Tăng Cường Công Tác Tuyên Truyền Về An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm Và ...
Có thể bạn quan tâm
Công tác truyền thông An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) và đảm bảo dinh dưỡng được ngành Y tế tỉnh Bạc Liêu triển khai thực hiện theo kế hoạch năm 2020 của Ban chỉ đạo liên ngành Trung ương về ATVSTP, Viện Dinh dưỡng Trung ương; thực hiện liên tục từ đầu năm 2020 đến nay, các Đoàn kiểm tra liên ngành về ATVSTP từ tỉnh đến các huyện/thị xã/thành phố kiểm tra, giám sát, nhắc nhở các cơ sở sản xuất, vận chuyển, kho dự trữ, buôn bán… đảm bảo an toàn VSTP tuyệt đối, tránh các trường hợp ngộ độc thực phẩm. Cộng tác viên y tế khóm ấp vãng gia hàng tháng, truyền thông đến từng hộ gia đình về ATVSTP và đảm bảo dinh dưỡng nhất là trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Mỗi hộ gia đình, mỗi người dân đều có thay đổi nhận thức rõ rệt, phối hợp và thực hiện tốt theo khuyến cáo của ngành Y tế, mua bán, bảo quản, chọn lựa thực phẩm an toàn và đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ, cân đối, hợp lý trong các bữa ăn gia đình.
Đối tương ưu tiên truyền thông:
- Người nội trợ, người trực tiếp chọn mua, chế biến thực phẩm cho gia đình.
- Người tiêu dùng thực phẩm.
- Người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.
- Chính quyền các cấp, các nhà quản lý.
Nội dung tuyền thông:
1. Chính quyền các cấp, các nhà quản lý:
- Phổ biến kế hoạch triển khai công tác ATVSTP và đảm bảo dinh dưỡng.
- Tuyên truyền các văn bản pháp luật, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, các văn bản liên quan đến công tác quản lý ATVSTP và đảm bảo dinh dưỡng.
- Nêu cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, người đứng đầu các đơn vị, cơ quan trong việc quản lý ATTP tại địa phương, cơ sở.
- Đưa tin, tuyên truyền về các hoạt động thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và các biện pháp giám sát, khắc phục sau kiểm tra.
2. Đối với người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm:
- Tuyên truyền, phổ biến các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.
- Tuyên truyền chỉ sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng, đúng liều lượng, đúng đối tượng theo quy định trong sản xuất, chế biến thực phẩm.
- Tuyên truyền đảm bảo các điều kiện bảo quản, kinh doanh giò chả, bánh mứt và các thực phẩm tươi sống khác…
- Tuyên truyền nghị định số 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018; Nghị định số 115/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018; Nghị định số 155/2018/NĐ-CP ngày 12/11/2018 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính về ATVSTP.
- Tuyên truyền phổ biến các quy định về sản xuất, kinh doanh rượu theo Nghị định số 105/2017/NĐ-CP về kinh doanh rượu.
- Tuyên truyền phổ biến các mô hình sản xuất, kinh doanh các sản phẩm chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn, mang đậm nét truyền thống, đặc sản địa phương phát triển.
- Hàng tuần công khai các cơ sở, các nhân bị phạt vi phạm hành chính về ATTP nhằm cảnh cáo, răn đe, ngăn chặn các hành vi sản xuất, kinh doanh thực phẩm trái pháp luật.
3. Đối với người tiêu dùng thực phẩm:
- Hướng dẫn cách chọn mua thực phẩm an toàn.
- Hướng dẫn đọc nhãn mác sản phẩm thực phẩm.
- Cách chế biến thực phẩm an toàn.
- Tuyên truyền không mua thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh mất vệ sinh không đảm bảo an toàn; không mua sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc có dấu hiệu ôi, thiu, mốc hỏng.
- Không nên mua, tích trữ quá nhiều thực phẩm trong ngày để tránh sử dụng sản phẩm không tươi, mất dinh dưỡng, mất an toàn.
Các hoạt động tích cực của cơ quan chức năng, các đoàn kiểm tra liên ngành về ATVSTP trong thời gian qua:
1. Tổ chức triển khai công tác bảo đảm ATVSTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm và bệnh truyền qua thực phẩm, tập trung vào công tác quản lý, chỉ đạo, thanh tra liên ngành về ATVSTP.
2. Giám sát phát hiện sớm ngộ độc thực phẩm trong cộng đồng; điều tra, xử lý các vụ ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra; bảo đảm vật tư, hóa chất, phương tiện phòng chống ngộ độc thực phẩm.
3. Ưu tiên cung cấp nguồn nước sạch, hệ thống nước sạch và thu gom, xử lý rác thải, nước thải; bảo đảm an toàn cho các cơ sở kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống, sinh hoạt và sản xuất.
4. Tăng cường triển khai thông tin, tuyên truyền, giáo dục sức khỏe bảo đảm ATVSTP, phòng chống ngộ độc thực phẩm. Mọi người dân nâng cao nhận thức thực hiện tốt vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân, có kiến thức bảo đảm ATVSTP trong lựa chọn, bảo quản, chế biến và sử dụng thực phẩm. Đặc biệt quan tâm các biện pháp vệ sinh ngăn ngừa ô nhiễm thực phẩm; nâng cao ý thức bảo quản thực phẩm an toàn; chỉ ăn thực phẩm đã được nấu chín, uống nước đã sôi để nguội; tuyệt đối không ăn tiết canh, thức ăn sống, thức ăn tái; bảo đảm vệ sinh cá nhân.
5. Tiếp tục phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai quyết liệt, liên tục, rộng khắp và giải quyết các yếu tố còn tồn tại một cách hiệu quả, khách quan về việc chấp hành các quy định về ATVSTP đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm; tập trung vào các cơ sở sản xuất, kinh doanh rau, củ, quả, bánh, kẹo, rượu, cơ sở sản xuất thực phẩm ăn ngay, các cơ sở kinh doanh nước giải khát, nước đá, các cơ sở kinh doanh ăn uống, thức ăn đường phố phục vụ lễ hội… Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật và công khai các vi phạm trên các phương tiện thông tin để cảnh báo cho cộng đồng.
6. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế các huyện/thị xã/thành phố, các Trạm y tế, các cơ sở điều trị tư nhân và các đơn vị liên quan triển khai các hoạt động giám sát ca bệnh truyền qua thực phẩm, giám sát các mối nguy ô nhiễm thực phẩm để phát hiện sớm và dự phòng ngộ độc thực phẩm trong cộng đồng.
7. Chủ động chuẩn bị phương án, phương tiện, vật tư, thuốc, hóa chất và lực lượng trực sẵn sàng phát hiện, điều tra sớm vụ ngộ độc thực phẩm, xử lý vụ ngộ độc thực phẩm theo trình tự quy định (nếu có xảy ra) như: Truy xuất nguồn gốc thực phẩm ô nhiễm, cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo ATVSTP; triển khai kịp thời các biện pháp khắc phục, giảm thiểu ảnh hưởng cho cộng đồng và người dân khi có vụ ngộ độc thực phẩm.
8. Thực hiện báo cáo theo quy định khi có vụ ngộ độc thực phẩm hoặc ca bệnh truyền qua thực phẩm theo các quy định hiện hành.
Người tiêu dùng cần phải trang bị những kiến thức về ATVSTP để tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình và gia đình:
1. Mua thực phẩm ở các cửa hàng, siêu thị đáng tin cậy, đã được cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATVSTP. Nơi bày bán sạch sẽ, ngăn nắp, có đầy đủ tủ, giá, kệ trưng bày kín; cung cấp thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ.
2. Lựa chọn các loại rau, quả tươi, giữ nguyên trạng thái tự nhiên, không dập nát, không có mùi lạ; rau, quả ăn sống phải ngâm, rửa bằng nước sạch, gọt bỏ vỏ.
3. Lựa chọn thủy sản còn tươi, thịt đã qua kiểm dịch thú y, chọn cá đang sống hay vừa mới chết.
4. Lựa chọn kỹ thực phẩm đóng hộp, đóng gói sẵn có nhãn ghi đầy đủ nội dung, không dùng thực phẩm quá date. Không sử dụng thực phẩm khô đã bị mốc, đặc biệt là ngũ cốc, hạt có dầu có chứa độc tố vi nấm nguy hiểm gây ung thư.
5. Không nên dự trữ quá nhiều thực phẩm trong những ngày Tết nhằm tránh tình trạng để lâu sẽ bị hư hỏng biến chất, mất phẩm chất nếu bảo quản không đúng cách.
6. Bảo quản thức ăn sống, chín riêng biệt phòng tránh nhiễm khuẩn chéo. Bảo quản thực phẩm bằng dụng cụ chứa đựng kín để bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và động vật gây hại khác.
7. Nấu thức ăn với số lượng vừa đủ dùng để khỏi hâm đi, hâm lại nhiều lần sẽ giảm chất lượng và không bảo đảm hoàn toàn yêu cầu ATVSTP; nên ăn ngay thức ăn khi vừa được nấu chín, hâm lại thực phẩm nếu qua 4 giờ.
8. Sử dụng nước sạch (nước máy qua hệ thống lọc hoặc nước đun sôi), dụng cụ sạch để chế biến, nấu nướng, lưu trữ, bảo quản thức ăn.
9. Vệ sinh cá nhân (cắt ngắn móng tay, rửa tay sạch tay bằng xà bông và nước sạch trước khi ăn, chế biến, sau khi đi vệ sinh...).
10. Dụng cụ chế biến: Thớt cũng là một trong những nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm; dao, thớt đã thái đồ sống tuyệt đối không dùng thái thực phẩm chín cho dù đã được rửa sạch. Khăn lau bát đĩa và các dụng cụ nấu nướng phải thay, đem luộc thường xuyên và phơi khô trước khi sử dụng; khăn lau sàn nhà bếp cũng cần giặt sạch sẽ.
11. Môi trường sống và vật dụng chung quanh: Cẩn trọng đối với vật nuôi như chó, mèo, chim… thường là những tác nhân gây bệnh nguy hiểm có thể truyền vào thực phẩm.
12. Đề phòng ngộ độc rượu bia:
- Không uống cồn công nghiệp và rượu có hàm lượng Methanol > 0,1% vì có thể gây mù mắt và tử vong.
- Không uống rượu nồng độ từ 30 độ trở lên vượt quá 30ml/người/ngày.
- Không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, phủ tạng động vật không rõ độc tính hay rượu ngâm theo kinh nghiệm cá nhân.
- Không uống rượu khi: Không biết đó là rượu gì, rượu không có nguồn gốc, rượu không công bố tiêu chuẩn chất lượng, khi đang đói, mệt hoặc đang uống thuốc điều trị.
- Trẻ em dưới 16 tuổi không được uống rượu bia./.
Bác sĩ PHƯỚC NHƯỜNG
Từ khóa » Công Tác đảm Bảo An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm
-
Thực Hiện Tốt Công Tác đảm Bảo An Toàn Thực Phẩm Trong Tình Hình Mới
-
Tăng Cường Công Tác đảm Bảo An Toàn Vệ Sinh Thực ... - Báo Sóc Trăng
-
Các Biện Pháp đảm Bảo Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm
-
Công Tác đảm Bảo An Toàn Thực Phẩm Tháng Hành động Vì An Toàn ...
-
Tăng Cường Công Tác Bảo đảm An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm
-
Tăng Cường Công Tác đảm Bảo An Toàn Vệ Sinh Thực ... - Báo Sơn La
-
Triển Khai Công Tác đảm Bảo Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Năm 2021 ...
-
Tiên Yên Thắt Chặt Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm
-
Hiệu Quả Công Tác Quản Lý đảm Bảo An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm
-
Còn Một Số Hạn Chế Trong Công Tác đảm Bảo An Toàn Vệ Sinh Thực ...
-
Công Tác Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm Hiện Nay được Thực Hiện Như ...
-
Giải Pháp đảm Bảo Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm ở Phù Ninh
-
5 Nguyên Tắc đảm Bảo Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm | Vinmec
-
Tăng Cường Công Tác đảm Bảo An Toàn Thực Phẩm - SỰ KIỆN