm thời “Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19”. Qua đó, phấn đấu đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới.
“Bình thường mới” ở đây không phải là bình thường, nghĩa là tuyệt đối không lơ là, chủ quan nhưng cũng không hoảng hốt, lo sợ, mất bình tĩnh trước diễn biến của dịch bệnh. Quan điểm của Chính phủ là bảo đảm “mục tiêu kép” nhưng đặt sức khỏe, tính mạng người dân lên trên hết, trước hết; các giải pháp phòng, chống dịch phải dựa trên cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn và điều kiện của đất nước; đảm bảo người dân được bảo vệ tốt nhất trước dịch bệnh, được tiếp cận dịch vụ y tế sớm nhất, nhanh nhất, ngay từ cơ sở; nhưng không gây ách tắc cho lưu thông, sản xuất.
03 tiêu chí đánh giá cấp độ dịch gồm: Tỷ lệ ca mắc mới tại cộng đồng/số dân/thời gian; độ bao phủ vắc-xin (lưu ý nhóm tuổi có nguy cơ cao, tỷ lệ tiêm mũi thứ nhất, tỷ lệ tiêm đủ liều); khả năng thu dung, điều trị của các tuyến (lưu ý xác định rõ khả năng thu dung, điều trị hiện có và kế hoạch bổ sung).
Để thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, phải dựa vào 06 nguyên tắc cơ bản: Y tế là trụ cột, là trung tâm; Kinh tế là cơ sở, là nền tảng; Dữ liệu khoa học, công nghệ là then chốt; Ổn định chính trị – xã hội là trọng yếu và thường xuyên; Vắc-xin, thuốc chữa bệnh và ý thức người dân là điều kiện tiên quyết; An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn.
Theo đó, phải thực hiện 06 biện pháp đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 như sau: (1) Chuẩn bị năng lực ứng phó với dịch thông qua việc xây dựng kịch bản và phương án bảo đảm công tác y tế theo từng cấp độ dịch, triển khai khi có dịch; tăng cường đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực truy vết, xét nghiệm, cách ly y tế và điều trị; tăng cường khả năng thu dung, điều trị và chăm sóc F0. (2) Tổ chức xét nghiệm theo địa bàn nguy cơ, có dịch cấp 3, 4 và nhóm nguy cơ hoặc có yêu cầu điều tra dịch tễ, hoặc xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ. (3) Tổ chức cách ly y tế cho người đến từ địa bàn có dịch; người tiếp xúc gần (F1). (4) Tiêm vắc-xin phòng Covid-19 nhanh nhất có thể cho mọi người, ưu tiên theo nhóm đối tượng. (5) Nâng cao năng lực điều trị F0. (6) Phòng, chống dịch tại cơ sở sản xuất, kinh doanh, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng/quán ăn; cơ sở giáo dục đào tạo; người điều khiển phương tiện vận chuyển…
Hiện nay, biến thể Omicron đang được WHO nhận định là biến thể đáng lo ngại với khả năng lây lan hơn 500% so với Delta. Theo WHO, bằng chứng sơ bộ cho thấy nguy cơ tái nhiễm với biến thể Omicron tăng lên so với các biến thể đáng lo ngại khác.Tuy nhiên vẫn chưa có thông tin về mức độ bảo vệ mà vắc xin có thể cung cấp để chống lại biến chủng này. Do đó, chúng ta phải hết sức cảnh giác, chủ động trong phòng chống dịch bệnh để ngăn chặn sự lây lan, bảo vệ sức khỏe cho chính mình, người thân và cộng đồng. Thực hiện tích cực những khuyến cáo của Bộ Y tế trong đó có nguyên tắc 5K, bao gồm cả việc bắt buộc đeo khẩu trang. Đồng thời, tiêm đủ liều vắc xin, nhưng tuyệt đối không vì đã tiêm vắc xin mà có thái độ chủ quan, lơ là. Thực hiện cài đặt ứng dụng PC-COVID nhằm ứng dụng hiệu quả các giải pháp công nghệ khai báo y tế và kiểm soát đi lại giữa các địa phương. Ngoài ra, liên tục cập nhật thông tin về dịch bệnh và nâng cao ý thức chăm sóc, bảo vệ sức khỏe để chống dịch hiệu quả./.
Từ khóa » Chủ Quan Lơ Là Là Gì
-
Tuyệt đối Không được Chủ Quan, Lơ Là Trong Lúc Này - Tin Tổng Hợp
-
Chủ Quan, Lơ Là, Chuyện Gì Cũng Có Thể Xảy Ra - Tin Nổi Bật - Bộ Y Tế
-
Tuyệt đối Không được Chủ Quan, Lơ Là Trong ... - Báo điện Tử Chính Phủ
-
Cần Tránh Tâm Lý Chủ Quan, Lơ Là Trong Phòng, Chống Dịch COVID-19 ...
-
Tuyệt đối Không được Chủ Quan, Lơ Là Trong Lúc Này
-
Người Dân Còn Chủ Quan, Lơ Là Trong Công Tác Phòng, Chống Dịch ...
-
Không Chủ Quan, Lơ Là Trong Phòng, Chống Dịch Bệnh
-
[E-Magazine] - Không Chủ Quan, đầu Hàng, Chấp Nhận Hoàn Cảnh
-
Không Chủ Quan Lơ Là Với Dịch COVID 19 | .vn
-
Không Chủ Quan Trong Phòng, Chống Dịch Covid-19 - Báo Bắc Kạn
-
Tránh Tâm Lý 'trước Sau Gì Cũng Mắc Covid-19' - Báo Đồng Nai
-
Thích ứng An Toàn Nhưng Không Chủ Quan, Lơ Là Phòng, Chống Dịch ...
-
Nguy Cơ Lây Nhiễm Covid-19 Do Chủ Quan, Lơ Là Phòng Dịch
-
Thích ứng An Toàn Nhưng Không Chủ Quan, Lơ Là - Báo Hậu Giang