Tăng Lợi ích Ròng Xã Hội (NSB) - Đáp án Lớp Vi Mô 1 Khai Giảng 2 6

8) Điều nào sau đây đúng khi nói về một quốc gia xuất khẩu hàng hóa: a. Tăng thặng dư tiêu dùng của người tiêu dùng trong nước

b. Tăng thặng dư sản xuất của nhà sản xuất nội địa

c. Giảm phúc lợi quốc gia d. Tất cả đều đúng

9) Giả sử giá gạo trong nước khi không có TMQT cao hơn giá của nước ngoài thì QG đó nên: a. Trở thành một quốc gia xuất khẩu gạo

b. Trở thành một quốc gia nhập khẩu gạo

c. Không nên tham gia hoạt động thương mại nếu QG vẫn có thể tự cung tự cấp cho nhu cầu nội địa d. Không có ĐA đúng

10) Chính sách TMQT của một QG nhằm bảo vệ lợi ích cho: a. Quốc gia b. Doanh nghiệp nhà nước

c. Doanh ngiệp tư nhân d. Tất cả các thành phần kinh tế trong QG

11) Công cụ và biện pháp chủ yếu của chính sách Thương mại là:

a. Thuế b. Hạn ngạch c. Trợ cấp d. Cả 3 ĐA trên đều đúng

12) Để hạn chế hàng hoá nhập khẩu tràn vào thị trường nội địa, chính phủ có thể sử dụng:

a. Thuế nhập khẩu b. Hạn ngạch nhập khẩu c. Hàng rào kỹ thuật d. Cả ba đáp án trên đều đúng 13) Tác động của thuế quan nhập khẩu

a. Không tác động đến giá nội địa của hàng hóa nhập khẩu mà chỉ tác động đến khổi lượng hàng hóa nhập khẩu

Mentor: Lê Phương Mai|68 b. Khuyến khích xuất khẩu

c. Tạo nguồn thu cho chính phủ

d. Không có ĐA đúng

14) Đâu là phát biểu đúng về hạn ngạch nhập khẩu:

a. Làm tăng thặng dư tiêu dùng của người tiêu dùng trong nước

b. Làm giảm thặng dư sản xuất của nhà sản xuất nội địa

c. Làm tăng phúc lợi của quốc gia d. Không có ĐA đúng

15) Sự khác biệt của hạn ngạch nhập khẩu so với thuế quan nhập khẩu?

a. Hạn ngạch nhập khẩu không đem lại thu nhập cho chính phủ và không có tác dụng hỗ trợ cho các loại thuế khác

b. Hạn ngạch nhập khẩu có thể biến một doanh nghiệp trong nước thành một nhà độc quyền

c. Hạn ngạch nhập khẩu đưa tới sự hạn chế số lượng nhập khẩu, đồng thời gây ảnh hưởng đến giá nội địa hàng hoá

d. A và B đều đúng

16) Những hàng rào nào sau đây không được xem là hàng rào kỹ thuật?

a. Kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm b. Kiểm tra quy cách đóng gói, bao bì, nhãn hiệu c. Điều kiện lao động, nhân quyền d. Hạn chế xuất khẩu tự nguyện

17) Để hạn chế việc Xuất khẩu tài nguyên quá mức, chính phủ có thể sử dụng: a. Trợ cấp xuất khẩu b. Thuế nhập khẩu

c. Hạn ngạch nhập khẩu d. Hạn ngạch xuất khẩu

18) Khi nhà nước trợ cấp xuất khẩu cho một sản phẩm thì:

a. Tăng thặng dư tiêu dùng và thặng dư sản xuất b. Lượng hàng hóa xuất khẩu tăng và thặng dư sản xuất giảm

c. Tổng phúc lợi của QG tăng d. Không có ĐA đúng

19) Người được lợi nhiều nhất trong trường hợp nhà nước trợ cấp xuất khẩu là:

a. Người sản xuất trong nước b. Người tiêu dùng trong nước c. Chính phủ nước ngoài d. Chính phủ của nước trợ cấp 20) Hạn ngạch xuất khẩu làm giảm:

a. Thặng dư tiêu dùng b. Thặng dư sản xuất c. Phúc lợi xã hội d. b và c đúng

21. Thuế xuất khẩu và hạn ngạch xuất khẩu khác nhau như thế nào?

a. Thuế xuất khẩu làm tăng thặng dư tiêu dùng còn hạn ngạch xuất khẩu thì không b. Thuế xuất khẩu làm tăng giá hàng hoá nội địa còn hạn ngạch xuất khẩu thì không

Mentor: Lê Phương Mai|69 d. Không có đáp án đúng

22) Nước A ko có thương mại quốc tế. Ở nước A một kg cá bằng 2 kg thịt bò. Nước khác 1 kg cá bằng 1.5 kg thịt bò. Nêu nhận định

A. Mức giá A cao hơn so với thế giới. B. Nước A có lợi thế so sánh hơn

C. Nếu có thương mại, A sẽ nhập khẩu cá

D. Nước khác có lợi thế so sánh hơn

Bài 7. Những thất bại của thị trường1. Ngoại ứng 1. Ngoại ứng

- Ngoại ứng là hiện tượng khi hoạt động sản xuất hoặc tiêu dùng của một chủ thể kinh tế gây ra ảnh hưởng đến lợi ích của người khác, nhưng ảnh hưởng này không được biểu hiện bằng tiền trong các giao dịch thị trường

 Ngoại ứng tích cực mang lại lợi ích cho thành viên thứ 3 nhưng thành viên này không phải trả chi phí

 Ngoại ứng tiêu cực gây ra chi phí cho thành viên thứ 3 nhưng thành viên này không được thanh toán VD: Ngoại ứng tích cực: tiêm chủng phòng bệnh, xây dựng đường xá

Ngoại ứng tiêu cực: hút thuốc lá, nghe nhạc to.

 Biện pháp của chính phủ: Điều tiết sản lượng; quy định công nghệ, xử lý chất thải; đánh thuế, trợ cấp

2. Hàng hóa công cộng (trường hợp đặc biệt của ngoại ứng tích cực)

Là những hàng hóa và dịch vụ mà khi chúng được sản xuất ra thì mọi người đều có khả năng tiêu dùng. Hàng hóa công cộng có hai đặc tính là:

+ Tính không cạnh tranh: Hàng hóa công cộng có thể được tiêu dùng bởi một người mà không giảm khối lượng cho người khác tiêu dùng

+ Tính không loại trừ: Bất kỳ ai đều có thể dùng => “Vấn đề kẻ ăn không”

 Biện pháp: Chính phủ đứng ra cung cấp hàng hóa công cộng, chính phủ trợ cấp cho các cá nhân cung cấp hàng hóa công cộng

VD: An ninh quốc phòng, công viên, đường giao thông, đèn hải đăng

3. Độc quyền và sức mạnh thị trường

Cạnh tranh không hoàn hảo gây ra phần mất không cho xã hội

 Biện pháp: Khuyến khích cạnh tranh, chính phủ đặt ra thuế lợi tức, kiểm soát giá cả, điều tiết độc quyền, luật chống độc quyền

4. Phân phối thu nhập không công bằng

Thị trường không tạo ra sự phân phối thu nhập công bằng. Sự khác nhau trong thu nhập của các cá nhân là do họ khác nhau về của cải, giáo dục và đào tạo.

Mentor: Lê Phương Mai|70 1) Điều nào sau đây được các nhà kinh tế gọi là thất bại thị trường

a. Chất lượng hàng hóa thấp b. Sự gia tăng chi phí sinh hoạt

c. Thất nghiệp d. Cung cấp hàng hóa và dịch vụ công cộng

2) Một ví dụ về hoạt động tạo ra ngoại ứng tích cực

a. Giáo dục & đào tạo b. Nước thải do một nhà máy đổ vào dòng sông c. Lò gạch thải khói độc d. Ăn một quả táo

HD: Giáo dục tạo ra lợi ích cho người trực tiếp sử dụng DV giáo dục và cả lợi ích cho xã hội như các tệ nạn xã hội ít đi

3) Việc sản xuất quá nhiều hàng hóa có ngoại ứng tiêu cực là ví dụ về

a. Sự tự chủ của người sản xuất b. Sự tự chủ của người tiêu dùng c. Thất bại của chính phủ d. Thất bại của thị trường

4) Chính phủ có thể giải quyết ngoại ứng bằng cách: a. Tổ chức một cuộc cấm vận sản phẩm có giới hạn

b. Đánh thuế vào ngoại ứng tiêu cực và trợ cấp cho ngoại ứng tích cực

c. Thực hiện bồi thường tổn thất

5) Vì ngoại ứng tích cực là một thất bại của kinh tế thị trường cho nên:

a. Không khuyến khích nó b. Đánh thuế để làm giảm ảnh hưởng của nó

c. Cần khuyến khích loại ngoại ứng này d. Không có đáp án nào đúng

HD: Tuy ngoại ứng tích cực là một thất bại của kinh tế thị trường nhưng chúng ta cần phải khuyến khích loại ngoại ứng này vì nó tạo ra nhiều ảnh hưởng tích cực cho xã hội.

6) Hàng hóa cá nhân là những hàng hóa mà việc tiêu dùng chúng a. Không có tính cạnh tranh b. Không có tính loại trừ c. Bị điều tiết d. Có tính cạnh tranh

HD: Hàng hóa công cộng có hai đặc tính là: Tính không cạnh tranh & Tính không loại trừ. Ngược lại hàng hóa cá nhân có tính loại trừ và tính cạnh tranh

7) Khi sự tiêu dùng không có tính cạnh tranh và không có tính loại trừ thì sản phẩm là một: a. Hàng hóa do nhà nước cung cấp b. Hàng hóa tư nhân

c. Hàng hóa công cộng d. Hàng hóa hỗn hợp 8) Một ví dụ về hàng hóa công cộng thuần túy là:

a. Quốc phòng b. Chiếc ô tô Ford c. Bộ bàn ghế d. Máy tính cá nhân

HD: Hàng hoá công cộng thuần tuý là hàng hoá có đầy đủ 2 đặc tính là Tính không cạnh tranh & Tính không loại trừ. Hàng hoá công cộng không thuần tuý là hàng hoá có 1 trong 2 đặc tính trên.

Mentor: Lê Phương Mai|71 9) Thị trường có xu hướng tạo ra một lượng hàng hoá công cộng:

a. Ít hơn mức tối ưu với xã hội b. Bằng mức tối ưu với xã hội

c. Nhiều hơn mức tối ưu với xã hội d. Bằng mức làm tối đa tổng lợi ích xã hội 10) Các hãng tư nhân không thích hàng hóa công cộng vì:

a. Hãng tư nhân hoạt động không hiệu quả b. Đầu tư vào ngành công cộng đòi hỏi quá nhiều vốn

c. Vấn đề tiêu dùng tự do (Không phải trả tiền) d. Các hãng tư nhân nhìn chung định giá cao hơn nhà nước bởi vậy mất khách hàng

HD: Nhìn chung việc tư nhân cung cấp hàng hoá công cộng sẽ không thành công do việc không thể thu phí từ những người tiêu dùng sản phẩm (Vấn đề kẻ ăn không)

11) Hàng hóa nào sau đây không có tính loại trừ trong tiêu dùng: a. Xe buýt của Thành phố b. Cây cầu có thu phí c. Bảo tàng nghệ thuật d. Ngọn hải đăng

HD: Bất cứ tàu thuyền nào lưu thông trên biển đều có thể sử dụng ánh sáng của ngọn đèn hải đăng một cách miễn phí.

12) Chính phủ có thể khắc phục mất công bằng trong phân phối thu nhập thông qua:

a. Đánh thuế thu nhập b. Thay đổi luật thừa kế tài sản c. Tịch thu tài sản d. Tất cả đều đúng

Từ khóa » Cách Tính Lợi ích Ròng Xã Hội Là Gì