Tăng Kali Máu Trong Bệnh Thận Và Thông Tin Cần Biết

Tăng kali máu trong bệnh thận là gì?

Tăng kali máu trong bệnh thận và thông tin cần biết

Tăng kali máu trong bệnh thận và thông tin cần biết

Đặt lịch

Tăng kali máu trong bệnh thận là tình trạng nguy hiểm cần được phát hiện và cấp cứu nhanh chóng. Bởi, tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, có khả năng đe dọa tính mạng của người bệnh. Do đó, chẩn đoán và xử lý sớm là việc làm cấp thiết mà người bệnh và bác sĩ cần phối hợp thực hiện.

Tăng kali máu trong bệnh thận là gì?

Kali là một dạng ion dương, loại ion này nằm chủ yếu trong tế bào. Kali đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì các hoạt động bình thường của tế bào. Theo nghiên cứu, ở người khỏe mạnh, lượng kali trong tế bào chiếm đến 98.99% tổng số kali tồn tại trong cơ thể.

Tăng kali máu trong bệnh thận là gì?
Tăng kali máu trong bệnh thận là gì?

Ở người bình thường, lượng kali lý tưởng bên ngoài tế bào đo được nồng độ từ 3.5 mmol/l cho đến 5 mmol/l, kali trong tế bào từ 120 mmol/l đến 140 mmol/l. Hiện tượng tăng kali máu xảy ra khi nồng độ kali trong máu vượt mức 5 mmol/l. Đây là tình trạng nguy hiểm, người bệnh có nguy cơ bị rối loạn nhịp tim dẫn đến tử vong.

Tình trạng này thường xảy ra ở người mắc bệnh thận, nhất là suy thận cấp và mãn tính. Lúc này, thận đã mất đi chức năng đào thải và kiểm soát kali máu khiến nồng độ kali máu thay đổi. Cần nhanh chóng cấp cứu, xử lý bởi hiện tượng tăng kali máu trong bệnh thận khá nguy hiểm. Trường hợp không điều trị kịp thời, bệnh nhân có thể bị rối loạn nhịp tim dẫn đến tử vong.

Những người mắc chứng suy thận hoặc bệnh thận mạn tính có nguy cơ cao gặp phải tình trạng bất ổn kali máu. Do sự rối loạn chức năng thận dẫn đến hiện tượng mất cân bằng nội môi kali. Theo thống kê gần đây, tình trạng tăng kali máu có tới 40% – 50% tỷ lệ bệnh nhân là người suy thận mạn.

Ngoài ra, tăng kali máu trong bệnh thận cũng có thể xảy ra ở người có can thiệp điều trị bằng biện pháp ghép thận, điều trị ức chế miễn dịch hoặc sử dụng các chất ức chế calcineurin. Tỷ lệ ghi nhận được khoảng 44% – 73%.

Xem thêm: Bệnh thận yếu có nguy hiểm không? có gây biến chứng gì không?

Nguyên nhân gây tăng kali máu trong bệnh thận

Bình thường, kali trong cơ thể được hấp thụ thông qua lượng thức ăn mà bạn nạp vào mỗi ngày. Kali sẽ được hấp thụ thụ động tại niêm mạc ruột, chủ yếu ở đại tràng. Theo nghiên cứu, một người bình thường có khẩu phần ăn đầy đủ sẽ nạp từ 50 mmol – 100 mmol kali trong một ngày.

Nguyên nhân gây tăng kali máu trong bệnh thận
Thận là nơi đảm nhận nhiệm vụ bài xuất kali trong cơ thể

Thận là nơi đảm nhận nhiệm vụ bài tiết kali, chiếm 90%, phần còn lại sẽ được đào thải qua phân. Trong thận, ống lượn xa và các ống góp sẽ làm nhiệm vụ bài xuất kali, nhờ vào hoạt hóa của aldosteron.

Hoạt tính của aldosteron tại ống góp có thể làm kích thích đến quá trình bài xuất ion H+ ở ống thận. Đồng thời, khi người bệnh sử dụng các thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn thụ thể angiotensin trong suy thận cấp có thể gây ức chế đến aldosteron.

Điều này vô tình làm ảnh hưởng đến quá trình bài xuất kali trong ống thận dẫn đến nguy cơ tăng kali máu. Cơ chế ảnh hưởng đến sự điều hòa bài tiết cụ thể như sau:

  • Hệ thống feedback kaki là aldosteron.
  • Nồng độ pH trong máu, đặc biệt là toan máu có thể gây giảm quá trình bài tiết kali và ngược lại.
  • Có sự tăng tốc của dòng chảy ở ống thận gây tăng bài tiết kali.

Các yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến quá trình di chuyển của kali giữa màng tế bào như:

  • Nhiễm toan, tăng chuyển hóa protein, mất nước nội bào, tăng áp lực thẩm thấu: Khiến cho kali di chuyển từ trong ra ngoài tế bào nhiều hơn khiến nồng độ kali máu tăng. Người ta đo được, nếu độ pH của người bệnh thận giảm 0.1 có thể khiến kali máu tăng lên đến 0,3 – 1,3 mEq/l.
  • Nhiễm kiềm, cường giao cảm, ảnh hưởng từ insulin: Gây kích hoạt kali di chuyển từ ngoài vào trong tế bào kiến nồng độ kali máu giảm.

Tình trạng tăng kali máu trong bệnh thận có thể xảy ra ở bệnh nhân chạy thận nhân tạo, đặc biệt vào những ngày không lọc máu. Đồng thời, hiện tượng toan chuyển hóa xảy ra ở người suy thận nặng cũng là nguyên nhân khiến nồng độ kali máu tăng cao.

Nguyên nhân gây tăng kali máu trong bệnh thận
Tình trạng tăng kali máu có thể xảy ra ở bệnh nhân đang điều trị bệnh thận bằng biện pháp chạy thận nhân tạo

Một số nguyên nhân khác có thể kể đến như tình trạng xuất huyết tiêu hóa, nhiễm khuẩn hoặc hoại tử ở người bệnh thận là nguy cơ tiềm tàng gây tăng kali máu. Cần tìm ra nguyên nhân gây nên tình trạng này để việc điều trị, kiểm soát được diễn ra thuận lợi, an toàn và hiệu quả hơn.

Triệu chứng tăng kali máu trong bệnh thận

Theo ghi nhận của nhiều bệnh nhân bị tăng kali máu trong bệnh thận sẽ có triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng như sau:

Triệu chứng lâm sàng

Người bệnh gần như khó nhận biết tăng kali máu thông qua các triệu chứng lâm sàng, bởi chúng thường xuất hiện khá muộn. Chỉ đến khi kali máu tăng cao, giai đoạn cấp tính sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng ảnh hưởng đến hệ thần kinh, tim và cơ vân. Cụ thể:

  • Rối loạn dây thần kinh: Thường gặp là tê, ngứa, dị cảm nhất là ở các khu vực như miệng, hai chân,…Đôi khi xuất hiện tình trạng thờ ơ, lú lẫn, tâm thần không ổn định.
  • Rối loạn cơ vân: Người bệnh mệt, yếu cơ, gân xương bị mất đi khả năng phản xạ bình thường, đôi khi mềm liệt, kèm theo đó là tình trạng khó thở, khí lưu thông qua phổi giảm do cơ hô hấp bị liệt.
  • Triệu chứng về tim: Rối loạn nhiệm tim, ngừng tim. Triệu chứng này rất nguy hiểm, có thể gây tử vong cho người bệnh.
  • Triệu chứng về tiết niệu: Rối loạn tiểu tiện, thiểu niệu hoặc vô niệu.
  • Triệu chứng tại cơ trơn: Người bệnh thường xuyên nôn, tiêu chảy, ruột không hoạt động bình thường, có khi liệt gây khó khăn cho việc đại tiểu tiện, tiêu hóa thức ăn.

Triệu chứng cận lâm sàng

Thông qua các biện pháp kiểm tra, bác sĩ sẽ xác định các ảnh hưởng của việc tăng kali máu trong bệnh thận cho bệnh nhân. Cụ thể như sau:

  • Xét nghiệm điện giải đồ: Kali máu lớn hơn 5 mmol/l, trường hợp tăng cao hơn 6.5 mmol/l có nguy cơ gây tử vong.
  • Điện tim: Khi kali máu vượt 5.5 mmol/l người bệnh sẽ bị thay đổi điện tim sớm. Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu chỉ ra chính xác mối liên hệ giữa tăng kali máu và sự thay đổi điện tim. Trường hợp tăng kali cấp kết hợp với hạ natri, calci và toan máu, sự thay đổi điện tim mạnh mẽ hơn khi kali máu tăng chậm.

    Triệu chứng tăng kali máu trong bệnh thận
    Triệu chứng tăng kali máu trong bệnh thận

Khi mắc bệnh về thận, bạn nên lưu ý vấn đề dung nạp lượng kali từ thức ăn và xử lí khi gặp tác dụng phụ của thuốc trong thời gian điều trị Bởi, tình trạng tăng kali máu trong bệnh thận khá phức tạp và nguy hiểm. Nếu chậm trễ xử lý có thể ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe và đe dọa tính mạng của người bệnh.

Chẩn đoán và điều trị tăng kali máu trong bệnh thận

Sau khi nhận định được vấn đề mà bệnh nhân đang gặp phải, các bác sĩ sẽ triển khai phác đồ xử lý phù hợp. Tình trạng tăng kali máu trong bệnh thận là một cấp cứu nội khoa. Nếu không nhanh chóng điều trị bệnh nhân có thể tử vong.

Trường hợp bệnh nhân sau khi xét nghiệm có nhận thấy sự gia tăng kali trong máu nhưng không có triệu chứng cả lâm sàng và điện tim. Đồng thời không tìm được nguyên nhân gây tăng kali cần thận trọng bởi cũng có nhiều trường hợp tăng giả. Nguyên nhân do:

  • Thiếu máu cục bộ tại khu vực được lấy máu xét nghiệm do người thực hiện garo quá chặt hoặc garo trong thời gian quá lâu.
  • Tan máu trong ống nghiệm do sử dụng kim nhỏ, để ống mẫu máu xét nghiệm lâu bên ngoài môi trường, hoặc trường hợp vận chuyển ống máu làm vỡ hồng cầu.
  • Tăng bạch cầu hoặc tiểu cầu khiến cho mẫu máu bị đông lại, kali lúc này bị giải phóng ra khỏi tế bào.

Nếu nghi ngờ tình trạng tăng kali máu cho kết quả giả, bác sĩ sẽ thực hiện lấy ống máu xét nghiệm kiểm tra lại để nhận định vấn đề trước khi tiến hành biện pháp điều trị cụ thể cho bệnh nhân. Xét nghiệm khí máu động mạch là một trong những biện pháp giúp xác định nồng độ kali máu, toan kiềm cho kết quả nhanh, giúp xử lý tình trạng tăng kali máu phù hợp.

Đối với bệnh nhân bị tăng kali máu quá cao, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh nằm bất động tại giường. Sau đó mắc monitor theo dõi điện tim, sPO2 của người bệnh, đặt đường truyền tĩnh mạch, đồng thời chuẩn bị thuốc hoặc các thiết bị cấp cứu bệnh nhân.

Chẩn đoán và điều trị tăng kali máu trong bệnh thận
Bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm kiểm tra nồng độ kali máu cho bệnh nhân

Vậy, việc điều trị tăng kali máu trong bệnh thận như thế nào? Dưới đây là những phương pháp điều trị tình trạng tăng kali máu nói chung, cũng như cấp cứu tăng kali máu trong bệnh thận nói riêng, bạn đọc có thể tham khảo:

Về nguyên tắc điều trị

Qua việc theo dõi nồng độ kali máu, bác sĩ sẽ dựa vào mức độ của từng bệnh nhân để đưa ra phương án điều trị phù hợp. Cụ thể, nguyên tắc điều trị cơ bản theo từng mức độ tăng kali máu như sau:

  • Kali máu từ 5 mmol/l đến 5.5 mmol/l: Điều chỉnh khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày, hạn chế thuốc và các chế phẩm chứa nhiều kali.
  • Kali máu từ 5.5 mmol/l đến 6 mmol/l: Điều chỉnh khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày, hạn chế thuốc, chế phẩm chứa nhiều kali. Đồng thời, áp dụng phương pháp thúc đẩy tăng thải kali qua nước tiểu và đường tiêu hóa.
  • Kali máu từ 6 mmol/l đến 6.5 mmol/l: Sử dụng thuốc giúp điều chỉnh lại kali máu, hạ xuống mức cho phép, chuẩn bị lọc máu cấp cứu trường hợp khẩn cấp.
  • Kali máu lớn hơn 6.5 mmol/l: Lọc máu cấp cứu càng nhanh càng tốt.

Điều trị cụ thể

Dựa trên nguyên tắc kể trên, bác sĩ sẽ thực hiện hướng dẫn người bệnh và người chăm sóc biện pháp chăm sóc cũng như dùng thuốc để cải thiện tình trạng tăng kali máu trong bệnh thận. Cụ thể như sau:

Chăm sóc bệnh nhân

  • Người bệnh không nên ăn những thực phẩm chứa nhiều kali như chuối, hồng xiêm, cam quýt, thực phẩm đóng hộp, hoa quả khô, ngâm,…
  • Không sử dụng những chế phẩm, thuốc, dịch truyền có chứa kali.
  • Điều trị ổ nhiễm khuẩn, đối với các ổ hoại tử, ổ mủ bác sĩ có thể cắt lọc nhằm phòng tránh rủi ro.
  • Nếu bệnh nhân có hiện tượng xuất huyết tiêu hóa cần nhanh chóng loại bỏ máu ra ngoài ống tiêu hóa.

Sử dụng thuốc hạ kali máu

  • Chế phẩm calci: Mặc dù không giúp hạ kali máu nhưng các chế phẩm calci có thể gây đối kháng tác dụng kali đến tim và thần kinh, giúp ổn định màng tế bào. Do đó, các chế phẩm này thường được sử dụng kết hợp với thuốc hạ kali.
  • Thuốc kích thích phân bố kali từ ngoài vào trong tế bào: Thường dùng các loại như insulin, thuốc kích thích beta, kiềm hóa máu.
  • Thuốc tăng đào thải kali qua phân và nước tiểu: Tác dụng hỗ trợ đào thải kali dư thừa ra khỏi cơ thể.

Thuốc được bác sĩ chỉ định và theo dõi điều trị nghiêm ngặt. Người bệnh nên tuân thủ theo hướng dẫn để sớm kiểm soát được tình trạng tăng kali máu trong bệnh thận, bảo vệ sức khỏe và tính mạng.

Chẩn đoán và điều trị tăng kali máu trong bệnh thận
Trường hợp tăng kali nặng không đáp ứng điều trị nội khoa có thể được chỉ định lọc máu cấp cứu

Điều trị cấp cứu bằng lọc máu

Biện pháp lọc máu thường áp dụng cấp cứu cho bệnh nhân đo được kali máu vượt mức 6.5 mmol/l kèm theo những biểu hiện biến đổi điện tâm đồ. Ngoài ra, trường hợp bệnh nhân không đáp ứng các biện pháp điều trị nội khoa sẽ được chỉ định lọc máu cấp cứu.

Tuy nhiên, không phải bệnh nhân nào cũng có thể điều trị theo biện pháp này. Bởi, việc chỉ định lọc máu còn phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh có đồng thời gặp các vấn đề như hội chứng ure máu cao, quá tải thể tích, vô niệu, hạ natri, toan máu nặng,…hay không.

Trong quá trình đợi lọc máu, người bệnh vẫn sẽ phải tiếp tục thực hiện các phương án hạ kali máu nhằm giảm thiểu rủi ro biến chứng. Đồng thời sau buổi lọc máu, lượng kali máu sẽ được kiểm tra lại một lần nữa xem liệu có tình trạng giảm quá mức cho phép hay tăng trở lại, nhằm xử lý kịp thời.

Khi người bệnh thận nhận thấy cơ thể có những biểu hiện lạ, nhất là xuất hiện triệu chứng tăng kali máu nên dừng ngay các nguồn có thể đưa kali vào cơ thể. Chẳng hạn như thuốc, thức ăn, dịch truyền có chứa loại ion này. Sau đó nhanh chóng đến cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị sớm để tránh các biến chứng đe dọa sức khỏe và tính mạng.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề tăng kali máu trong bệnh thận. Đây có thể nói là một tình trạng cấp cứu nội khoa nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị can thiệp sớm. Trong quá trình điều trị bệnh thận, người bệnh không nên dung nạp thực phẩm chứa nhiều kali. Đồng thời tuyệt đối tránh việc tự ý dùng thuốc, truyền dịch có chứa ion dương này khi không có sự cho phép của bác sĩ để bảo vệ an toàn sức khỏe.

Có thể bạn quan tâm

  • Suy thận nên ăn gì và kiêng gì để kết quả điều trị tốt hơn?
  • Bị suy thận sống được bao lâu? Nên làm gì?

Từ khóa » Chẩn đoán Và điều Trị Tăng Kali Máu